Aẩn dụ là gì

Tiếng Việt là ngôn ngữ rất đa dạng và phong  phú, ngay cả đối với người Việt Nam việc học ngữ pháp trong tiếng Việt cũng không phải điều dễ dàng, bởi vậy mới có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Ngoài việc đa dạng về từ ngữ, trong tiếng Việt còn đa dạng về các biện pháp tu từ. Và hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ khá quan trọng và được sử dụng phổ biến trong quá trình học tập của học sinh, đây cũng là hai biện pháp dễ khiến người học bị nhầm lẫn. Vậy làm sao để có thể nắm chắc kiến thức về hai biện pháp tu từ này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó [tính chất, trạng thái, màu sắc...], nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

1.2. Các hình thức ẩn dụ

- Ẩn dụ hình thức: Với phép ẩn dụ này hai sự vật, sự việc, hiện tượng trong phép ẩn dụ có nét tương đồng về hình thức.

Ví dụ minh họa:

 “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là chỉ mặt trăng, mặt trăng tròn trịa đầy đặn, ở đây tác giả lấy đặc điểm đó của mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân

- Ẩn dụ cách thức: là phép ẩn dụ các sự vật, hiện tượng có tương đồng về cách thức.

Ví dụ minh họa:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Quả, cây, khoai là thành quả của lao động, còn hành động trồng cây là hành động lao động, các sự vật hiện tượng này có tương đồng về cách thức đều thuộc  về hành động lao động.

- Ẩn dụ phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất

Ví dụ minh hoạ:

“Người cha mái tóc bạc,

Đốt lửa cho anh nằm.”

Hình ảnh ẩn dụ “Người cha” trong câu thơ chính là chỉ Bác Hồ, ý nói Bác Hồ chăm sóc cho các chiến sĩ tận tình, chu đáo như đang chăm lo cho chính con cái của mình.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Hình thức ẩn dụ này là việc cảm nhận bằng một giác quan khác, chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Ví dụ minh họa:

 “Tiếng hát của cô ấy thật ngọt ngào”

Từ việc nghe bằng tai nhưng lại thể hiện cảm giác bằng miệng “ngọt ngào”, chuyển từ thính giác sang vị giác.

2. Như thế nào gọi là biện pháp hoán dụ?

2.1. Khái niệm, hoán dụ là gì

Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Có 4 phép hoán dụ chính trong Tiếng Việt đó là:

  1. Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể
  2. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
  4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

2.2. Các loại hoán dụ

- Phép hoán dụ: “Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể”

Ví dụ minh họa:

“Áo nâu cùng với áo xanh,

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

Hình ảnh “áo nâu, áo xanh” chỉ người nông dân và người công nhân, đây là bộ phận nhỏ của nông thôn và thành thị.

- Phép hoán dụ: “Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng”:

Ví dụ minh hoạ:

“Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai”

Bóng hồng là chỉ về vẻ đẹp của mỗi người con gái, đây được coi là vật chứa đựng. Xuân lan, thu cúc là chỉ về vẻ đẹp riêng của từng người con gái, đây là cái bị chứa đựng

- Phép hoán dụ: “Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật”

Ví dụ minh họa:

“Áo chàm đưa buổi phân li,

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

“Áo chàm” là hình ảnh những đồng bào miền Bắc, ở đây chính là dấu hiệu ám chỉ những cuộc chia li trong chiến tranh, sự chia cắt Bắc – Nam.

- Phép tu từ: “Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng”

Ví dụ minh họa:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người.”

Cái cụ thể là 10 năm, trồng cây hoán dụ cho cái trừu tượng đó là trăm năm trồng người.

3. So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ

Chúng ta có thể phân biệt nhanh ẩn dụ và hoán dụ dựa vào mối liên quan của sự vật hiện tượng được sử dụng.

3.1. Sự giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

- Sự chuyển đổi có cùng bản chất: Đều gọi sự vật, sự việc, hiện tượng này với tên gọi của sự vật hiện tượng khác.

- Đều sử dụng sự liên tưởng.

- Tác dụng: Giúp cho tăng sức gợi tả, gợi cảm cho câu văn, câu thơ tạo cảm xúc cho người đọc.

3.2. Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Hai phép tu từ này có cơ sở liên tưởng không giống nhau:

- Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù hai sự vật, hiện tượng không có liên quan gì với nhau nhưng giữa hai sự vật, hiện tượng đó có điểm giống nhau, vì vậy mà người ta đã có sự chuyển đổi giữa những sự vật, hiện tượng đó.

- Phép hoán dụ dựa trên cơ sở của sự liên tưởng gắn bó, gần gũi giữa các sự vật hiện tượng có liên quan trực tiếp đến nhau, gần kề nhau.

Trên đây là bài viết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ của Vieclam123.vn, hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn học sinh nắm được chi tiết khái niệm, các hình thức, biết cách phân biệt hai biện pháp này và có thể sử dụng thành thạo hai phương pháp tu từ này.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 3.8  [12 bình chọn]

Trong văn học, chắc hẳn chúng ta cũng không còn gì xa lạ với khái niệm ẩn dụ. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng hiểu được ẩn dụ là gì và cách sử dụng phép ẩn dụ ra sao. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được hết thông tin về phép ẩn dụ trong môn Ngữ Văn. 

