Chiến thắng nào làm phá sản chiến tranh cục bộ năm 2024

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Tổng tham mưu [BTTM] đã tham mưu, chỉ đạo quân và dân cả nước lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch, đặc biệt là chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc ta dần đi tới ngày toàn thắng...

QĐND - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Tổng tham mưu [BTTM] đã tham mưu, chỉ đạo quân và dân cả nước lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch, đặc biệt là chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc ta dần đi tới ngày toàn thắng...

Năm 1965, trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh và quân đồng minh vào tham chiến trên chiến trường miền Nam, đồng thời sử dụng không quân và hải quân đánh phá ra miền Bắc. Quân đội ta đứng trước đối tượng tác chiến mới là quân viễn chinh Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao. Nhiệm vụ quan trọng của BTTM đặt ra trong lúc này là phải theo dõi, đánh giá đúng âm mưu và hành động của địch; bám sát thực tiễn chiến trường, giúp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đề ra phương thức đấu tranh và giành thắng lợi ở miền Nam, đồng thời chỉ đạo đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Bộ Tổng tham mưu phổ biến mục đích, yêu cầu kế hoạch Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh cho cán bộ chủ chốt trong cơ quan. Ảnh tư liệu.

Trên cơ sở phân tích tình hình địch, ta, thấy ít khả năng Mỹ dùng quân bộ tiến công ra miền Bắc, BTTM đã đề đạt kế hoạch và quyết định mở Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị. Đây là một chủ trương sắc sảo, thể hiện sự mưu lược của cơ quan tham mưu chiến lược. Với việc mở mặt trận này, ta đã thực hiện được ý định kéo địch ra xa hậu phương, kéo địch vào chiến trường hiểm trở, hạn chế binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng và thu hút, giam chân chủ lực địch. BTTM đã thực hiện, chỉ huy các lực lượng dự bị của Bộ luân phiên vào tác chiến nhằm: Tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, ngụy; thu hút lực lượng Mỹ, làm giảm một phần đánh phá ở miền Nam; phá kế hoạch triển khai quân Mỹ xuống Đồng bằng sông Cửu Long; tạo điều kiện cho quân và dân miền Nam đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ.

Đối với miền Bắc, BTTM đã kịp thời đưa ra các nhận định chính xác về tính chất, mục đích, thủ đoạn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của địch; nghiên cứu giành và giữ quyền chủ động của ta cả ở trên không, trên biển. Xác định chiến tranh phá hoại miền Bắc là chiến lược bổ trợ cho "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở miền Nam, nó chỉ kết thúc thắng lợi khi ta đánh bại chiến lược chiến tranh trên chiến trường chính. Vì vậy, ta phải kiên quyết đánh bại chiến tranh phá hoại ở miền Bắc để bảo đảm chi viện ngày càng lớn cho miền Nam. Từ đó, BTTM đã sớm nghiên cứu, đề xuất tổ chức xây dựng phát triển nhanh các binh chủng hiện đại [tên lửa, không quân]. Kịp thời đề ra phương châm, phương thức tác chiến thích hợp. BTTM đã nghiên cứu đề đạt tổ chức Hội đồng [Ban] Phòng không nhân dân các cấp và chỉ đạo công tác phòng không nhân dân chặt chẽ với các biện pháp cụ thể, thiết thực, có hiệu quả.

Trên chiến trường miền Nam, do nghiên cứu đánh giá đúng đối tượng tác chiến, BTTM đã kịp thời đề ra các phương thức tác chiến, chỉ đạo các chiến trường thống nhất về đánh giá địch, chỉ đạo đánh những trận phủ đầu giành thắng lợi với tinh thần “dám đánh, biết đánh và quyết thắng”, để tìm ra cách đánh có hiệu quả nhất. Quân và dân ta đã giữ vững thế chủ động tiến công, huy động sức mạnh tổng hợp đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967; đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch như: Cuộc hành quân Át-tơn-bo-rơ [11-1966]; Xi-đa-phôn [1-1967], Gian-xơn Xi-ti [22-2 đến 15-4-1967]. Đồng thời, BTTM còn trực tiếp chuẩn bị kế hoạch cho cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” bảo đảm bí mật, bất ngờ, giành thắng lợi to lớn tại 4 thành phố lớn, 37 thị xã, hơn 100 thị trấn ở miền Nam. Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân năm 1968 đã đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang ngồi vào bàn đàm phán, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, đồng thời tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến.

Cũng trong giai đoạn này, đối với chiến trường Lào, BTTM đã chỉ đạo, chỉ huy quân tình nguyện, các đoàn chuyên gia phối hợp và giúp bạn giành, giữ quyền chủ động trên chiến trường, đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm vùng giải phóng, phát triển thế làm chủ tiến công vào vùng sau lưng địch trong hai năm 1965-1966, củng cố và mở rộng vùng giải phóng của cách mạng Lào.

Trong giai đoạn này, để giành thắng lợi trong cuộc chiến, BTTM đã tích cực nghiên cứu, tham mưu, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang hai miền Nam-Bắc, có bước phát triển nhảy vọt về số lượng và chất lượng. Ta đã có một quân đội mạnh ở miền Bắc với đủ các quân-binh chủng hiện đại và tương đối hiện đại; một lực lượng vũ trang mạnh ở miền Nam với đủ các thành phần ba thứ quân được tăng cường một số binh chủng. Với trang bị cả hiện đại và thô sơ, cải tiến, sáng tạo trong sử dụng phù hợp với chiến trường nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang trong thế trận chiến tranh nhân dân ở cả hai miền Nam-Bắc, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ...

Chủ Đề