Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói về chatbot, những trợ lý ảo thông minh giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nhưng làm thế nào để tạo ra một chatbot thực sự hiệu quả và phù hợp với môi trường kinh doanh của bạn?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách tạo chatbot từ những bước cơ bản đến những chiến lược tối ưu, giúp bạn tạo ra một chatbot hiệu quả và mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ, đây có thể là bước chuyển mình quan trọng cho sự phát triển của bạn!

Chatbot là gì?

Chatbot, một thuật ngữ kết hợp giữa “chat” (trò chuyện) và “robot” (robot) – một chương trình máy tính được thiết kế để mô phỏng cuộc trò chuyện với con người thông qua giao diện trò chuyện, giúp người dùng truy cập thông tin hoặc thực hiện các tác vụ cụ thể.

Chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy, nên có khả năng hiểu và phản hồi lại yêu cầu của người dùng một cách tự động, nhanh chóng và hiệu quả.

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, chatbot trở thành một công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác với khách hàng, tối ưu hóa quy trình hỗ trợ và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Dù bạn đang tìm kiếm thông tin, muốn đặt hàng trực tuyến, hay chỉ cần giải đáp mọi thắc mắc, chatbot luôn sẵn lòng hỗ trợ ngay tức.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Chatbot là một chương trình phần mềm được thiết kế để tự động trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các tác vụ cụ thể thông qua giao diện nhắn tin hoặc trò chuyện

Chatbot Facebook là gì?

Chatbot Facebook là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo tích hợp trên nền tảng Messenger của Facebook, giúp tự động giao tiếp với người dùng thông qua việc gửi và nhận tin nhắn. Mục tiêu chính của Chatbot Facebook là cung cấp một phương thức tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp và tổ chức muốn tương tác với khách hàng của mình mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ con người.

Chatbot Facebook có khả năng hiểu và phản hồi các câu hỏi, yêu cầu hoặc thắc mắc của người dùng một cách tức thì, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa quá trình hỗ trợ khách hàng.

Bên cạnh đó, chatbot có thể tự cải thiện và tinh chỉnh cách giao tiếp của mình dựa trên dữ liệu từ các cuộc trò chuyện trước đó, giúp chúng trở nên thông minh và linh hoạt hơn theo thời gian.

Tóm lại, Chatbot Facebook đóng một vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế của nền tảng mạng xã hội phổ biến này để kết nối và phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Cách thức hoạt động của chatbot

Theo đó, chatbox Messenger Facebook sẽ tự động tương tác với người dùng dựa vào từ khóa mà đã thiết lập cho hệ thống trước đó. Mỗi chatbot được kết nối đến với fanpage Facebook qua API để trả lời tin nhắn với khách hoặc chuyển qua live chat cho người trực fanpage.

Cơ chế hoạt động của chatbox Facebook diễn ra như sau:

  • Khi người dùng chọn mục “nhắn tin” -> chatbot sẽ hiển thị. Dựa vào thông tin và từ khóa của người dùng nhập vào, hệ thống tự động chuyển chuyển thành ngôn ngữ lập trình. Sau đó, chatbot sẽ tiến hành phân tích ý nghĩa và phản hồi câu trả lời cho khách hàng.
  • Trường hợp từ khóa không khớp hoặc không có dữ liệu cụ thể, chatbot sẽ chuyển câu hỏi đến nhân viên để trực tiếp giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

Có thể nói, chatbot làm việc như một nhân thực thụ: trực fanpage, tư vấn và trả lời comment khách hàng… Do đó, việc học cách tạo chatbot sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh của bạn đấy!

Lợi ích khi tích hợp chatbot cho các nền tảng hoạt động

Việc tích hợp chatbot cho fanpage Facebook sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như sau:

Hỗ trợ khách hàng 24/7

Chatbot có khả năng phục vụ khách hàng mọi lúc – mọi nơi, giải quyết mọi thắc mắc và vấn đề của khách hàng mà không cần chờ đợi. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, mà còn tạo một trải nghiệm tương tác ấn tượng đối với khách hàng.

