Bệnh care và parvo ở chó là gì năm 2024

Bệnh Care ở chó còn được gọi là bệnh sài sốt chó là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi Canine distemper virus [CDV]. Bệnh xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là khi trời mưa nhiều ngày, độ ẩm cao.

Mọi giống chó và mọi độ tuổi đều có khả năng mắc phải, tuy nhiên chó con từ 3 – 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn cả và chó con giai đoạn 3 – 4 tháng có tỷ lệ tử vong do bệnh cao nhất. Cũng giống như Parvo, vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Care nguy hiểm hơn Parvo vì sẽ để lại nhiều biến chứng trong đó có biến chứng thần kinh.

\>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa

1. Cách thức lây lan

Virus gây bệnh có mặt ở nhiều nơi trong không khí, môi trường sống, đồ vật hay thức ăn và không bị tiêu diệt bởi các chất tẩy rửa, vệ sinh thông thường. Cách thức xâm nhập qua 3 con đường: hô hấp, tiêu hóa và qua da. Chỉ cần chó tiếp xúc với không khí, các đối tượng, hay ăn thức ăn có chứa virus thì sẽ bị nhiễm bệnh.

Xem thêm: Parvo – Án Tử Ở Chó Và Những Điều Chủ Nuôi Cần Biết

2. Dấu hiệu và triệu chứng của Care

Thời kỳ ủ bệnh của care thường từ 3 – 7 ngày [dài nhất là 17 – 21 ngày]. Đa phần các triệu chứng sẽ xảy ra theo từng giai đoạn. Nếu chó bị mắc bệnh Care giai đoạn cuối sẽ có những biểu hiện nặng hơn so với giai đoạn tiền phát bệnh.

\>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

Care khiến chó kiệt sức rất nhanh

Giai đoạn đầu: Sốt cao 40 – 41.5 độ C. Sau 1 – 2 ngày nhiệt độ giảm đi, sốt nhẹ kéo dài. Đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, lờ đờ. Phân có màu vàng. Nếu điều trị sớm thì phải mất từ 2 đến 4 ngày các triệu chứng của bệnh mới giảm hoặc mất.

Giai đoạn 2: Phát triển đợt sốt thứ 2, xuất hiện thêm các triệu chứng liên quan đến hô hấp, tiêu hóa. Khả năng chữa khỏi bệnh trong giai đoạn này là 40% và tùy cách chăm sóc mà chó có thể phục hồi sau bệnh.

Nước mũi đặc xanh là dấu hiệu của viêm đường hô hấp

– Tổn thương hệ hô hấp: ho, khó thở, chảy nước mũi đặc xanh, hắt hơi, viêm kết mạc khiến mắt bị sưng. Viêm phổi, viêm màng phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc… là những hệ lụy của bệnh

– Tổn thương hệ tiêu hóa: nôn 2-3 lần/ ngày, dịch vàng. Lúc đầu phân lỏng có màu vàng xám, sau đó chuyển sang màu cafe và có lẫn máu tươi, mùi tanh rất khó chịu. Lúc này chó sẽ bị kiệt sức, mệt mỏi, da nhăn nheo, mắt trũng do mất nước, mất điện giải.

Giai đoạn cuối: Sau khi mắc bệnh từ 10 – 15 ngày, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng thần kinh và ngoài da.

– Triệu chứng ngoài da: nốt chấm đỏ, sau đó to dần bằng hạt gạo và có mủ. Khoảng 80% chó bị chai sần ở da bàn chân và tăng sinh biểu mô ở mũi

– Triệu chứng thần kinh: Các cơn co giật xảy ra thường xuyên, chó đi loạng choạng, run rẩy. Nếu khỏi bệnh cũng sẽ để lại các di chứng như ốm yếu, đi xiêu vẹo, điếc,…

– Nhiều chú chó xảy ra hiện tượng động kinh, không tự chủ được cắn bất cứ vật gì trong ở xung quanh, sùi bọt mép, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, chạy lung tung, vô thức, đâm vào tường.

3. Phương pháp điều trị Care

– Khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, điều đầu tiên cần làm là cách ly chú chó nhiễm bệnh trong trường hợp bạn đang nuôi chung với chó khác.

