15 ha trồng lúa thì thu được bao nhiêu trấu năm 2024

BT- Nếu diện tích lúa có tăng cũng là điều thuận lợi khi xu hướng các nhà máy bia đang đua nhau lấy trấu nấu bia, rồi từ đó tạo nhiệt bán điện lên lưới quốc gia, vừa tiết giảm chi phí, vừa tăng lợi nhuận.

15 ha trồng lúa thì thu được bao nhiêu trấu năm 2024
Có thể vỏ trấu trở thành hàng hiếm. Ảnh minh họa

Chỉ tính trong 2 năm gần đây đã thấy diện tích trồng lúa trong tỉnh chênh lệch rõ. Nếu năm 2016, diện tích lúa, màu sản xuất trong 3 vụ được 80.200 ha, thì năm nay đã tăng lên 93.350 ha. Riêng vụ đông xuân có sự tăng vọt diện tích từ 19.441 ha lên 31.563 ha, bởi lẽ đây là vụ dễ cho năng suất cao, người trồng có lời. Nếu nhìn ở góc độ từng nơi thì Bắc Bình là huyện có diện tích lúa tăng nhiều nhất tỉnh. Theo số liệu của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, đơn vị dựa trên diện tích có sổ đỏ và diện tích tưới cụ thể thì số diện tích lúa tăng 2.000 ha/vụ. Còn theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bình, con số tăng gần 4.000 ha, do người dân trồng lúa ở một số vùng nước nhỉ… Tiếp sau Bắc Bình là vùng Đức Linh, Tánh Linh với số diện tích lúa có tăng qua các vụ sản xuất, riêng vụ mùa này diện tích tăng lên gần 1.000 ha với lý do nhiều vùng trong kế hoạch không sản xuất nhưng sau thấy điều kiện thời tiết thuận lợi nên người dân xuống giống.

Giá lúa không tăng mấy nhưng vì sao diện tích lúa vẫn tăng? Nhiều người phân tích nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do an ninh lương thực và nhấn mạnh nếu diện tích lúa có tăng cũng là điều thuận lợi khi xu hướng các nhà máy bia đang đua nhau lấy trấu nấu bia, rồi từ đó tạo nhiệt bán điện lên lưới quốc gia. Bằng chứng, những ngày qua có thông tin Heneken Việt Nam đã công bố có 4 trong 6 nhà máy đã sử dụng trấu để nấu bia và nhờ thế giảm phát thải vào môi trường 3.368 tấn CO2, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm 13,7% lượng năng lượng tiêu thụ, tiết kiệm tương đương 2,7 tỷ đồng. Trước đó không lâu, Công ty CP Bia Sài Gòn - miền Tây (đơn vị thành viên của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn) cũng công bố đã ứng dụng thành công việc sử dụng trấu làm nguyên liệu đốt lò hơi thay thế dầu FO. Nếu làm phép so sánh giữa 2 loại nguyên liệu thì củi trấu đã làm lợi cho công ty khoảng 15 tỷ đồng/năm. Nhờ vậy, đến nay, Bia Sài Gòn đã có 8 nhà máy cùng ứng dụng, tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Theo phân tích của nhà máy, sử dụng trấu để đốt cho nồi hơi, sẽ tiết kiệm 90% chi phí nhiên liệu so với nồi hơi đốt dầu và 60% chi phí nhiên liệu so với nồi hơi đốt than đá. Mặt khác, trấu có thành phần chất xơ chiếm 75% nên dễ bén lửa, khi cháy không có khói, mùi tỏa ra rất dễ chịu và duy trì sự cháy lâu. Và củi trấu có thể làm chất đốt cho nhiều dạng lò đốt truyền thống và hiện đại nên nhiều nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị nồi hơi đốt bằng củi trấu để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

Chưa bàn đến việc thân thiện đến môi trường, trong kinh doanh mà tiết kiệm chi phi sản xuất thì các doanh nghiệp đã hăm hở đón nhận, nhất là nguyên liệu ấy lại đang thừa, một số nơi phải đốt bỏ. Tại Bình Thuận, nơi có diện tích trồng lúa không nhỏ và phải nói rằng cây lúa Bình Thuận có “sức mạnh” rất rõ so với những nơi khác khi hàng năm phải so găng với cây thanh long, cây trồng xóa đói giảm nghèo. Và thực tế, cây lúa có những ưu thế riêng như ngoài hạt lúa, rơm rạ còn là mặt hàng có giá để nhà vườn thanh long mua tủ gốc cây… Và bây giờ, với sự xu hướng sử dụng trấu để nấu bia của nhiều công ty, trong tương lai không xa, trấu sẽ thành mặt hàng có giá, chứ không bỏ thừa mứa lâu nay.

– Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, sản lượng hàng năm đạt hàng chục triệu tấn. Tuy nhiên, lượng rơm rạ, trấu phát sinh từ việc chế biến lương thực hàng năm cũng tương đương hoặc lớn hơn. Nếu không xử lý đúng phương pháp sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây hao phí nguồn năng lượng rất lớn.

An Giang đi đầu trong sản xuất điện từ trấu

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường từ phụ phẩm nông nghiệp, tỉnh An Giang đã có chính sách ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu từ trấu, công suất 10 MW và có khả năng xử lý khoảng 120.000 tấn trấu/năm. Từ nhiều năm qua, tỉnh An Giang đã mời gọi các nhà đầu tư tham gia vào các dự án tái tạo nguồn năng lượng sạch từ loại phụ phẩm nông nghiệp này.

Theo đó, dự án đang được thực hiện tại Cụm công nghiệp ấp An Thạnh, xã Hòa An (Chợ Mới), do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Đông Thành thực hiện. Đơn vị thực hiện dự án sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện theo công nghệ lò hơi tầng sôi, tua- bin ngưng tụ – trích hơi, công suất nhà máy điện đạt 10MW. Đồng thời, có khả năng xử lý trấu đạt 120.000 tấn trấu/năm. Ngoài ra, tỉnh cũng đang hỗ trợ chủ đầu tư khác xây dựng nhà máy nhiệt điện từ trấu tại huyện Thoại Sơn, nhằm giải quyết lượng trấu phát sinh khá lớn tại đây. Mới đây, UBND tỉnh cũng có văn bản chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Quốc Tế (ICC) - nay là Công ty Cổ phần Đầu tư và Tái tạo Môi trường 1 đầu tư dự án xử lý rác thải nông nghiệp bằng phương án xây dựng nhà máy điện trấu với công suất 10 MW, địa điểm tại xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Diện tích đất dự kiến sử dụng là 179.985 m2. Sau khi hoàn thành sẽ cung cấp điện cho các nhà máy xay xát và lau bóng gạo trong khu vực của nhà máy phát điện.

500MW điện mỗi năm từ trấu thừa ở đồng bằng sông Cửu Long

Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL cho biết, với sản lượng lúa hơn 20 triệu tấn như hiện nay, nếu lấy tỷ lệ trung bình là 100kg lúa cho 20kg trấu, mỗi năm trong vùng ĐBSCL có trên 4 triệu tấn trấu.

Với lượng trấu dư thừa trên, hàng năm ĐBSCL có thể cung ứng cho các nhà máy sản xuất nhiệt điện với tổng công công suất 500 MW.

Kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL tại 108 nhà máy xay xát lúa tại 14 quận, huyện thuộc TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng cho thấy, có khoảng 50% trấu tại các nhà máy xay xát được bán cho các mục đích sử dụng làm chất đốt dân dụng và làm phân bón.

Giá bán trấu dao động 40-170 đồng/kg, tùy theo từng địa phương và từng thời điểm trong năm, nhưng các nhà máy này vẫn còn một lượng trấu dư thừa rất lớn, với trên 232.000 tấn/năm.

Lượng trấu dư thừa chủ yếu tập trung vào các tháng cao điểm của mùa thu hoạch lúa (từ tháng 2 đến tháng 7) tại nhà máy xay xát lúa có quy mô lớn và vừa.

Thường lượng trấu dư thừa được đốt hoặc bỏ xuống sông, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nếu tận dụng được nguồn trấu dư thừa, có thể đáp ứng tốt nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất nhiệt điện và hạn chế gây ra ô nhiễm môi trường.

Theo Công ty điện lực J-Power (Nhật), muốn cho nhà máy nhiệt điện có công suất 10MW hoạt động, cần tiêu thụ một lượng trấu khoảng 80.000 tấn/năm. Công ty điện lực J-Power chính là một trong các doanh nghiệp đang có ý định sử dụng nguồn nguyên liệu trấu dư thừa tại ĐBSCL sản xuất nhiệt điện.

Thời gian qua, Công ty này đã hợp tác với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Đình Hải tiến hành nghiên cứu và xúc tiến kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện sử dụng trấu tại KCN Thốt Nốt TP Cần Thơ, với công suất 10 MW.

Theo J-Power, nếu dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đầu tiên tại Thốt Nốt thành công, công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây thêm 10-15 nhà máy nữa tại các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Từ kinh nghiệm các nước trong khu vực…

Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng trấu để sản xuất điện thành công, với giá thành hợp lý, vừa tiết kiệm nguồn nhiên liệu hoá thạch không tái tạo, vừa bảo vệ môi trường do trấu không được xử lý gây ra.