Ẩn dụ là gì

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng khi các sự vật, hiện tượng được nhắc đến thông qua việc gọi tên một sự vật hiện tượng khác khi cả 2 có những nét tương đồng với nhau. Nhờ đó, việc diễn đạt của người dùng sẽ được tăng thêm phần gợi cảm, gợi hình.

Thực tế, trong cuộc sống hàng ngày hiện nay, con người cũng thường xuyên sử dụng hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt, trình bày về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng phép ẩn dụ đúng ngữ cảnh và ngữ nghĩa. 

Ẩn dụ là gì

Xem thêm tính từ là gì

Ví dụ về ẩn dụ

Phép ẩn dụ thường được sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ hoặc trong văn học. Ví dụ như sau:

Ví dụ 1:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ “

Trong câu thơ trên, hình ảnh ẩn dụ được sử dụng là mặt trời. Mặt trời ở câu thơ thứ nhất là mặt trời thật, còn mặt trời ở câu thơ thứ hai để chỉ Bác Hồ. Qua cách nói ẩn dụ này, tác giả muốn làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ là người đã soi sáng cho lí tưởng, đường đi của cả dân tộc Việt Nam.

Ví dụ 2: 

“ Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền “

Trong câu ca dao trên, tác giả muốn làm nổi bật mối quan hệ khăng khít giữa “thuyền” và “bến”. Hai hình tượng này được dùng để tượng trưng cho mối quan hệ giữa người với người, của một cô gái chung thuỷ luôn đợi chờ người yêu đi xa. 

Ví dụ 3:

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay”

Trong câu trên, thân cò được dùng để ẩn dụ cho hình ảnh người nông dân ngày ngày phải lao động vất vả để trang trải cuộc sống. 

Các hình thức ẩn dụ

Các hình thức ẩn dụ

Hiện nay, ẩn dụ được chia thành 4 hình thức với 4 đặc điểm nhận biết riêng biệt. Cụ thể như sau:

Ẩn dụ hình thức

Đây là hình thức ẩn dụ dựa vào sự giống nhau giữa hình thức của các sự vật, hiện tượng với mục đích dấu đi một phần ý nghĩa của câu thơ, câu văn đó.

Ví dụ: 

“ Về thăm quê Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

Trong câu thơ này, hình ảnh ẩn dụ “ thắp lên lửa hồng” dùng để nói về hoa râm bụt đỏ rực đang nở.

Ẩn dụ phẩm chất

Phép ẩn dụ phẩm chất sẽ thay thế sự tương đồng giữa phẩm chất của sự vật hiện tượng này với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ:

“Người cha mái tóc bạc

Đối lửa cho anh nằm”

Câu thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ người cha mái tóc bạc dựa trên sự tương đồng về phẩm chất với Bác Hồ đã có tuổi. Hình ảnh Bác với mái tóc bạc phơ chăm lo giấc ngủ cho những chiến sĩ giống như người cha gì chăm sóc cho đàn con thơ của mình.  

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng này bằng giác quan nhưng thông qua từ ngữ để sử dụng cho giác quan khác.

Ví dụ: “Trời hôm nay ánh nắng vàng giòn tan”

Câu nói này dùng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để miêu tả ánh nắng rất lớn có thể làm khô tất cả mọi sự vật. Thay vì sử dụng thị giác để cảm nhận ánh nắng khi tác giả dùng từ giòn tan là vị giác để miêu tả ánh nắng này.

Ẩn dụ cách thức

Phép ẩn dụ này dùng những cách thức khác nhau để miêu tả về cùng một sự vật, hiện tượng. 

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu tục ngữ để bày tỏ lòng biết ơn những người lao động – những người đã tạo ra thành quả để chúng ta dùng, do đó chúng ta cần luôn nhớ đến công lao của họ. 

Xem thêm phương thức biểu đạt là gì

Ẩn dụ và hoán dụ giống và khác nhau như thế nào

Để phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ, chúng ta cần hiểu khái niệm hoán dụ là gì. Hoán dụ là phương pháp gọi tên một sự vật, hiện tượng bằng một sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi để tăng thêm sức gợi cảm, gợi hình. 

Ẩn dụ và hoán dụ giống và khác nhau như thế nào

Xem thêm nhiều tài liệu văn học khác tại AMA

Ẩn dụ và hoán dụ có điểm gì giống nhau

  • Đều là những biện pháp tu từ được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác
  • Được sử dụng trong câu văn với mục đích tăng thêm tính diễn đạt, biểu cảm cho người đọc
  • Đều ứng dụng sự liên tưởng để gợi tả

Ẩn dụ và hoán dụ khác nhau như thế nào

  • Ẩn dụ: dựa vào mối quan hệ tương đồng về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác để gợi tả
  • Hoán dụ: dựa vào mối quan hệ gần gũi và cụ thể như: cái toàn thể và cái bộ phận, vật bị chứa đựng và vật chứa đựng, cái trừu tượng và cái cụ thể, sự vật và dấu hiệu của sự vật.

Ẩn dụ tiếng Anh là gì

Ẩn dụ tiếng Anh là metaphor

Như vậy, thông qua bài viết trên của AMA, các bạn đã phần nào hiểu rõ ẩn dụ là gì và cách thức sử dụng nó. Hãy ứng dụng linh hoạt phép ẩn dụ trong văn học để tác phẩm của bạn được tăng thêm sức gợi hình, sức biểu đạt hơn. 

Video liên quan

Chủ Đề