Chuỗi giá trị toàn cầu là gì năm 2024

động cần thiết để đưa một sản phẩm từ nhận thức, ý tưởng, sản xuất tới tay người tiêu dùng và cuối cùng là tái sử dụng. Chuỗi giá trị này bao gồm các công việc như thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ khách hàng.

Các hoạt động có thể do một doanh nghiệp tự thực hiện hoặc được phân chia cho nhiều doanh nghiệp trong phạm vi một hoặc nhiều khu vực địa lý. Sáng kiến “chuỗi giá trị toàn cầu” đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiểu biết về chuỗi giá trị trong đó các hoạt động do nhiều doanh nghiệp tiến hành trên một khu vực địa lý rộng. Vì vậy người ta gọi chuỗi này là “chuỗi giá trị toàn cầu” [65].

Về cơ bản thì chuỗi giá trị toàn cầu là một tiến trình, trong đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu và lao động. Các nguồn đầu vào này được lắp ráp, marketing và phân phối. Một doanh nghiệp đơn lẻ có thể chỉ là một mắt xích trong dây chuyền này, hoặc cũng có thể được hợp nhất theo chiều dọc trên phạm vi rộng.

Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hiếm có doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt là chuỗi giá trị mở rộng. Doanh nghiệp dựa vào thế mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng giai đoạn. Vì vậy, chuỗi giá trị trở thành một công cụ phân tích hữu ích để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Nhìn vào hình vẽ trên có thể thấy rằng giá trị mà các doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất hay trong một chuỗi giá trị là khác nhau. Trong khi các doanh nghiệp chuyên tập trung vào

nghiên cứu và phát triển, thiết kế, phân phối và marketing có thể tạo được một mức giá trị lớn, thì các giá trị mà các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất tạo ra lại chỉ tạo ra phần giá trị khiêm tốn, và là phần giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây cũng là một điều lý giải tại sao các

doanh nghiệp ở những nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển lại thường có xu hướng đặt những nhà máy sản xuất và lắp ráp sản phẩm ở những nước đang phát triển để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ của những nơi này.

 Chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuỗi cung ứng là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dẫn đầu như Wal- Mart, Dell,... đều hiểu rằng chuỗi cung ứng là sự khác biệt mang tính sống còn. Họ liên tục tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị, mở rộng ranh giới thiệu quả hoạt động và luôn phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình để có thể đi trước một bước trong cạnh tranh. Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào cản bước đối thủ vào ngày mai.

Theo Michael Porter [1990], chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng.

Theo Lee & Billington [1992], chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô, bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thôn qua hệ thống phân phối.

Theo Ganeshan & Harrison [1995], chuỗi cung ứng là một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô đến khi sản phẩm được hoàn thành hay dịch vụ tới tay người tiêu

dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua các khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng.

Theo Chopra Sunil & Peter Meindl [2009], chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, nhà bán lẻ và khách hàng.

Như vậy, một cách tổng quát, Chuỗi cung ứng là hệ thống các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, bao gồm không chỉnhà cung cấp, nhà sản xuất mà còn nhà vận tải, nhà kho, nhà bán lẻvà khách hàng của nó. đó là một quá trình bắt đầu từnguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và được phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

“Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không?. Đó là một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu [vải, chỉ, phụ liệu...], các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.

Ví dụ trên cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?

Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhận hoạt đông trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Yếu tố này có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đội lên?

Yêu cầu này đang góp phần làm nhu cầu nhân lực hoạt động trong chuỗi cung ứng tăng lên, cũng như đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt hơn.

Chủ Đề