– Cần cấp tốc bù nước cho chó vì lúc này chúng bị mất nước nghiêm trọng. Tốt nhất nên sử dụng bơm xi lanh bơm thật chậm nước pha với Oresol hoặc đường Glucose.

Một số phòng khám không nhận chữa care vì đặc tính nguy hiểm của bệnh

– Liên hệ trước với bác sĩ thú y để xem họ có nhận điều trị không. Đưa chó đến phòng khám càng nhanh càng tốt để được chữa trị kịp thời vì bệnh diễn biến rất nhanh và nguy hiểm. Trong trường hợp nơi bạn sống không có phòng khám thú y nào gần thì cần liên lạc với bác sĩ thú y để được tư vấn và xử lý tại nhà đúng cách, trước khi bạn có thể đưa bé đi chữa bệnh.

4. Cách phòng ngừa

Để bảo vệ thú cưng tốt nhất, bạn cần tuân thủ tuyệt đối lịch tiêm phòng. Chó con dưới 1 tuổi phải được tiêm đủ 3 mũi vacxin. Định kỳ tiêm nhắc lại hàng năm. Ngoài ra, có thể đến một số biện pháp như:

Cần đảm bảo chó đã tiêm đủ 3 mũi khi tiếp xúc với chú chó khác

– Không cho tiếp xúc với những chú chó lạ khác khi chưa tiêm đủ 3 mũi

– Chế độ ăn uống an toàn, bổ sung các chất bổ giúp tăng sức đề kháng vào các mùa giao mùa, có nguy cơ bùng dịch.

– Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh hoạt, nghỉ ngơi, đồ dùng hàng ngày và đồ chơi của cún

\>> Xem thêm: Bí Quyết Giúp Nhà Cửa Sạch Sẽ Khi Nuôi Thú Cưng

– Tốt nhất nên cách ly 1 tuần trước khi cho chú cún mới hòa nhập với thú cưng cùng nhà

Lưu ý: Chó khỏi bệnh từ 3-6 tháng cũng cần cách ly với chó khỏe mạnh.

Tổng kết: Care cũng như Parvovirus đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao trên 80%. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các triệu chứng để kịp thời xử lý và ứng phó. Đừng quên tuân thủ lịch tiêm chủng đã được khuyến cáo. Đồng thời duy trì thói quen chăm sóc và nuôi dưỡng sạch sẽ, đảm bảo an toàn, bạn nhé!

Chó con bị Parvo bao lâu thì chết?

Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 4 - 7 ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời, nguy cơ tử vong ở chó là rất cao [80-90%]. Nếu điều trị tích cực đúng phác đồ thì bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 tuần hoặc có thể chết ngay sau vài ngày. Hiếm có trường hợp cún mắc bệnh kéo dài trên 1 tháng.

Chó chó ăn gì sau khi khỏi bệnh Parvo?

Sau khi điều trị Parvovirus hệ tiêu hóa của thú cưng chưa được ổn định, nên hãy kiêng mỡ, sữa, đồ tanh cho đến khi thú cưng hoàn toàn bình thường. Bác sĩ thú y có thể đưa cho bạn một chế độ ăn uống cụ thể được coi là nhạt nhẽo. Ví dụ như cháo thịt nạc hoặc thức ăn dễ tiêu.

Chó bị Parvo có triệu chứng gì?

1/ Bệnh Parvo virus là gì ? Là bệnh truyền nhiễm do virus có tên Parvo. canine gây ra bệnh được viết tắt CPV [ canine parvo virus] bệnh xuất hiện theo 2 thể : thể đường ruột đặc trưng với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, giảm cân, chán ăn và cuối cùng là đi phân ra máu hay toàn máu đỏ sậm.

Tại sao chó lại bị Parvo?

Nguyên nhân chính gây bệnh là do Virus Parvo [tên khoa học là Canine Parvovirus]. Nguyên nhân mắc bệnh Parvo trên chó chủ yếu là do quá trình tiếp xúc virus gây bệnh, có thể lây trực tiếp từ chó có bệnh sang chó khỏe hoặc lây gián tiếp thông qua đồ vật từng tiếp xúc với chó mang mầm bệnh.

Chủ Đề