Bà đẻ bị cảm lạnh phải làm sao

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi, bởi vì trong sữa mẹ ngoài có những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ thì còn chứa một lượng kháng thể giúp trẻ chống chọi lại với bệnh tật trong giai đoạn đầu đời. Thế nhưng việc bà mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú hay không?

Cúm là bệnh do một loại virus có thể lây lan qua đường hô hấp và tạo thành dịch, virus cúm có thể lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra hay qua sự tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus. Khi virus xâm nhập vào sẽ cần qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, nếu qua được hàng rào này sẽ gây ra bệnh cúm với những biểu hiện như: Ho, hắt hơi, chảy mũi, khạc đờm trong, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Bệnh cảm cúm không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng lâm sàng. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 14 ngày, tuy nhiên có một số ít những người có sức đề kháng kém như người già, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể gặp những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não màng não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm có thể gặp ở mọi đối tượng, cho nên với những người đang cho con bú mắc bệnh có thể xảy ra. Đặc biệt trong giai đoạn dịch cúm. Theo nghiên cứu thì chưa có một bằng chứng nào có thể chứng minh được virus cúm có trong sữa mẹ nên việc uống sữa mẹ không làm cho trẻ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh cúm lại lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, như vậy khi mẹ bị cúm thì nguy cũng có nguy cơ lây cho con qua đường thở. Khi mẹ bị cúm nếu không chú ý phòng ngừa cho con thì mẹ dễ dàng lây bệnh cho trẻ, bởi mẹ là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, đặc biệt với những trẻ còn bú mẹ.

Tuy nhiên, bà mẹ khi bị cảm cúm vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, mẹ có thể cho bé bú trực tiếp nhưng cần phải phòng tránh những nguy cơ gây bệnh cho con và chú ý những thuốc đang sử dụng có tiết qua sữa gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ hay không.

Thường thì điều trị cúm sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt và các vitamin nâng cao sức khỏe thì không ảnh hưởng tới việc cho con bú.

Mẹ bị cúm thì nguy cũng có nguy cơ lây cho con qua đường thở

Với những bà mẹ đang cho con bú mà không may bị cảm cúm thì điều lo lắng nhất là lấy bệnh cho con, để hạn chế việc lây bệnh cho con mẹ cần chú ý:

  • Trường hợp có các biểu hiện bị cúm nặng như hắt hơi liên tục, ho, khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con một thời gian, đeo khẩu trang để tránh phóng virus ra môi trường bên ngoài vào đồ vật cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh cho con. Tạm ngừng việc cho con bú khoảng vài ngày, khi các dấu hiệu thuyên giảm, thay vào đó thì vắt sữa cho con ty bằng bình hay xúc thìa. Chú ý khi vắt sữa nên đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ tay, núm vú và dụng cụ vắt để tránh virus vào sữa của bé. Khi đỡ các dấu hiệu thì có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay trước khi bế bé, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để loại bỏ virus.
  • Trường hợp nhẹ thì vẫn duy trì cho bé bú như bình thường nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay bằng xà phòng trước khi bế bé, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để loại bỏ virus. Chỉ nên tiếp xúc với bé khi cho bú, còn những chăm sóc cho bé khác như thay bỉm, rửa mặt... nên nhờ sự trợ giúp của người trong gia đình, để tránh nguy cơ lây lan tối đa cho bé.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh lây cho người nhà và tránh thải virus ra môi trường thông qua việc hắt hơi, ho...
  • Không được đưa tay lên vùng mặt của bé, không hôn trẻ khi đang bị cúm.
  • Có thể cho bé bú bình thường lại sau khi khỏi bệnh khoảng 2 tuần từ khi mắc bệnh.
  • Khi sử dụng thuốc cần ngoài những thuốc điều trị triệu chứng thông thường cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nên chú ý tránh để bị nhiễm cúm trong thời gian này bằng cách tiêm phòng cúm và tránh tiếp xúc gần những người đang mắc bệnh. Khi trẻ đủ tháng tuổi nên tiêm phòng cúm cho trẻ.

Nói chung, khi mẹ bị cúm vẫn hoàn toàn có thể cho trẻ bú trực tiếp nhưng cần phải hết sức cẩn thận để tránh lấy bệnh cho bé. Vì trẻ trong giai đoạn này nếu bị cúm thì hết sức nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng. Vì vậy, tốt nhất trong giai đoạn này mẹ nên chú ý và tiêm phòng đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Cách chữa cảm lạnh sau sinh và cách đề phòng cảm lạnh. Sau khi sinh là lúc cơ thể người mẹ yếu nhất. Vậy nên là nếu không phòng trasnhc ẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm những căn bệnh vặt. Đặc biệt là bệnh như cảm lạnh sau sinh. Nếu không biết cách điều trị cẩn thận. Có thể sẽ dẫn đến biến chứng thành các bệnh nguy hiểm cho mẹ và có nguy cơ lây nhiễm sang bé.

Bài viết liên quan >>

Tại sao các mẹ sau sinh thường hay bị cảm lạnh?

  • Vượt cạn là quá trình rất vất vả, lúc này cơ thể mẹ vừa bị những cơn đau hành hạ gây suy yếu sức khoẻ. Lại vừa mất máu dẫn đến mất nhiệt và cơ thể sẽ trở nên yếu hơn bình thường.
  • Sau sinh cơ thể mẹ sẽ gặp những vấn đề về sức khoẻ. Do suy giảm đề kháng nghiêm trọng, hệ hô hấp suy giảm. Khiến mẹ dễ bị ho và hệ tiêu hoá của mẹ còn yếu. Nên mẹ buộc phải ăn những thức ăn chuyên dành cho sản phụ.
  • Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, khiến sức đề kháng vốn đã yếu của mẹ khó hồi phục. Khi mới sinh nếu mẹ tắm thường xuyên sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Nhưng nếu không tắm lại dễ bị vi khuẩn từ môi trường tấn công.
  • Các mẹ sẽ có những biểu hiện đau đầu chóng mặt. Liên tục thức đêm chăm con và cho con bú. Mẹ sẽ càng mất ngủ và ăn uống kém. Vì vậy suốt giai đoạn ở cữ mẹ cần thận trọng để tránh các bệnh như cảm lạnh sau sinh, thương hàn, cảm cúm.

Cách chữa cảm lạnh sau sinh từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên

Cách chữa cảm lạnh sau sinh và cách phòng tránh

Các mẹ mới sinh cần hạn chế sử dụng các loại thuốc đặc biệt là kháng sinh. Vì thế khi bị cảm lạnh các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên mà hiệu quả rất tốt đó.

Cháo hành tía tô và gừng tươi

Nấu 1 nồi cháo gạo tẻ, cháo trắng là tốt nhất. Và chuẩn bị một nắm lá tía tô khoảng 3-5 lá, hành tươi và gừng mỗi thứ 10gram. Đem rửa sạch rồi cắt nhỏ bỏ đáy bát, sau đó múc cháo đổ lên trên tía tô hành tươi và gừng vừa thái nhỏ. Có thể cho vào 1 lòng đỏ trứng gà [ tùy khẩu vị từng mẹ].  Dùng thìa ngoáy cho đều cháo và gia vị, sau đó ăn trực tiếp luôn. Các mẹ nên ăn lúc nóng, và lên giường đắp chăn kín cho ra hết mồ hôi

Nước gừng tươi và hành lá

Gừng tươi và hành lá mỗi thứ chuẩn bị khoảng 15gram. Sau đó đem rửa sạch thái nhỏ và đun với nước, để sôi chừng 10 phút. Bắc xuống và uống nóng, sau đó cũng lên giường đắp chăn kín cho vã hết mồ hôi.

Rượu trắng và gừng tươi

Các mẹ chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem sửa sạch gọt vỏ. Sau đó đem dã nát và xào nóng với chút rượu trắng. Bọc hỗn hợp vừa dã nát vào túi vải sạch, để đánh gió khắp người cho ra mồ hôi

Chữa cảm lạnh sau sinh bằng lá húng chanh

Tinh dầu húng chanh có thể giúp tiêu độc và giảm ho rất tốt. Vì thế sử dụng lá húng chanh cho các mẹ chữa cảm lạnh sau sinh là cực kỳ hiệu quả. Các mẹ hái 1 nắm lá húng chanh đem dã nát. Rồi đun sôi với khoảng 500ml nước để nguội. Sau đó chắt ra để uống trong ngày, 1 ngày hai lần.

Cách chữa cảm lạnh sau sinh bằng các thảo dược tự nhiên đơn giản

Chữa cảm lạnh sau sinh bằng mật ong và chanh

Lấy một ít mật ong pha với chanh nóng. Đây là bài thuốc đơn giản và hiệu quả cho, vừa chữa được chứng đau họng lại giải cảm hiệu quả. Chỉ cần pha chanh với mật ong theo tỷ lệ hợp lý. Ngày uống ngày 3 lần, trong vòng 1 tuần.

Các loại lá tắm từ thiên nhiên

Kết hợp các loại lá với nhau như: tía tô, sả, kinh giới, bạc hà, ngải cứu, chanh, bưởi. Tất cả cho tất vào nồi nấu nồi nước xông cho ra mồ hôi. Và có thể sát trùng đường hô hấp.  Khi xông xong, lau khô mình và không để cơ thể nhiễm gió lạnh.

Các bài viết khác bạn nên tham khảo >>

  • Sau sinh nên ăn gì và không nên ăn gì
  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh

Phòng ngừa việc cảm lạnh lạnh sau sinh như thế nào cho hợp lý?

Tránh nằm phòng máy lạnh hoặc để nhiệt độ vừa phải để hạn chế việc bị cảm lạnh sau sinh

Sau khi sinh mẹ cần có những biện pháp phòng bệnh hợp lý. Để tránh bị cảm lạnh sau sinh và các bệnh vặt khác. Bởi vì giai đoạn này cơ thể các mẹ còn rất yếu.

  • Không nên tắm rửa thường xuyên, mà chỉ dùng khăn ẩm lau người. Vệ sinh cơ thể cho sạch sẽ, hoặc tắm qua với nước ấm thật nhanh trong phòng kín gió. Lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. Tránh nằm trong phòng máy lạnh với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vì như vậy sẽ rất dễ bị cảm lạnh khi các mẹ bước ra khỏi phòng máy lạnh.
  • Thời tiết nắng nóng oi bức, sẽ khiến nguy cơ cảm lạnh của chị em tăng cao. Bởi mùa nóng các mẹ sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với quạt gió hoặc, máy lạnh. Vì thế lúc này cơ thể thường ra mồ hôi trộm. Những mồ hôi này nếu không lau kịp thời, sẽ ngấm ngược vào cơ thể và gây nên cảm lạnh.
  • Cách phòng chữa cảm lạnh tốt nhất của mẹ lúc này là hãy để chiếc khăn long bên mình. Và thường xuyên lau khô mỗi khi cảm thấy mồ hôi thấm ra nhiều.

Trên đây là cách chữa cảm lạnh sau sinh với các nguyên liệu tự nhiên sẵn có. Với các bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh từ những loại thảo dược đơn giản. Nhưng đem lại nhiều hiệu quả, các bạn sẽ không còn phải lo lắng khi thời tiết trở lạnh nữa. Nếu các mẹ có bị cảm, thì tuyệt đối không uống thuốc cảm bừa bãi. Vì nó có thể ảnh hưởng lớn tới cơ thể của mẹ. Nên mẹ không được phép uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề