Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Bài làm 

        Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn [dập dờn]
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu


Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà


Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

Đất trăm nghề của trăm vùng


Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò


Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường.

Ta đi ta nhớ núi rừng


Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan.

Nguyễn Đình Thi - Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải [1958]

Niềm tự hào về quê hương đất nước
 

Văn hào E-ren-bu từng nói: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của chốn quê hương, thì cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam cũng khiến cho mỗi người dân càng thêm yêu mến quê hương đất nước mình. Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có rất nhiều thi phẩm phản ánh tình yêu quê hương đất nước như: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm... Và nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm cho vườn văn học nước nhà những bài thơ đi cùng năm tháng như: Đất nước, Bài ca Hắc Hải... đặc biệt là bài Việt Nam quê hương ta. Trong những vần thơ ấy, quê hương đất nước hiện lên trong niềm tự hào về một Tổ quốc đẹp giàu, về một dân tộc anh hùng tình nghĩa, hiện lên trong sự căm giận khi đất nước đau thương trong chiến tranh và cả niềm hân hoan về một đất nước kiên cường, bất khuất trong chiến đấu.
Nghệ sĩ vĩ đại trước hết phải là nghệ sĩ của một dân tộc, một quê hương cụ thể [M. Gorki] bởi lẽ chỉ khi được sống, được gắn bó, nếm trải mọi niềm vui nỗi buồn với dân tộc ấy, với địa phương ấy người ta mới khám phá ra hết những vẻ đẹp tiềm ẩn của nơi đó. Với Tố Hữu, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi cũng như thế, nơi mà họ đã đánh đổi bằng cả cuộc đời với biết bao thăng trầm, bao kỉ niệm thì những điều tưởng chừng nhỏ bé đơn sơ trong cuộc sống thường ngày đã khắc sâu vào tâm trí và cũng không biết tự bao giờ lòng họ đã gắn chặt với quê hương như thân sơ máu thịt. Để rồi khi cảm xúc dâng trào thì những hình ảnh hiện hữu trong thơ hết sức sống động, chân thực, mà trước hết đó là niềm tự hào về quê hương giàu đẹp. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi” [Tố Hữu] - chỉ có thốt lên những lời như thế trước “bức họa đồng quê” xanh biếc và những cò cánh trắng chao nghiêng rập rờn. Mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.
Quê hương dưới con mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

Anh Đức
 

Câu 1.

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: lục bát [ câu có 6 chữ, câu có 8 chữ và cứ tiếp tục trình tự như vậy]

Câu 2.

- Nội dung đoạn thơ trên:lòng  yêu quê hương, đất nước.Vì sự giàu có, bình yên của đất nước ta có được ngày hôm nay chính là nhờ sự hi sinh, vất vả lao động của biết bao con người.

Câu 3.

- Từ láy : mênh mông, rập rờn, vất vả [ láy âm đầu]

- Từ ghép: Việt Nam, biển lúa, Trường Sơn, sớm chiều, gái trai

Câu 4.

Qua hai câu thơ trên, cảnh sắc quê hương của nước ta đã để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.Cảnh sắc của quê hương Việt Nam là những thứ hết sức giản dị.Hình ảnh "biển lúa" gợi cho em niềm tự hào  với sự giàu có, trù phú của quê hương. Từ đó, em  càng thêm yêu đất nước Việt Nam hơn.

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ và là một nhà văn hoá lớn. Nói như nhà văn Kim Lân, đó là người mà cái tài thì đàn ông ghen, cái tình thi đàn bà ghen. Một người như thế, sống được, kể cũng vất vả.Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Ông viết văn, soạn kịch, làm thơ, viết nhạc, làm lý luận. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có thành tựu, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của từng thể loại đó. Nhưng cũng bởi sự đa tài này mà rồi chính ông lại tự che khuất ông. Khi cần ngắm ông ở thể loại này, lại thấy ông lấp lánh sáng ở thể loại khác. Cũng vì thế, có nhà phê bình nghiên cứu, chẳng biết xếp ông vào đâu. Ở thể loại nào, ông cũng có đóng góp, nhưng rồi ngay trong chính thể loại ấy, người ta cũng thấy ông khiêm nhường đứng khuất sau những bóng dáng khác.

Riêng ở lĩnh vực văn chương, ông là một thái cực của Nguyễn Tuân và Tô Hoài. Trong lúc Nguyễn Tuân gò lưng luyện chữ, sáng tạo chữ, muốn đưa ra những con chữ tưởng như hoàn toàn mới, thì Nguyễn Đình Thi lại cố gắng xoá hết những chữ mới đi, để trang văn phẳng lỳ, không còn cợn lên một chữ nào nữa. Bởi thế ông thường chọn những chữ mòn nhẵn, bạc phếch, mang tính khái niệm, những con chữ mà các thi sĩ khác vứt bỏ, vì sợ không dám dùng, nó như những thửa ruộng bạc màu, hoang hoá, không có dấu hiệu hứa hẹn mùa màng. Nguyễn Đình Thi lại chọn chất liệu ấy để tạo dựng tác phẩm. Ông muốn bạn đọc đến với ông một cách tự nhiên thoải mái. Chân cứ thung thăng bước mà không sợ bị vướng vào câu, tay cứ tự do vung mà không ngại bị va phải chữ, để đến nhanh hơn cái đích mà ông muốn gửi gắm, chuyển tải. Mọi cố gắng của Nguyễn Đình Thi là để làm một nhà văn không có chữ. Đây dường như là một chủ định của ông. Một người nước ngoài, học tiếng Việt, chỉ cần biết dăm, bảy trăm tiếng là đã có thể đọc được toàn bộ thơ văn Nguyễn Đình Thi. Cái hay của thơ Nguyễn Đình Thi không nằm ở chữ. Nó là cái hồn phảng phất ở đằng sau những con chữ bạc phếch kia. Bởi thế phân tích thơ ông mà lại mang câu, chữ ra mổ xẻ là một việc làm không phải. Ông bộc lộ tài năng mình rực sáng hơn cả là ở trong thơ ca. Tuy vậy, thành tựu của thơ ông lại không nằm ở thể lục bát.


Nguồn: Chân dung và Đối thoại, Trần Đăng Khoa, NXB Thanh Niên, 1999

...Все пройдет и печаль и радостьВсе пройдет так устроен светВсе пройдет только верить надо

Что любовь не проходит нет ..

Video liên quan

Chủ Đề