Bao lâu thì cho bé ăn 2 bữa

Hỏi - 30/08/2013
Bác sĩ làm ơn cho tôi hỏi! Con tôi sắp 6 tháng tuổi và chuẩn bị cho ăn dặm. Tôi đang thắc mắc về số lượng mỗi chén bột mà bé được ăn trong giai đoạn bắt đầu tập ăn bột. Xin bác sĩ cho tôi thực đơn về mỗi bữa của bé, lượng trái cây hằng ngày bé ăn là bao nhiêu, và bé có thể ăn bao nhiêu ván sữa, uống bao nhiêu sữa chua hằng ngày. Xin bác sĩ cho biết thêm trái cây cho bé ăn tôi có cần nấu chín sơ không hay chỉ ép lấy nước hoặc tán nhiễn là được. Về các loại rau xanh trong chén bột của bé sau khi đã ăn được tôi có thể cho bé ăn những loại rau nào? Vì là lần đầu cho bé ăn dặm nên chưa có nhiều kinh nghiệm và nhiều thắc mắc nên xin bác sĩ hướng dẫn thật cụ thể. Tôi thành thật biết ơn!

Trả lời

Bạn biểu lộ rất quan tâm và cẩn thận khi cho bé ăn dặm, điều đó rất đáng quý. Tuy nhiên, nuôi em bé không thể như chế biến thuốc, không thể có một công thức thật chính xác cho từng em bé được. Mỗi bé sẽ có sở thích và khả năng tiêu hóa riêng, nên bạn chỉ cần biết nguyên tắc cho ăn dặm và sẽ linh động áp dụng cho con mình. Nghĩa là bạn phải chiều theo ý thích và khả năng của bé, không nên ép bé theo công thức của mẹ. Nguyên tắc ăn dặm là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, giới thiệu đa dạng món ăn nhưng mỗi lần chỉ giới thiệu 1 món, tập từ từ vài ngày mới chuyển sang món mới. Món nào không thích thì tạm ngưng, mai mốt tập trở lại. Khi đã biết nhiều món thì phải đổi món thường xuyên, mỗi bữa ăn một món để không bị ngán. Từ 6 tháng đến 9 tháng thì ăn ngày 2 bữa, ít hay nhiều do bé quyết định. Nếu ăn ít thì uống sữa thêm bù lại. Mỗi chén cháo cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, chất xơ và vitamin. Mỗi ngày ăn trái cây, uống nước trái cây, ăn sữa chua. Váng sữa và phô-mai thì tùy bé "tròn" hay gầy mà ăn ít hay nhiều. Sau 9 tháng tuổi thì ngày ăn 3 bữa. "Chủ trương" cho ăn khi bé dưới 2 tuổi là ăn cho đủ các chất, không cần ép ăn nhiều, ăn theo khả năng của bé, sữa vẫn là thực phẩm quan trọng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng. Nếu ăn ngày 2 bữa thì cần uống ít nhất 800 ml sữa mỗi ngày, nếu ăn ngày 3 bữa thì cần uống ít nhất 600 ml sữa mỗi ngày. Trái cây chỉ cần tán nhuyễn là cho ăn được.

Hy vọng những tư vấn của tôi đáp ứng được yêu cầu của bạn.

Thân mến


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Khi chăm sóc con, rất nhiều mẹ bỉm sữa xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày dày đặc vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp con tăng cân và mau lớn. Nhưng việc nhồi nhét đó không hề tốt cho trẻ nhỏ vì có thể khiến bé sợ ăn dẫn đến lười ăn và sụt cân.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày thế nào hợp lý?

Thời điểm, số lượng hay thời gian cho bé ăn dặm là điều băn khoăn của tất cả các bà mẹ. Theo bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Ngọc Hương, TT Dinh dưỡng TP.HCM, trên thực tế đa số bé ở tuổi ăn dặm vẫn đang bú mẹ. Bởi vậy, mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc cho bé ăn dặm.

Mẹ chỉ cần đảm bảo cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau. Dung tích bữa ăn cũng tùy thuộc vào khả năng hấp thu của mỗi bé. Với trẻ biếng ăn thì giai đoạn tập ăn, mẹ không nên chia làm quá nhiều bữa.

Để sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý nhất, mẹ cần nắm được thời gian các loại thực phẩm tiêu hóa hết:

Loại thức ăn Thời gian tiêu hóa
Sữa mẹ 1-2 giờ
Sữa công thức 2-3 giờ
Đồ ăn nhẹ 3-4 giờ
Đồ ăn thông thường 4-5 giờ
Đồ ăn có dầu mỡ 5-6 giờ

Bác sĩ Hương cũng cho biết, khi mới bắt đầu mẹ nên dùng bột ăn liền để bé tập ăn trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời không nên nấu nước hầm xương để pha bột cho bé. Bởi vì điều này sẽ khiến lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé sẽ bị mất cân bằng.

Tập cho bé ăn đúng giờ là điều vô cùng cần thiết cho quá trình ăn dặm. Chúng vừa giúp dạ dày của bé làm quen với thức ăn. Vừa giúp bé hình thành thói quen tốt khi lớn lên.

Tập ăn dặm có thể cho bé ăn 6 bữa 1 ngày trong đó có 1 bữa cháo còn lại là các bữa sữa. Sau dần sẽ đổi thành 5 bữa rồi 3 bữa chính/ngày khi bé tròn 2 tuổi.

Chú ý các bữa ăn dặm phải cách nhau ít nhất 2 giờ. Khoảng cách giữa các bữa chính cần đảm bảo tối thiểu là 4 tiếng/ bữa.

Cách chia bữa ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi

Mẹ nên lưu ý, bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày cần linh hoạt trong việc xây dựng chế độ ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi. Vậy nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

1. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Tại thời điểm này mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo loãng 1 lần/ ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất lên 2 – 3 lần/ ngày.

Trong tuần đầu tiên của lịch ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ có thể tham khảo thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng như sau:

  • Buổi sáng lúc bé ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Giữa buổi: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Buổi trưa: Ăn bột/ cháo loãng/ rau củ nghiền
  • Giữa buổi chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Buổi tối: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Trước khi bé đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa bột
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tham khảo

Sang tuần thứ 2 – 3, lịch ăn dặm của bé không có nhiều sự khác biệt. Nhưng mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn cho bé trong ngày. Lưu ý, nhu cầu về sữa của trẻ ở giai đoạn này là khoảng 900ml/ ngày.

Page 2

So với những tháng đầu đời, việc chuẩn bị thức ăn dặm cho bé dễ gây khó khăn cho mẹ hơn vì không chỉ số lượng, chủng loại mà cả hương vị đều cần được chú ý. Mục tiêu quan trọng nhất lúc này là làm sao cho bé chấp nhận các loại thức ăn mới và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con

Đừng bỏ lỡ những lưu ý quan trọng giúp lần đầu cho bé ăn dặm dễ dàng hơn, mẹ nhé!

Gạo và yến mạch là những loại ngũ cốc “hiền” nhất, bởi hầu hết các bé đều không bị dị ứng với 2 loại thực phẩm này. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mẹ không nhất thiết phải cho bé bắt đầu bằng ngũ cốc. Chuối hay bơ cũng đều phù hợp cho khởi đầu ăn dặm của bé.

Sau 8 tháng hoặc sớm hơn một chút, mẹ có thể cho bé ăn trái cây tươi chín mềm nếu bé không gặp phải bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào. Riêng với bơ và chuối, mẹ không cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn.

Rau củ, bao gồm khoai lang – bí đỏ – đậu cove

Cho bé ăn rau củ nấu chín cho đến khi bé được hơn 1 tuổi hay khi bé đã có thể nhai tốt và không bị nghẹn/hóc thức ăn khi ăn.

Lần đầu cho bé ăn dặm với chất đạm

Trong giai đoạn mới bắt đầu, chất đạm chưa thực sự cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nếu có cho bé ăn thịt, mẹ nên nấu chín kỹ. Tuyệt đối không cho bé nếm thử thịt hay cá sống, dù chỉ với một lượng rất nhỏ.

Chế phẩm từ sữa

Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được sữa tươi, sữa bò. Vì vậy, trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn bổ sung canxi và chất dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, thay vì “chăm chăm” theo công thức cố định, mẹ nên quan sát thái độ, thói quen của bé để thay đổi cho phù hợp.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên, cho bé ăn bao nhiêu?

Lần đầu tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bé chỉ có thể ăn được khoảng 1/2 muỗng nhỏ. Mẹ không nên kỳ vọng rằng bé sẽ ăn nhanh và nhiều trong lần đầu tiên này. Khi lớn và quen hơn với các loại thực phẩm, khẩu phần ăn của bé sẽ tăng thêm.

Tuy nhiên, sữa vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho bé ở giai đoạn này. Kích thức dạ dày của bé lúc này bằng cỡ một nắm tay của bé nên bé sẽ chưa ăn được nhiều và chưa đủ để có thể gọi là một bữa ăn. Vì thế, cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là mẹ không nên quá đặt nặng việc ăn dặm của bé vào lúc này.

Trong những lần đầu tập ăn, một số bé sẽ tìm cách nhè thức ăn ra ngoài. Đây là một dấu hiệu bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé chưa thực sự sẵn sàng ăn dặm. Mẹ nên quan sát thêm các dấu hiệu và cử chỉ của bé để chắc chắn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm.

Nhu cầu về sữa của bé từ 0 – 12 tháng tuổi

Để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn dinh dưỡng, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến lượng sữa bé tiêu thụ mỗi ngày. Cố gắng cho bé bú đúng theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi.

0 – 3 tháng: bú mẹ mỗi 1 – 3 tiếng/lần hay 540 – 1200 ml sữa công thức/ngày

4 – 5 tháng: bú mẹ mỗi 2 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1300 ml sữa công thức/ngày

6 – 8 tháng: bú mẹ mỗi 3 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1100 ml sữa công thức/ngày

9 – 12 tháng: bú mẹ mỗi 4 – 5 tiếng/lần hay 720 – 900 ml sữa công thức/ngày

Từ 12 tháng trở lên, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa tươi nguyên kem và dùng thêm một số chế phẩm khác từ sữa như yogurt, phô mai…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề