Hình nón - lý thuyết. hình nón - hình nón cụt - diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt

- Cạnh \[AC\] quét lên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của nó được gọi là một đường sinh, chẳng hạn \[AD\] là một đường sinh .

1. Hình nón

Khi quay một tam giác vuông góc \[AOC\] một vòng quanh cạnh góc vuông \[OA\] cố định thì được một hình nón.

- Cạnh \[OC\] tạo nên đáy của hình nón, là một hình nón tâm \[O\].

- Cạnh \[AC\] quét lên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của nó được gọi là một đường sinh, chẳng hạn \[AD\] là một đường sinh .

- \[A\] là đỉnh và \[AO\] là đường cao của hình nón.

2. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình nón

Diện tích xung quanh của hình nón: \[{S_{xq}} = \pi rl\]

Diện tích toàn phần của hình nón: \[{S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2}\]

[\[r\] là bán kính đường tròn đáy, \[ l\] là đường sinh]

3. Thể tích

Công thức tính thể tích hình nón:\[\displaystyle V = {1 \over 3}\pi {r^2}h\].

4. Hình nón cụt

Cho hình nón cụt có \[r_1,r_2\] là các bán kính đáy, \[l\] là độ dài đường sinh, \[h\] là chiều cao.

+ Diện tích xung quanh nón cụt là \[S_{xq}=\pi [r_1+r_2].l\]

+ Thể tích nón cụt là \[V=\dfrac {1}{3}\pi h [r_1^2+r_2^2+r_1r_2]\]

Video liên quan

Chủ Đề