Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay đơn giản hơn là suy giãn tĩnh mạch chân, là tình trạng vùng tĩnh mạch chi dưới bị giảm chức năng, khiến hoạt động đưa máu trở về tim gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các thầy thuốc Y học cổ truyền đã và đang ứng dụng Đông Y chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất hiệu quả.

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau mỏi chân, cảm thấy phù và nặng chân.
  • Thường xuyên bị tê bì.
  • Ban đêm hay bị chuột rút, ê nhức chân.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới xuất hiện phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 35% người trưởng thành và 50% người ở tuổi trung niên bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân gây ra tình trạng này tương đối đa dạng, bao gồm:

  • Công việc đặc thù yêu cầu phải ngồi lâu hoặc đứng lâu như việc văn phòng, xây dựng...
  • Thừa cân - béo phì hoặc ít hoạt động thể chất.
  • Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ thường thấy là do đi giày cao gót thường xuyên, chọn giày quá cao...
  • Tiền sử gia đình.

Trong quan niệm của Đông Y, suy giãn tĩnh mạch chân được gọi là chứng thanh xà độc, bởi hình dạng bên ngoài của các khối tĩnh mạch vùng bắp chân cũng dài và ngoằn ngoèo tương tự như hình ảnh của những con rắn xanh. Nguyên nhân dẫn đến Thanh xà độc liên quan đến khí trệ và huyết ứ, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như béo phì, rối loạn nội tiết tố, tính chất của công việc, độ ẩm cao trong môi trường, thoái hóa van...

Suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay được phân thành 7 cấp độ [hay 7 giai đoạn] dựa trên mức độ tổn thương trên da. Cách phân loại này dựa theo hệ thống CEAP, bao gồm:

  • Mức độ 0: chưa có biểu hiện bệnh, tuy nhiên có thể quan sát và sờ được tĩnh mạch bị suy giãn.
  • Mức độ 1: tĩnh mạch giãn mao với hình dạng của mạng nhện hoặc dạng lưới, đường kính tĩnh mạch dưới 3mm.
  • Mức độ 2: tĩnh mạch giãn có kích thước lớn, đường kính lớn hơn 3mm.
  • Mức độ 3: chi dưới có hiện tượng bị phù nề, nhưng da chưa có sự biến đổi.
  • Mức độ 4: các bệnh lý tĩnh mạch suy giãn gây ra biến đổi trên da, có thể thấy bằng mắt thường.
    • Cấp 4a: biến đổi trên da liên quan đến rối loạn sắc tố, có thể kèm theo chàm tĩnh mạch.
    • Cấp 4b: biến đổi trên da theo kiểu xơ mỡ da và teo trắng.
  • Mức độ 5: da bị biến đổi tương tự như mức độ 4, tuy nhiên kèm thêm vết loét lành.
  • Mức độ 6: da bị biến đổi giống mức độ 4, nhưng có thêm vết loét đang phát triển, có thể nhiễm trùng.

Người bệnh có thể tham khảo cách chữa suy giãn tĩnh mạch bằng đông y

Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông Y thường tập trung vào điều trị tận gốc vấn đề. Theo Y Học Cổ Truyền, huyết ứ và khí trệ [hiện tượng không lưu thông máu từ ngoại vi về tim] chính là nguyên nhân chủ chốt gây ra suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Vì vậy, để chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông Y, cần kết hợp các liệu pháp hành khí, hoạt huyết, tán ứ nhưng không quên bảo vệ thành mạch máu.

Cơ thể con người, theo lý luận của Đông Y, là một khối hoạt động thống nhất, vận hành theo nguyên tắc sức: một cơ quan bị ảnh hưởng đều gây ra vấn đề sức khỏe đối với các bộ phận còn lại. Vì lẽ này, các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cũng có thể gặp các biểu hiện bên ngoài như tê tay, tiền đình, đau mỏi vai gáy...

Vì vậy, thay vì đơn thuần kiểm soát các triệu chứng của bệnh, Đông Y chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo hướng cải thiện lưu thông máu của cơ thể, đồng thời bảo vệ thành mạch bền vững tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt về tim nhằm giảm áp lực lên van tĩnh mạch, không chỉ giúp bệnh được điều trị hiệu quả mà còn có tác dụng ngăn ngừa suy van tĩnh mạch.

Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và lý luận điều trị, các thầy thuốc đã đề ra bài thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông Y như sau:

Nguyên liệu:

  • 20 gram đường quy.
  • 20 gram xích thược.
  • 15 gram hồng hoa.
  • 16 gram đào nhân.
  • 15 gram xuyên khung.
  • 15 gram sinh địa.
  • 12 gram hoàng kỳ.
  • 10 gram thục địa.
  • 20 gram hòe hoa.
  • 20 gram đan sâm.