Thái Lan đã có 2 nhà máy nhiệt điện dùng trấu tại tỉnh Nakornrachasima (công suất 2,5 MW) và tỉnh Pathumtami (công suất 10 MW). Ít tiềm năng hơn nước ta, nhưng Campuchia cũng đã có nhà máy nhiệt điện dùng trấu tại tỉnh Ang Snoul, công suất 2 MW.

Malaysia có nhà máy tại Perak công suất 1,5 MW. Trong khi đó, Việt Nam là một nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới, mỗi năm các cơ sở xay xát gạo thải ra tới 7,5 - 8 triệu tấn vỏ trấu. Lượng trấu có thể thu gom được ở dạng tập trung vào khoảng 4,5 triệu tấn, đã được sử dụng 3 triệu tấn vào các mục đích đun nấu, củi ép, ván ép… còn 1,5 triệu tấn trong chính vụ thường dư thừa phải thải ra kênh, rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ với 1,5 triệu tấn trấu dư thừa trong mùa thu hoạch đã có thể dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, tạo ra tới 1 - 1,2 triệu kWh/năm.

Đến thực tế ở Việt Nam

Từ những tính toán, khảo sát các khu vực có nhiều cơ sở xay xát gạo, khả năng thu gom, vận chuyển bằng đường thuỷ (trong vòng bán kính 30km), NEDO đề xuất 3 dự án nhiệt điện sử dụng trấu: Hoà An (An Giang), Cai Lậy (Tiền Giang) và Tân An (Long An), cùng công suất 4 MW.

Nhiều chuyên gia cũng đồng tình khi dựa vào các yếu tố: giá trấu hiện tại khoảng 300 đồng/kg, theo xu thế có thể tăng tới 500 đồng/kg; phương thức vẫn chuyển bằng thuyền gỗ 15-20 tấn, có nhiều trong dân; Chính phủ đang xây dựng 3 trung tâm nông nghiệp thử nghiệm để hỗ trợ phát triển thị trường gạo tại Long An, Tiền Giang, An Giang…

Tuy nhiên theo các nhà chuyên môn, phát triển năng lượng trấu ở Việt nam còn gặp nhiều khó khăn cần có biện pháp khắc phục. Đó là hầu hết các cơ sở xay xát có quy mô nhỏ, phân tán nên việc thu gom trấu với số lượng lớn rất khó khăn; khối lượng riêng trấu chỉ 120kg/m3 nên khó vận chuyển, chi phí vận chuyển sẽ rất cao; khó đảm bảo đầy đủ nguồn nhiên liệu cả năm do sản lượng trấu không đều theo mùa vụ lúa và phân tán…

Rõ ràng, để có thể tận dụng được tất cả các nguồn trấu nhỏ lẻ, phân tán trên diện rộng, việc cần tính toán trước tiên chính là cần nghiên cứu các loại máy ép trấu thành các thanh đốt có công suất phù hợp đặt tại khu vực có cơ sở xay xát. Khi trấu ép thành củi sẽ vận chuyển và lưu kho bãi dễ dàng, ít chiếm diện tích hơn, nhà máy chủ động được nguồn nhiên liệu, ổn định giá trấu nhờ những hợp đồng dài hạn với các cơ sở xay xát. Bộ Công thương đang nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ về dự án phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có việc thu phí các nhà máy sử dụng, khai thác nhiên liệu hoá thạch để hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo. Đây là một tiền đề giúp các nhà đầu tư có thể quyết tâm chuyển hướng nghiên cứu đầu tư nhà máy nhiệt điện đốt bằng trấu. Như vậy, nguồn cung nhiên liệu đã khả thi, thủ tục pháp lý về đầu tư sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối đã có, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn đang chờ những cơ chế hỗ trợ về vốn, ưu đãi giá bán điện (năng lượng sạch được thu mua giá cao hơn so với năng lượng truyền thống)… để mạnh dạn biến tiềm năng này thành hiện thực. Trong đó, khoảng 68% được tái sử dụng (trồng nấm rơm, làm thức ăn cho gia súc…), còn lại chưa được xử lý đúng cách. Đồng thời, lượng trấu thải ra từ các nhà máy xay xát ước khoảng 640 ngàn tấn/năm, được đưa vào sử dụng ở các lò gạch với công nghệ thô sơ, làm phát sinh khói và khí thải độc hại gây ô nhiễm không khí, môi trường./..