Bệnh áp tơ miệng là gì

Bệnh loét áp-tơ miệng thường tái đi tái lại, các vết loét gây đau, ăn uống khó khăn, tình trạng loét tái diễn lâu làm người bệnh sụt cân, lo lắng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

1. Nguyên nhân loét áp-tơ miệng tái phát

Loét áp-tơ miệng tái phát là bệnh lý gây đau miệng, đau họng với những ổ loét xuất hiện trong miệng, thường ở niêm mạc miệng, môi, lưỡi, đôi khi ở sâu trong họng và amidan. Hiện nay chưa xác định được rõ nguyên nhân chính xác của bệnh, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng có các yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng loét áp-tơ miệng tái phát.

NỘI DUNG

Trong đó phải kể đến các yếu tố như: Sử dụng các thực phẩm béo ngọt, cay nóng, tiếp xúc với một số thuốc/ hóa chất, mắc một số bệnh lý toàn thân, thiếu hụt vitamin và yếu tố di truyền, chấn thương cơ học, căng thẳng, mất cân bằng nội tiết tố, miễn dịch cơ thể…

Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc loét áp-tơ miệng ở người khỏe mạnh bình thường. Người ta thấy bệnh loét áp-tơ miệng có chiều hướng giảm theo tuổi già.

Những ghi nhận trên lâm sàng cho thấy, loét áp-tơ miệng thường gặp trên những bệnh nhân có bệnh Crohn, Coeliac, HIV, Behcet,… nhưng đặc điểm của những ổ loét ở những bệnh lý này không giống ổ loét của bệnh loét áp-tơ miệng tái phát điển hình.

Một số trường hợp loét áp-tơ miệng còn xuất hiện kèm theo những triệu chứng ở những cơ quan khác như loét da, loét cơ quan sinh dục và sưng đau khớp… có người bệnh loét miệng và loét các bộ phận khác trên cơ thể sau khi dùng thuốc gây phản ứng dị ứng thuốc. Vì vậy, khi thấy có những tình trạng bất thường ở miệng hoặc có các vết loét kèm theo trên cơ thể cần đi khám bác sĩ.

Bệnh áp tơ miệng là gì

Loét áp-tơ miệng tái phát là bệnh lý gây đau miệng, đau họng.

2. Các loại loét áp-tơ miệng tái phát

Thông thường khi mắc loét áp-tơ miệng tái phát biểu hiện bằng một hoặc vài vết loét hình tròn hoặc bầu dục kích thước nhỏ từ 1 – 10mm ở trong khoang miệng, gây đau rát khó chịu. Người ta chia loét áp-tơ miệng tái phát như sau:

- Loét áp-tơ miệng loại ổ nhỏ: Đây là loại loét áp-tơ miệng tái phát thường gặp nhất, chiếm 8/10 các trường hợp. Tổn thương có đặc điểm là vết loét nhỏ hình tròn hoặc ô-van, đường kính nhỏ hơn 10mm, màu vàng lợt, rìa ổ loét sưng nề, đỏ.

Thông thường chỉ xuất hiện một ổ loét hoặc có thể nhiều hơn 5 ổ loét xuất hiện cùng lúc, gây đau đớn. Các ổ loét nhỏ thường tồn tại trong vòng 7-10 ngày, sau đó thường tự lành và không để lại sẹo.

- Loét áp-tơ miệng loại lớn: Đây là loại loét áp-tơ miệng tái phát ít gặp hơn chiếm tỷ lệ ít khoảng 1/10 các trường hợp. Với biểu hiện tổn thương lớn hơn 10mm, có thể tới 2cm đường kính, thường chỉ có 1 hoặc 2 ổ loét xuất hiện cùng một thời điểm.

Các tổn thương này kéo dài 1-2 tuần cho tới vài tháng và khi lành để lại sẹo gây đau đớn nhiều và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống.

- Loét áp-tơ miệng dạng Herpes: Loại loét áp-tơ miệng tái phát này hiếm gặp hơn, chiếm tỷ lệ rất ít. Với tổn thương nhỏ xíu bằng đầu ghim, ổ loét thường có đường kính khoảng 1-2mm, có nhiều vết loét xuất hiện cùng một thời điểm.