Các nguyên liệu này đều có nhiều tác dụng trong việc trục huyết ứ và hoạt huyết, đồng thời kháng viêm, giảm đau, bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt lương huyết, hành khí, làm chắc thành mạch và thúc đẩy lưu thông máu về tim.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sắc các nguyên liệu trên thành 1 thang thuốc.
  • Chú ý: cần uống thuốc khi thuốc vẫn còn ấm, nên uống sau khi ăn ít nhất 30 phút để hạn chế tương tác có hại về dinh dưỡng giữa thuốc và thức ăn.
  • Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 20 - 30 ngày. Tùy theo mức độ của suy giãn tĩnh mạch, một người cần trung bình 2 - 3 liệu trình để điều trị dứt điểm.

Một số bài thuốc đông y chữa suy giãn tĩnh mạch

Bên cạnh bài thuốc tiêu chuẩn trên, để đảm bảo hiệu quả, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề như:

  • Không ăn đồ ăn cay và nóng, đồ khó tiêu.
  • Bảo đảm duy trì giấc ngủ đủ và sâu, ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tăng cường tiêu thụ các loại rau củ quả.
  • Hạn chế thời gian đứng hoặc ngồi lâu trong công việc thông qua thời gian giải lao để giảm ứ máu.
  • Cân nặng cần duy trì ở mức ổn định, thường xuyên hoạt động thể chất.

Các thầy thuốc Đông Y thường khuyến khích người bệnh nên đi bộ để tạo ra sự thay đổi đáng kể về thể tích và áp lực bên trong tĩnh mạch chân. Khi đứng yên, dòng chảy tĩnh mạch thường không hoạt động. Tuy nhiên, khi gót chân nhấc lên, phần máu trong đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và ở lòng bàn chân sẽ di chuyển lên tĩnh mạch sâu trên cẳng chân. Nhờ đó, động tác đi bộ sẽ giúp dòng máu được đẩy về tĩnh mạch đùi, dần dần đẩy cao dòng máu về tim.

Vì vậy, đối với người bị suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng và người khỏe mạnh nói chung, việc đi bộ mỗi ngày sẽ hỗ trợ khắc phục - ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trên.

Nhìn chung, phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông Y tập trung vào nguyên nhân vấn đề chứ không phải đơn thuần là khắc phục các triệu chứng. Do đó, sau khi điều trị bệnh dứt điểm, bệnh cũng ít có cơ hội tái phát.

Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh. Thực hiện cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà không phải là điều quá khó khăn nếu như bạn biết cách.

Thực chất, khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. May mắn là nhờ vào 9 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà, bệnh có thể được kiểm soát.

1. Cách trị giãn tĩnh mạch: tập thể dục thể thao đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu.

Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Bơi lội
  • Đi dạo
  • Đạp xe
  • Yoga

2. Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà: Dùng vớ chuyên dụng

Vớ [tất] giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa giãn tĩnh mạch có bán ở nhiều hiệu thuốc. Vớ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch ở đây đỡ bị giãn nở thêm. Nó giúp hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.

Theo một nghiêm cứu năm 2018, những người sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch loại cao đến đầu gối với áp lực từ 18 đến 21 mmHg trong một tuần cảm thấy những cơn đau do triệu chứng của giãn tĩnh mạch đã thuyên giảm.

3. Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng chiết xuất thực vật

Một số loại sản phẩm chiết xuất từ thực vật được tin là có hiệu quả hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân. Theo nghiên cứu năm 2006, chiết xuất hạt dẻ ngựa [Aesculus hippocastanum L.] giúp giảm cảm giác đau, nặng nề và ngứa ran vùng chân ở những người bị suy tĩnh mạch mạn tính. Suy tĩnh mạch mạn tính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân.

Một nghiên cứu đánh giá từ năm 2010 báo cáo rằng, chiết xuất từ cây thông biển [Sea pine – tên khoa học là Pinus maritima] và cây đậu chổi [Butcher’s broom – tên khoa học là Ruscus aculeatus] có tác dụng trong việc làm giảm tình trạng sưng phù chân có liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch.

Những loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật nêu trên nên được pha loãng trong dầu nền thay vì thoa trực tiếp lên da. Cách này giúp tránh bỏng da do kích ứng [do một số loại tinh dầu có khả năng gây kích ứng da], đồng thời điều chỉnh được lượng tinh dầu vừa phải, tránh lãng phí.

Bên cạnh đó, chiết xuất hạt nho dùng theo đường uống cũng là một sản phẩm chiết xuất từ nguồn gốc thực vật có lợi cho các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch. Theo Viện Y tế Quốc gia Anh Quốc, uống chiết xuất hạt nho giúp giảm sưng ở phần chân dưới, cũng như giảm được các triệu chứng khác của suy tĩnh mạch mạn tính.

Tuy nhiên, người đang dùng thuốc làm loãng máu [như Wafarin] nên tránh sử dụng chiết xuất hạt nho như một thành phần bổ sung trong chế độ ăn uống. Việc làm đó có khả năng dẫn tới tương tác thuốc và làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid có hiệu quả tích cực trong cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, giúp máu luân chuyển một cách ổn định, giảm áp lực động mạch, thư giãn các mạch máu, nhờ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.

Thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Các thực phẩm nhiều muối hay natri khiến cơ thể giữ nước. Cắt giảm những thực phẩm mặn giúp tránh được tình trạng này.

Ngoài ra, người bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón. Tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.

Thực phẩm có chứa flavonoid bao gồm:

  • Rau củ các loại: hành, ớt chuông, rau bó xôi, bông cải xanh…
  • Trái cây: trái cây họ cam chanh, nho, anh đào, táo, việt quất…
  • Ca cao
  • Tỏi

Thực phẩm chứa nhiều kali:

  • Hạnh nhân và hạt hồ trăn
  • Đậu lăng, đậu trắng
  • Khoai tây
  • Các loại rau lá
  • Một số loại cá như cá hồi và cá ngừ

Thực phẩm giàu chất xơ:

  • Các loại đậu, hạt
  • Yến mạch, lúa mì và hạt lanh
  • Thực phẩm làm từ ngũ cốc

5. Cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà: Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Thừa cân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch nên giảm cân sẽ hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Cân nặng được duy trì giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giảm sưng và khó chịu.

6. Chọn trang phục phù hợp cũng là cách trị giãn tĩnh mạch

Mặc quần áo bó sát ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Nên chọn trang phục thoải mái, mang giày đế bằng thay vì giày cao gót.

7. Nâng cao chân khi có thể

Giữ cho chân nâng cao, tốt nhất là ở tầm ngang với vị trí của tim hoặc cao hơn sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong các tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị tĩnh mạch suy giản. Nhờ đó, áp lực trong tĩnh mạch giảm xuống, đưa máu trong tĩnh mạch về tim thuận lợi hơn.

Những người hay phải ngồi lâu nên cố gắng giữ đôi chân được nâng cao, có thể tranh thủ trong lúc nghỉ ngơi hoặc khi đang làm việc.

Massage nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch là cách giúp máu lưu thông tốt cũng như hỗ trợ điều trị suy giản tĩnh mạch tại nhà hiệu quả. Bạn thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi xoa bóp, tránh ấn trực tiếp lên tĩnh mạch để hạn chế làm tổn thương các mô xung quanh.

9. Thường xuyên vận động hoặc thay đổi tư thế

Theo các chuyên gia, bạn nên hạn chế thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài khi mắc chứng suy giãn tĩnh mạch. Những ai phải ngồi nhiều nên cố gắng đứng dậy và di chuyển xung quanh, hoặc thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt. Tránh ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này càng khiến lưu thông máu khó khăn hơn.

Các biện pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tại nhà chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và vừa. Những người bị bệnh nặng hơn cần tìm đến phương pháp điều trị y khoa để cải thiện bệnh trạng như:

Phương pháp tiêm xơ

Bác sĩ sẽ tiêm chất gây xơ vào hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Từ đó, máu sẽ không bị ứ trệ tại tĩnh mạch bị suy giãn.

Phương pháp phẫu thuật

Áp dụng với các trường hợp bị suy giãn nặng đường kính tĩnh mạch lớn hoặc đã có biến chứng. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lột toàn bộ thân tĩnh mạch và các nhánh bên.

Điều trị bằng sóng cao tần hay tia laser

Phương pháp này dùng nhiệt làm tắc tĩnh mạch, giúp loại bỏ dòng trào ngược và làm hết tình trạng ứ trệ tại tĩnh mạch bị suy. Đây là phương pháp ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh và không để lại sẹo.

Biện pháp can thiệp nội mạch dùng keo sinh học, cơ hoá học

Đây là các bước tiến mới đang bắt đầu được áp dụng rộng rãi trên thế giới và bước đầu sử dụng tại Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là tính thẩm mỹ cao và thủ thuật được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, giá thành cao và cần được kiểm chứng tính lâu dài cũng các biến chứng phụ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề