Tại sao người già ăn hay bị nghẹn

Nghẹn là một triệu chứng xảy ra khi nuốt, thức ăn bị tắc ở họng hoặc thực quản, biểu hiện bằng nuốt khó khăn hoặc đột ngột khó thở, ho dữ dội. Hiện tượng nghẹn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường thấy nhiều nhất ở người cao tuổi [NCT]. Người bị nghẹn có thể tử vong trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy cần làm gì khi người già mắc nghẹn, báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu bài viết hướng dẫn sơ cứu khi bị nghẹn để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết. Vì sao NCT hay bị nghẹn? Hiện tượng khó nuốt và nghẹn ở NCT là bệnh rất hay gặp vì khi cơ thể bị lão hóa, các ống tiêu hóa cũng bị thu hẹp dần, thành biểu mô của niêm mạc miệng sẽ mỏng hơn gây khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Lợi của NCT co rút lại làm khả năng nhai kém đi, ngay cả khi răng của họ vẫn còn nguyên. Do đó, NCT thường giữ thức ăn trong miệng lâu hơn và họ phải nuốt những mẩu thức ăn to hơn. Sự điều phối hoạt động nuốt của NCT kém, làm tăng nguy cơ sặc vào phế quản, đặc biệt với NCT lắp răng giả hoặc khi ăn vội, ăn không tập trung. Mặt khác, phản xạ về nuốt của cơ vòng đầu thực quản ở NCT rất chậm, thậm chí còn “trơ lỳ”. Họ chỉ lơ đãng một chút, mải suy nghĩ hoặc ăn nhanh, ăn vội, nuốt miếng thức ăn lớn sẽ rất dễ bị tắc nghẽn thức ăn ở đoạn hẹp của thực quản gây nghẹn. Triệu chứng rất dễ nhận biết Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của NCT hay bị mất sự điều hành nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm vào khí quản gây nghẹn. Khi bị nghẹn, thức ăn có thể gây tắc ở cổ họng, ở thực quản, khí quản hoặc cả hai. Nếu thức ăn làm bít tắc thực quản, đang ăn người bệnh bỗng thấy khó nuốt và bằng mọi cách sẽ cố nuốt dẫn đến nấc và nôn oẹ. Do phản xạ, thức ăn sẽ di chuyển vào khí quản. Lúc này, người bị nghẹn ho sặc sụa, nói không ra tiếng, khó thở tùy từng mức độ, có thể bị nghẹt thở. Nếu thức ăn làm tắc khí quản, người bị nghẹn đột nhiên thở khó, sắc mặt đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ, nấc cụt. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, chỉ trong vài phút, NCT sẽ trong tình trạng thiếu ôxy nghiêm trọng, dẫn tới tử vong. bằng cách khai thông đường thở Trong trường hợp người bị nghẹn vẫn tỉnh táo, hãy để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh vì khi ho sẽ tạo ra dòng khí nhằm đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp hoặc ít ra cũng tạo được khe hở cho việc thở. Người cấp cứu đứng đằng sau, để nạn nhân ngồi hơi cúi về phía trước, ôm ngang bụng nạn nhân, hai tay khóa chặt, dùng ngón cái miết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều lên miệng nạn nhân. Làm vài lần để đẩy thức ăn ở khí quản, ở cửa thanh môn ra, hoặc tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp. Nếu nạn nhân trong tình trạng bất tỉnh. Cho nạn nhân nằm nghiêng. Lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng chỗ giữa hai xương bả vai. Hoặc để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người làm cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay [có thể hai tay đan chặt] vào bụng nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong lên trên. Mục đích vẫn là tạo dòng không khí từ phổi, đẩy phần tắc nghẽn ra, tạo thông đường thở cho bệnh nhân Nếu thức ăn đặc, nhầy, dính như bánh trôi, bánh gatô… thì ngoài cách cấp cứu nêu trên, phải để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được khe hở là có thể cứu sống được bệnh nhân.

Nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện, cần hô hấp nhân tạo ngay bằng cách: để nạn nhân nằm ngửa trên nền nhà [trên nền cứng], nắm hai tay nạn nhân ép xuống ngực nạn nhân rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục. Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,

Mẹ của em cũng giống với trường hợp của mẹ tôi, và nhiều người mẹ “thời xưa” khác. Người lớn tuổi mà còn sức khỏe và muốn làm việc là điều rất tốt, em không nên ngăn cản, bà sẽ buồn. Làm việc mà vừa sức sẽ giúp người lớn tuổi có cảm giác có ích với con cháu, lại vận động khỏe người.

Tuy nhiên, việc bà cụ có triệu chứng mắc nghẹn khi ăn cơm thì gia đình cần phải đưa bà đi kiểm tra sức khỏe. Bởi vì đây là dấu hiệu cần cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm có thể gặp ở người lớn tuổi, như u vòm họng, u thực quản, bướu giáp to phát triển về phía sau gây chèn ép [nhìn phía trước cổ thì không thấy to]...

Em có thể đưa bà cụ đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa, sau khi bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra sẽ xác định được nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp riêng, em nhé. Trong thời gian đó thì gia đình nên cho bà ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, sữa, súp và uống nhiều nước sẽ đỡ bị nghẹn hơn.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn


Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email:

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc //www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Người già thường hay bị nghẹn khi ăn

Trả lời:

PGS. TS Phạm Thúc Hạnh - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, cho biết:

Chào bác! Nghẹn là triệu chứng thường gặp ở người già, nghẹn có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nguyên nhân người già hay bị nghẹn là do niêm mạc của ống tiêu hóa bị thu hẹp dẫn đến giảm sút khả năng tiếp nhận thức ăn của cơ quan này. Ngoài ra, thành biểu mô của niêm mạc răng miệng cũng mỏng hơn khi tuổi cao, lợi của người cao tuổi thường bị co rút lại, làm giảm khả năng nhai của răng [ngay cả khi răng vẫn còn nguyên]. Những yếu tố này khiến cho người già nhai kém, nuốt kém dẫn đến hiện tượng nghẹn.

Nên đọc

Người già hay bị nghẹn cũng có thể là biểu hiện của những bệnh sau: 

- Có khối u thực quản: Thường là ung thư thực quản, đôi khi là khối u lành tính. Bệnh này hay gặp ở người già. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nuốt nghẹn, cần được xác định chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để đến giai đoạn muộn, kết quả điều trị sẽ rất hạn chế.

- Hẹp thực quản: Do rối loạn chức năng vận động của thực quản như co thắt thực quản, giảm nhu động thực quản [thường gặp ở người trẻ và trẻ em].

- Viêm thực quản, có dị vật thực quản [hóc xương...] hoặc túi thừa thực quản.

- Khối u phế quản, khối u phổi [hay gặp ở người già], hoặc hạch to, phình mạch, tuyến giáp to, tim to do bệnh tim [hay gặp ở người trẻ]... gây chèn ép thực quản.

Nếu cảm giác nghẹn của bác chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất thì bác phải theo dõi xem nó có xuất hiện trở lại hay không. Nếu nuốt nghẹn xuất hiện trở lại ngày một nhiều hay mức độ tăng lên thì nên đến cơ sở y tế tìm nguyên nhân và điều trị. Bác sỹ sẽ khám và xác định chính xác nguyên nhân vì sao bác bị nghẹn. Nếu bác bị nghẹn do bệnh lý, bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bác cũng nên lưu ý: 

- Không nên ăn quá nhanh;

- Trong bữa ăn, nên tập trung, tránh cười đùa;

- Không nên nói chuyện khi ăn và mải mê suy nghĩ;

- Không mang tâm trạng bực bội vào bữa ăn vì căng thẳng, lo buồn, cáu giận làm ăn mất ngon, dễ rối loạn động tác nuốt;

- Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa hoặc cắt thức ăn thành những miếng nhỏ.

Chúc bác và gia đình luôn khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề