Bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào

Đề bài

- Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

- Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

- Sự thực bào là hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi các sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể. Thực bào là hiện tượng bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.

- Những loại bạch cầu tham gia thực bào là: bạch cầu trung tính và đại thực bào [được phát triển từ bạch cầu đơn nhân]

- Tế bào B chống lại kháng nguyên bằng cách tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên.

- Tế bào T đã phá hủy các tế bào nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách: nhận diện và tiếp xúc với chúng, tiết ra các protein đặc hiệu để làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào bị phá hủy.

Loigiaihay.com

Đua top nhận quà tháng 4/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 8 - TẠI ĐÂY

60 điểm

NguyenChiHieu

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: A. Thực bào. B. Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên, C. Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm virut, vi khuẩn.

D. Cả A, B và C đúng.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: - Thực bào. - Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên, - Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm virut, vi khuẩn. Đáp án cần chọn là: D

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong cơ thể người có mấy loại mô chính ? A. 5 loại B. 2 loại C. 4 loại D. 3 loại
  • Ở nữ giới, hoocmôn nào có tác dụng sinh lí tương tự như testôstêrôn ở nam giới ? A. Ađrênalin B. Insulin C. Prôgestêrôn D. Ơstrôgen
  • Giải thích một số bệnh sau: a] Bệnh tiểu đường ? b] Bệnh hạ đường huyết ? c] Bệnh Bazơđô ? d] Bệnh bướu cổ ?
  • Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ? A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại. B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
  • Có bao nhiêu loại tế bào máu
  • Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
  • Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ? A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng
  • Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động. B. hệ thần kinh vận động. C. phân hệ đối giao cảm. D. phân hệ giao cảm.
  • Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ? A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Cung phản xạ đơn giản C. Mang tính chất bẩm sinh D. Bền vững theo thời gian
  • Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch, vì sao lại có sự khác nhau đó?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

    Bài tập 1 [trang 35 VBT Sinh học 8]:

    1.Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?

    2.Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

    3.Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

    Trả lời:

    1.Sự thực bào là khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể.

    Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô [đại thực bào] thường tham gia thực bào.

    2.Tế bào limphô B đã tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên trên bề mặt các tế bào vi khuẩn theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa [kháng nguyên nào thì kháng thể ấy].

    3.Tế bào limphô T [tế bào T độc] tiết các phân tử prôtêin đặc hiệu tạo lỗ thủng xâm nhập vào các tế bào nhiễm vi khuẩn, virut; sau đó phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh.

    Bài tập 2 [trang 36 VBT Sinh học 8]:

    1.Miễn dịch là gì?

    2.Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

    Trả lời:

    1.Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.

    2.Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là:

    – Miễn dịch tự nhiên: bao gồm miễn dịch bẩm sinh [loài người không bị mắc một số bệnh của động vật như toi gà, lở mồm long móng…] và miễn dịch tập nhiễm [miễn dịch đạt được – khi người từng 1 lần bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó như sởi, quai bị, thủy đậu … thì sau đó sẽ không mắc lại nữa].

    – Miễn dịch nhân tạo: Là miễn dịch có được sau khi đã từng được tiêm phòng [chích ngừa] vacxin của 1 bệnh nào đó [bệnh bại liệt, uốn ván, lao…].

    II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

    Bài tập [trang 36 VBT Sinh học 8]: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện những câu sau:

    Trả lời:

    Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

    Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. Miễn dịch có thể là miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhân tạo.

    III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

    Bài tập 1 [trang 36 VBT Sinh học 8]: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

    Trả lời:

    Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :

    – Thực bào do hoạt động của các bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô [đại thực bào].

    – Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do hoạt động của các bạch cầu limphô B.

    – Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh nhờ các bạch cầu limphô T.

    Bài tập 2 [trang 36 VBT Sinh học 8]: Bản thân em đã có miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và những bệnh nào từ sự tiêm phòng [chích ngừa]?

    Trả lời:

    – Bản thân em đã miễn dịch với các bệnh từ sự mắc bệnh trước đó là: bệnh thủy đậu, bệnh sốt phát ban, bệnh quai bị, bệnh sởi…

    – Miễn dịch với các bệnh từ sự tiêm phòng [chích ngừa] như: bệnh bại liệt, bệnh uấn ván, bệnh lao,…

    Bài tập 3 [trang 37 VBT Sinh học 8]: Người ta thường tiêm phòng [chích ngừa] cho trẻ em những loại bệnh nào?

    Trả lời:

    Người ta thường tiêm phòng [chích ngừa] cho trẻ em những loại bệnh sau : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.

    Bài tập 4 [trang 37 VBT Sinh học 8]: Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

    Trả lời:

    Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:

    a] Thực bào.
    b] Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên.
    c] Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm.
    x d] Cả a, b và c.
    e] Chỉ a và b.

    Video liên quan

    Chủ Đề