Biện pháp tu từ nhân hóa là gì năm 2024

Ngay từ khi học tiểu học, học sinh đã được làm quen với biện pháp tu từ nhân hóa ở mức độ đơn giản. Vậy biện pháp nhân hóa là gì? Hiểu một cách nôm na, nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, cây cối, vậy nuôi để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người. Phép nhân hóa được sử dụng rất rộng rãi trong các tác phẩm văn học và đạt được hiệu quả khá cao. Hình ảnh sự vật sẽ trở nên sinh động và gần gũi hơn rất nhiều. Tôi xin ví dụ cụ thể như sau:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Chim đỗ quyên là loài chim thường xuyên hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa quyên gọi hè, khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng thủ pháp nghệ thuật này. người đọc có thể cảm nhận như có thể nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.

2. Biện pháp nhân hóa gồm những hình thức nào?

Biện pháp tu từ nhân hóa có rất nhiều hình thức thể hiện. Dưới đây, tôi xin liệt kê một số những hình thức thường gặp để các bạn tham khảo.

2.1. Gọi sự vật bằng những từ chỉ người

Đây là một trong những hình thức khá phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong nhiều bài văn, các con vật thường được gọi bằng những đại từ chỉ người như:chú, chị ,ông,.. Cách gọi này khiến cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Các dạng bài xoay quanh biện pháp tu từ nhân hóa gọi tên sự vật bằng đại từ chỉ người thường xuất hiện rất nhiều trong các đề thi tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học.

2.2. Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật

Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao. Các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, khiến cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng trong lòng người đọc. Hình thức dùng hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật thường tạo cho câu nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi ảnh và khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn.

Ví dụ:

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Hành động “vươn mình”, “đu”,”hát ru” là những hình ảnh chỉ con người. Phép biện hóa nhân hóa được sử dụng tạo nên một hình ảnh tre sinh động có tình cảm, cảm xúc, đồng thời tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Không đơn giản, chỉ là việc tả cây tre, biện pháp nhân hóa còn giúp câu thơ mang thêm những hàm nghĩa sâu xa khác, thể hiện được tinh thần lạc quan, bất khuất, yêu cuộc sống của những người nông dân lao động.

2.3. Xưng hô với vật như với con người

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Người viết trò chuyện với “nhện” như một con người, thực chất là đang độc thoại với chính bản thân mình về nỗi nhớ quê hương. Hình ảnh như có sức gợi hơn, nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.

3. Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Để có thể sử dụng biện pháp này một cách thành công, các bạn cần nắm rõ định nghĩa và xác định rõ dụng ý nghệ thuật của mình. Có rất nhiều các biện pháp tu từ khác, rất dễ nhầm lẫn với biện pháp tu từ nhân hóa như ẩn dụ, hoán dụ. Muốn làm tốt bài tập về các biện pháp tu từ, các bạn cần phải phân biệt rõ những điểm khác biệt của các biện pháp tu từ này.

Biện pháp hoán dụ là biện pháp sử dụng các hiện tượng, sự vật có tính tương cận để mô tả cho nhau. Đây là một trong những biện pháp rất dễ nhầm lẫn với nhân hóa. Các bạn cần phải đặt vào trong ngữ cảnh của bài và phân tích kỹ để tránh trường hợp nhầm lẫn giữa hai hình thức này.

Cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa sẽ đem lại hiệu quả nghệ thuật rất tốt nếu như bạn các bạn có thể vận dụng nó một cách linh hoạt. Cảm xúc của bạn sẽ được diễn tả một cách trọn vẹn, đầy đủ, bài văn có sức gợi hơn rất nhiều.

Ví dụ:

“Hôm qua còn lấm tấm

Chen lẫn màu lá xanh

Sáng nay bừng lửa thẫm

Rừng rực cháy trên cành

Bà ơi sao mà nhanh

Phượng mở nghìn mắt lửa

Ở đầu phố nhà mình

Một trời hoa phượng đỏ

Hay đêm qua không ngủ

Chị gió quạt cho cây

Hay mặt trời ủ lửa

Cho phượng bừng hôm nay”

Với cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, hình ảnh hoa phượng, hình ảnh gió, mặt trời trở nên sinh động và có hồn riêng. Cảm tưởng như có thể thấy được sự chuyển động của thiên nhiên và cây cối và quá trình “ủ lửa” của mặt trời cho hoa phượng nở. Các hành động như “mở nghìn mắt lửa”, “quạt”. “ủ lửa” khiến cho vần thơ trở nên hấp dẫn hơn, có sức gợi hơn, và mang giá trị nghệ thuật cao hơn.

Hy vọng với bài viết “Nhân hóa là gì? Những điều cần biết về biện pháp tu từ nhân hóa”, Vieclam123.vn có thể đem tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Biện pháp tu từ nhân hóa có nghĩa là gì?

- Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Biện pháp tu từ nhân hóa là gì cho ví dụ?

Đây là hình thức nhân hoá trò chuyện, xưng hô với đồ vật, sự vật gần gũi, thân mật như đang nói chuyện với con người. Cách này khiến sự vật trở nên gần gũi hơn, không còn là vật vô tri, vô giác, mà có cảm xúc giống như con người. Ví dụ: Chị gió ơi!

Biện pháp tu từ là gì lớp 6?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ [về từ, câu, văn bản] trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Biện pháp nhân hóa là gì lớp 4?

- Nhân hoá là gọi tên, miêu tả các đối tượng [cây cối, đồ vật, loài vật …] bằng những từ ngữ, hình ảnh thường dùng để gọi hoặc tả người. Tác dụng của nhân hoá: Khiến sự vật trở nên sinh động, gần gũi với cuộc sống con người.

Chủ Đề