Bài tiết là gì ý nghĩa của sự bài tiết đối với cơ thể

Nêu ý nghĩa của hệ bài tiết

Ý nghĩa của hệ bài tiết là gì?

Loga Sinh Học lớp 8

– Bài tiết là quá trình lọc và thải bỏ ra môi trường ngoài các chất cặn bả do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra và một số chất độc khác.

– Nhờ bài tiết mà tính chất của môi trường trong luôn ổn định tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

-Khái niệm:Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra [CO2, nước tiểu, mồ hôi] hoặc mộtsố chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể [các ion, thuốc ].

- Các sản phẩm chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết.

Sản phẩm thải chủ yếu

Cơ quan bài tiết chủ yếu

CO2

Phổi

Nước tiếu

Thận

Mồ hôi

Da

- Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi 1 lí do nào đó

\[\rightarrow\]các chất thải bị tích tụ trong máu
\[\rightarrow\]biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể​\[\rightarrow\]cơ thể bị nhiễm độc\[\rightarrow\]
​mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định\[\rightarrow\]

​hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

2. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.

+Cầu thận thực chất là 1 túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành 1 khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.

Bài tiết là một hoạt động của cơ thể nhằm thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể. Các sản phẩm cần được đào thải phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể [CO2, nước tiểu, mồ hôi…] Hay nói cách khác bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể gồm CO2, mồ hôi và nước tiểu. Còn hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng như thuốc, các ion, cholesterol.
Như vậy. các sản phẩm thải chủ yếu gồm CO2, nước tiểu và mồ hôi tông qua các cơ quan bài tiết chính là da, thận và phổi. Trong đó, cơ quan thải CO2 là phổi. Thận đóng vai trò loại bỏ các chất thải khác qua nước tiểu

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Ý nghĩa của hệ bài tiết là gì?

Các câu hỏi tương tự

Câu 1.

a. Bài tiết là gì? Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể.

b. Kể tên và cho biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của mỗi cơ quan trong hệ bài tiết.

c. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

Câu 2.

a.      Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

b.      Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

Câu 3.

a.      Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu, cho biết các tác nhân đó gây hại như thế nào và giải thích.

b.      Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại và giải thích cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.

Câu 4.

a.      Nêu cấu tạo và chức năng của da.

b.      Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?

c.      Tại sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật khi ta tiếp xúc?

d.      Trình bày phản ứng của da khi trời quá nóng hay quá lạnh và giải thích vì sao da có phản ứng như vậy.

Câu 5.

a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.

b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 6.

a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.

b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.

Câu 7.

a.      Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

b.      So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

Câu 8. Trình bày thí nghiệm

a.      Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Quy trình? Kết quả? Kết luận? Nêu chức năng của chất trắng và chất xám trong tủy sống.

b.      Tìm hiểu chức năng của rễ tủy.

c.      Tìm hiểu chức năng của tiểu não [chim bồ câu hoặc ếch].

Câu 8. Giải thích một số hiện tượng sau:

a.      Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.

b.      Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.

c.      Nhiều người sau khi tắm nắng [tắm biển] một vài ngày, da thường bị đen đi.

d.      Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.

e.      Khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.

f.       Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Video liên quan

Chủ Đề