Đặc trưng rõ nét nhất là các vết loét này kết hợp với nhau tạo nên một ổ loét lớn có hình dạng bất thường. Và vết loét này thường tồn tại khoảng 1 tuần đến vài tháng.

Bệnh loét áp-tơ miệng tái phát có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào nhưng tỷ lệ cao nhất là ở khoảng từ 10 - 40 tuổi. Đặc điểm bệnh là tái phát lại sau ít ngày đến vài tuần hoặc vài tháng, hoặc nhiều năm mới tái lại.

3. Những lưu ý khi mắc loét áp-tơ miệng tái phát

Do chưa biết nguyên nhân chính xác nên mục tiêu của điều trị loét áp-tơ miệng tái phát là giảm đau, điều trị nâng đỡ giúp ổ loét mau hồi phục. Hiện tại chưa phương pháp cụ thể nào để điều trị phòng ngừa chống tái phát bệnh lý này.

Trên thực tế, những loét áp-tơ miệng tái phát tổn thương nhỏ, ít đau, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống, đôi khi cũng không cần điều trị gì và thường tự khỏi trong vòng 1 tuần.

Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh tránh đồ ăn quá chua, cay, quá mặn hoặc quá nóng vì có thể gây kích thích trực tiếp ổ loét, gây đau nặng hơn. Nên sử dụng ống hút để ăn uống bởi điều này giúp tránh thức ăn, đồ uống đụng vào ổ loét ở phần miệng trước.

Cần có chế độ ăn uống đầy đủ rau xanh và chất dinh dưỡng, chú ý đến thực phẩm giầu các vitamin và khoáng chất để tránh thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin trong đó có B12 và axit folic.

Khi chải răng cần dùng bàn chải mềm, tránh trượt bàn chải gây chấn thương và hãy đi khám nếu cảm thấy không yên tâm về tình trạng loét áp-tơ miệng tái phát.

Loét áp tơ, hay còn gọi là nhiệt miệng, là một trong những bệnh lý thường gặp ở niêm mạc miệng. Trung bình khoảng 20% dân số mắc bệnh và tái phát nhiều lần. Thường gặp nhất là trường hợp người bệnh có một vết loét ở niêm mạc môi, má. Vết loét gây đau nhiều, đặc biệt khi chạm phải, tiếp xúc với thức ăn có vị chua, cay. Người bệnh thường gặp khó khăn trong ăn nhai, nói. Do đó làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp nặng hơn, bệnh kéo dài làm suy kiệt sức khỏe. Thậm chí, nhiệt miệng gây tâm lý lo sợ vì có thể nhầm lẫn với vết loét ác tính. Vậy nên, hãy cùng YouMed tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh các bạn nhé.

Nội dung bài viết

Loét áp tơ là gì?

Nhiệt miệng hay còn được gọi với nhiều tên như loét áp-tơ (aphthous ulcer), lở miệng. Đây là bệnh lý ở niêm mạc miệng, gây đau, tái phát nhiều lần. Bệnh có đặc trưng là vết loét hình tròn hay bầu dục, đáy màu trắng xám.

Bệnh áp tơ miệng là gì
Hình ảnh nhiệt miệng tại niêm mạc môi

Bệnh được chia thành 3 thể:

  • Áp-tơ đơn giản.
  • Áp-tơ khổng lồ.
  • Áp-tơ dạng Herpes.

Số lượng vết loét, thời gian lành vết thương, độ nặng phụ thuộc vào tùy thể bệnh.

Mặc dù bệnh khá phổ biến, hiện nay nguyên nhân gây nhiệt miệng chưa được xác định rõ ràng. Tuy vậy, khoa học đã biết được bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Một số yếu tố kích thích, tác động đến cơ chế miễn dịch, có thể gây khởi phát bệnh bao gồm:

1. Chấn thương tại chỗ

Chấn thương nhỏ do cắn môi, má, chải răng, do hàm giả cũng là yếu tố nguy cơ gây loét áp-tơ.

2. Stress

Nhiều nghiên cứu cho thấy loét áp-tơ thường gặp ở người bị stress, căng thẳng kéo dài.

3. Dinh dưỡng

Cơ thể thiếu một số vitamin (B1, B2, B6, B12, C), canxi, kẽm, sắt, axit folic cũng có thể gây nhiệt miệng.

4. Dị ứng thức ăn

Một số thức ăn, nước uống, hóa chất có khả năng gây kích thích, khởi phát bệnh.

5. Nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố có mối liên quan đến nhiệt miệng.

6. Nhiễm khuẩn

Một số tạp khuẩn hệ đường ruột trong miệng được coi là yếu tố nguy cơ.

7. Bệnh lý

Hội chứng Behcet, bệnh Celiac, Reiter’s… có triệu chứng là tình trạng nhiệt miệng.

8. Yếu tố khác

Thuốc, di truyền, tuổi, giới tính… là những yếu tố nguy cơ gây nhiệt miệng.

Phân loại triệu chứng loét áp tơ

Tùy theo thể bệnh mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Biểu hiện bệnh rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Dù thể bệnh nào thì nhiệt miệng cũng thường xuyên tái phát. Đau nhiều, đặc biệt khi sờ chạm hay ăn thức ăn cay, nóng, mặn, chua, ngọt.

Áp-tơ đơn giản

Đây là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm 80-90% loét áp-tơ. Biểu hiện bệnh thường là 1 vết loét (hiếm khi 2), hình tròn hay bầu dục. Vết loét gây đau nhiều, bờ viêm đỏ, đáy trắng xám, đường kính nhỏ hơn 1cm. Vị trí thường gặp là ở niêm mạc môi, má, lưỡi, sàn miệng. Thông thường vết loét sẽ tự lành sau 7 – 14 ngày và không để lại sẹo.

Áp-tơ khổng lồ

Đây là thể bệnh nặng nhất, chiếm khoảng 10% tổng số bệnh. Thường gặp vết loét rất đau ở môi, khẩu cái mềm, trụ amidan. Nhiều vết loét (5 – 10) sâu, bờ vết loét gồ, đáy trắng, kích thước 1-3cm. Thời gian lành thương lâu hơn thể đơn giản (từ 2 – 6 tuần), hay để lại sẹo. Thể bệnh này thường gây tái phát liên tục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân.

Hình ảnh có chứa nội dung nhạy cảm, bạn đọc cân nhắc trước khi xem

Xem

Bệnh áp tơ miệng là gì
Hình ảnh vết loét áp-tơ thể khổng lồ

Áp-tơ dạng Herpes

Chiếm khoảng 1-10% loét áp-tơ. Bệnh biểu hiện với nhiều vết loét nông (từ 10 – 100), thành từng chùm. Đường kính vết loét khoảng 2 – 3mm, gây đau. Bệnh tái phát sau khoảng thời gian ngắn kể từ khi lành thương, liên tục trong khoảng 3 năm. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 2 tuần, có thể để lại sẹo.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Đa phần các trường hợp nhiệt miệng sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên bạn nên đến gặp bác sĩ, nếu có kèm thêm một trong các triệu chứng sau:

  • Sốt cao.
  • Chảy máu nướu răng.
  • Vét loét có đáy sờ cứng.
  • Vết loét ngày càng lớn, có mủ.
  • Loét miệng không lành sau 2 tuần.
  • Đường kính vết loét lớn hơn 1cm, tái phát liên tục.
  • Xuất hiện những mảng trắng hay đỏ tại lưỡi, niêm mạc miệng.
  • Vết loét gây đau nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động ăn, nhai, nói, nuốt, không chải răng được.

Quá trình chẩn đoán loét áp tơ

Thông thường, các xét nghiệm không cần thiết phải thực hiện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiệt miệng thông qua hỏi bệnh và triệu chứng khi thăm khám trong miệng.

Bên cạnh triệu chứng, những gì bạn trả lời với bác sĩ rất quan trọng để chẩn đoán đúng. Ví dụ như bạn đã từng bị trước đây, đau nhiều, bệnh tự lành sau khoảng 2 tuần. Đây là những biểu hiện quan trọng để nghĩ đến chẩn đoán loét áp-tơ.

Ở thể bệnh áp-tơ khổng lồ, cần 2 – 6 tuần để vết loét lành. Điều này thường gây cho người bệnh tâm lý lo sợ vì nghĩ đó là bệnh ác tính. Lúc này, cần có chẩn đoán và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để trấn an bệnh nhân.

Cách điều trị loét áp tơ

Đa phần các trường hợp áp-tơ đơn giản sẽ tự khỏi sau 2 tuần mà không cần dùng thuốc. Một số trường hợp nặng, áp-tơ khổng lồ, hay áp-tơ dạng Herpes cần sử dụng thuốc, các biện pháp bổ trợ khác. Điều này giúp nhanh lành thương, giảm triệu chứng và tránh tái phát nhiều lần. Những thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc

Thuốc giảm đau thường được chỉ định nhất giúp giảm triệu chứng. Thuốc tê bôi tại chỗ được sử dụng để giảm đau tại vết loét. Một số thuốc dạng mỡ, gel bôi giúp che chở vết loét, giảm nhạy cảm đau khi ăn, nhai. Kháng viêm corticoids dạng bôi tại chỗ, hay súc miệng cũng thường được kê toa. Trường hợp áp-tơ khổng lồ nặng, corticoids dạng uống dùng kết hợp với đường tại chỗ được chỉ định.

Bệnh áp tơ miệng là gì
Một số trường hợp áp tơ nặng cần dùng thuốc

Trong trường hợp có nhiễm trùng kèm theo, kháng sinh hoặc thuốc kháng virus có hiệu quả tốt. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin, khoáng chất, axit Folic cũng được lưu ý.

Laser

Trong những phương pháp hiện nay, laser được coi là phương pháp hiện đại và hiệu quả. Phương pháp này đang từng bước áp dụng rộng rãi trong điều trị nhiệt miệng.

Những cách chăm sóc tại nhà

Biện pháp tự chăm sóc tại nhà rất hữu ích, vì đa phần nhiệt miệng sẽ tự khỏi. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

Giữ vệ sinh răng miệng

Dùng bàn chải với lông mềm, tránh loại kem chải răng gây kích ứng.

Thuốc súc miệng

Nên dùng nước muối hoặc thuốc súc miệng chứa chất kháng khuẩn như chlohexidine. Tránh dùng thuốc súc miệng chứa cồn.

Hạn chế thực phẩm

Ăn, uống những thực phẩm có vị mạnh, chua, cay, ngọt, mặn, nóng, đồng thời không nhai kẹo sing-gum cho đến khi lành vết thương.

Chế độ ăn

Lành mạnh, đủ chất, nhiều rau củ. Mật ong, nha đam bôi lên vết loét giúp tránh kích ứng, hạn chế nhiễm trùng, nhanh lành thương.

Biện pháp phòng ngừa loét áp tơ

Chìa khóa để phòng ngừa nhiệt miệng là hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng như sau:

  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế stress.
  • Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và các chất khoáng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế xáo trộn hệ vi khuẩn trong miệng.
  • Tránh tổn thương niêm mạc miệng, chải răng nhẹ nhàng, sửa chữa hàm giả khi không còn khít sát, không cắn môi, má.

Nhiệt miệng là bệnh phổ biến của niêm mạc miệng. Bệnh thường biểu hiện với một hay nhiều vết loét hình tròn hay bầu dục. Nếu bệnh diễn tiến nặng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bạn hãy gặp bác sĩ để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc nhé!

Loét họng bao lâu thì khỏi?

Tình trạng loét họng do nhiễm trùng thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần. Việc dùng thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm có thể làm giảm thời gian điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Loét thực quản có thể hồi phục trong vòng vài tuần.

Nhiệt miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong môi trường miệng và nước bọt. Nhiệt miệng gây nhiều đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và dài ngày. Nhìn bên ngoài, nhiệt miệng là những đốm trắng nhỏ, hơi nổi lên trong niêm mạc miệng.

Vết loét miệng bao lâu khỏi?

Nhiệt miệng dễ lành nhanh khỏi Vết loét có thể đau từ 7 đến 10 ngày. Vết loét nhỏ lành hoàn toàn sau 1 đến 3 tuần, nhưng vết loét lớn có thể mất đến 6 tuần để chữa lành. Để nhiệt miệng nhanh khỏi, ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì người bệnh cần súc miệng nước muối.

Áp tô miệng nên ăn gì?

Các thực phẩm khuyên dùng:.

Trà đen: trà đen giúp bạn giảm đau. ... .

Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét..

Cà rốt: Cà rốt có chứa một chất giúp chữa viêm họng áp-tơ rất tốt là beta-carotene..

Uống bột sắn dây hay thoa mật ong..