Tiết kiệm chi phí

Thay vì phải trả lương cho một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, chatbot hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ tự động, nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí nhân sự và đảm bảo khách hàng luôn nhận được sự hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi.

Tăng cường trải nghiệm người dùng

Khi khách hàng nhập bất kỳ thông tin nào vào fanpage doanh nghiệp, chatbot sẵn sàng hỗ trợ ngay lập tức – mang đến cho họ cảm giác được quan tâm và phục vụ tốt nhất. Nhờ vậy, giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng, mở rộng phạm vi tương tác và tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng hơn.

Thu thập dữ liệu và thông tin

Chatbot Facebook chính là một công cụ mạnh mẽ trong việc thu thập dữ liệu và thông tin từ người dùng. Mỗi lần người dùng tương tác với chatbot từ việc đặt câu hỏi, gửi yêu cầu cho đến việc cung cấp phản hồi, tất cả đều được ghi lại và lưu trữ.

Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng. Đồng thời, dựa vào dữ liệu thu thập còn hỗ trợ tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra sản phẩm phù hợp hơn.

Tối ưu hóa quá trình bán hàng

Sử dụng chatbot không chỉ giúp khách hàng truy cập thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng, mà còn hỗ trợ quá trình đặt hàng, kiểm tra tình trạng đơn hàng và giải đáp mọi thắc mắc một cách tức thì. Khi doanh nghiệp mang đến cho khách hàng cảm giác như một “người bạn” – họ sẵn sàng chốt đơn ngay lập tức!

Tự động hóa các tác vụ

Chatbot Facebook không chỉ là một công cụ hỗ trợ khách hàng, mà còn là một giải pháp mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa một loạt các tác vụ từ cơ bản đến phức tạp. Từ việc cung cấp thông tin sản phẩm, hướng dẫn quy trình đặt hàng, cho đến việc giải quyết các vấn đề thường gặp – tất cả đều có thể được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác thông qua chatbot.

Tương tác cá nhân hóa

Khả năng học hỏi và tiếp tục cải tiến dựa trên dữ liệu tương tác giúp chatbot không chỉ trả lời các câu hỏi một cách tự động, mà còn đưa ra gợi ý và giải pháp phù hợp với từng khách hàng. Mỗi lần tương tác trở thành một trải nghiệm độc đáo, giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng, đồng thời mở ra cơ hội kinh doanh và tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp.

Tăng tốc độ xử lý

Không cần chờ đợi quá lâu, khách hàng sẽ nhận được câu trả lời và hướng dẫn từ chatbot ngay lập tức. Dịch vụ chăm sóc tuyệt vời này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian và cảm thấy được quan tâm. Hơn nữa, còn giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực và tải nặng cho đội ngũ hỗ trợ của mình.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Chatbot mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp: tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo quy trình kinh doanh diễn ra như mong đợi

11 Yếu tố cần xem xét trước khi tạo chatbot cho Fanpage

Khi tạo chatbot cho Fanpage Facebook, có một số yếu tố quan trọng bạn cần xem xét:

Xác định mục tiêu sử dụng

Có quá nhiều trường hợp để sử dụng chatbot, nên việc đặt mục tiêu cho chatbot Facebook như thế nào cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích là bạn nên xác định mục tiêu trước và sau đó tiến hành chọn lọc các trường hợp sử dụng.

Đầu tiên, bạn hãy nghĩ đến mục tiêu muốn đạt được là gì:

  • Quảng bá một sản phẩm mới?
  • Giải quyết các vấn đề của khách hàng?
  • Tạo ra khách hàng đầy tiềm năng?

Để biết được chính xác nên làm gì, hãy thảo luận với đội ngũ marketing hoặc tham vấn các chuyên gia giàu kinh nghiệm để xác định hướng đi đúng đắn.

  • Trường hợp đội ngũ truyền thông không thể theo dõi số lượng tin nhắn “khổng lồ” trên các kênh mạng xã hội, thì hãy sử dụng chatbot để tự động trả lời và quản lý mọi thứ.
  • Trường hợp trang web của bạn giảm sút tỷ lệ chuyển đổi, sử dụng chatbot sẽ giúp cải thiện vấn đề này cực kỳ hiệu quả.

Nhìn chung, trong mọi trường hợp – xây dựng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Chọn nền tảng thích hợp

Tùy vào kênh truyền thông xã hội và đối tượng mục tiêu mà bạn xây dựng kịch bản trả lời cho chatbot sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là 3 lựa chọn phổ biến mà bạn nên cân nhắc:

  • Facebook Messenger:

Facebook với hơn 1,3 tỷ người dùng trên toàn cầu, đã trở thành một trong những ứng dụng trò chuyện phổ biến nhất hiện nay. Tạo chatbot Facebook không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn người dùng mà còn tận dụng khả năng tương tác mạnh mẽ của nền tảng này.

Khách hàng có thể dễ dàng gửi tin nhắn, đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin mà không cần rời khỏi ứng dụng. Đồng thời, sự thuận tiện và quen thuộc của Facebook Messenger giúp tăng cường tương tác, chăm sóc khách hàng toàn diện và tạo ra một trải nghiệm người dùng mượt mà.

Đối với doanh nghiệp muốn tối ưu hóa tương tác với khách hàng và nâng cao hiệu quả dịch vụ, việc sử dụng chatbot facebook là một quyết định thông minh.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Facebook Messenger là một trong những nền tảng ứng dụng chatbot phổ biến nhất hiện nay

  • Website công ty:

Trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay, một website không chỉ là nơi truyền tải thông tin về doanh nghiệp, mà còn là cầu nối quan trọng giữa thương hiệu và khách hàng. Việc tích hợp chatbot trực tiếp trên website công ty không chỉ nâng cao khả năng tương tác mà còn mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu hơn. Ngay khi khách truy cập trang web, chatbot xuất hiện – đưa ra lời chào, hỗ trợ khách hàng tìm thông tin, giải đáp thắc mắc hay hướng dẫn quá trình mua sắm.

Với tính năng chăm sóc khách hàng linh hoạt và nhanh chóng của chatbot, khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ đúng lúc, từ đó tăng cường lòng tin và sự hài lòng. Đối với doanh nghiệp, việc này không chỉ giúp thu hút và giữ chân khách hàng mà còn tối ưu hóa quá trình chăm sóc và tương tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và mở rộng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.

  • Direct Message trên Twitter:

Twitter, một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới – không chỉ là nơi chia sẻ và cập nhật tin tức, mà còn là một kênh giao tiếp quan trọng giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Với tính năng Direct Message (Tin nhắn trực tiếp), Twitter mở ra một kênh tương tác riêng tư và trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Sử dụng chatbot cho Direct Message trên Twitter giúp doanh nghiệp xử lý yêu cầu và phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng, đồng thời tạo ra một trải nghiệm người được cá nhân hóa và mượt mà. Khách hàng có thể dễ dàng gửi yêu cầu, đặt câu hỏi và nhận phản hồi tức thì mà không cần phải chờ đợi.

Đối với doanh nghiệp, học cách tạo chatbot nền tảng này còn giúp tăng cường hiệu quả trong việc chăm sóc khách hàng mà còn tối ưu hóa quá trình tương tác cũng như phản hồi nhanh hơn đối với mọi yêu cầu của khách hàng trên nền tảng Twitter.

Xây dựng chiến lược content

Sau khi lựa chọn nền tảng sử dụng chatbot mong muốn, tiếp theo bạn nên tập trung vào phần sáng tạo nội dung để thu hút và “giữ chân” khách hàng trong suốt quá trình giao tiếp.

Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu với mô hình FAQs – nơi mà bạn có thể hỏi chatbot về mọi thắc mắc của khách hàng. Cách làm này sẽ giúp bạn xây dựng danh sách các câu hỏi và câu trả lời phù hợp nhất cho toàn bộ cuộc hội thoại.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Những câu trả lời sáng tạo, độc đáo nhưng vẫn đáp ứng mong đợi của người dùng sẽ khiến họ tương tác nhiều hơn và chuyển đổi sang bước tiếp theo

Nếu không chắc chắn về những yêu cầu của khách hàng, bạn cần làm việc với đội ngũ nhân lực để nắm bắt tâm lý và mong muốn thực sự của họ. Cụ thể:

  • Team chăm sóc khách hàng: Là những người nói chuyện nhiều nhất với khách hàng, nên họ sẽ có nhiều thông tin về đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn cần.
  • Team Sales: Là những người sẽ chủ động tiếp cận với khách hàng tiềm năng, thông qua những trao đổi – họ sẽ hiểu rõ những vấn đề mà người dùng đang cần giải quyết.
  • Team Marketing: Là những người chủ yếu làm việc với khách hàng về mặt truyền thông, họ sẽ biết rõ nên đưa ra những câu hỏi nào để khuyến khích người dùng tương tác với công ty.
  • Quora: Đây là một trang web tổng hợp những vấn đề mà các công ty thường gặp nhất khi tương tác với khách hàng. Bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp vào cách tạo chatbot cho nền tảng của mình.

Hơn nữa, thay vì sáng tạo nhiều nội dung mới, bạn có thể tận dụng những bài viết đang thịnh hành của mình và cải thiện chúng mới hơn để ứng dụng vào chatbot cho fanpage, đồng thời còn góp phần thúc đẩy chiến dịch marketing?

Xây dựng cá tính riêng cho chatbot

Mặc dù nghe hơi lạ, nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng – bạn được trò chuyện với một chatbot thú vị và có tính cách riêng biệt sẽ cảm thấy thích thú và muốn tương tác nhiều hơn. Đây cũng chính là cách chăm sóc khách hàng toàn diện và thúc đẩy họ tạo ra chuyển đổi nhanh hơn.

Bạn có thể đặt tên riêng khi tạo chatbot cho fanpage để tạo sự thân thiện, gắn kết và minh bạch với khách hàng. Hãy cùng thảo luận với team copywriting để chọn ra cái tên hay nhất cũng như đảm bảo tiếng nói chung khi làm việc.

Sáng tạo thông điệp chào mừng ấn tượng

Khi bắt đầu tương tác với chatbot facebook, thông điệp chính sẽ là yếu tố tạo ra ấn tượng đầu tiên đến cảm nhận của người dùng. Do đó, việc tạo một thông điệp chào mừng thú vị và độc đáo sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và còn tạo ra một cảm giác thân thiện, gần gũi.

Thay vì sử dụng những lời chào mừng tiêu chuẩn như: “Xin chào! Tôi có thể giúp gì cho bạn?” sẽ khiến người dùng cảm thấy nhàm chán và không muốn tương tác thêm. Thay vào đó, bạn nên tạo những lời chào khác biệt và có điểm nhấn hơn.

Ví dụ: Tạo chatbot Facebook cho một thương hiệu thời trang: “Xin chào! Trông bạn thật tuyệt hôm nay. Làm thế nào tôi có thể giúp bạn tỏa sáng hơn?”. Điều này mang đến cho khách hàng sự quan tâm sâu sắc và tạo ra một trải nghiệm người dùng tích cực ngay từ lúc đầu.

Tạo các câu hội thoại

Rất khó thúc đẩy người dùng mua hàng chỉ qua vài câu tương tác đơn giản. Do đó, bạn cần xây dựng cuộc hội thoại tự động trả lời càng lâu càng tốt và quan trọng là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Hãy tạo các câu hội thoại có thể khiến khách hàng cảm giác như đang tương tác trực tiếp với nhân viên và thỏa mãn nhu cầu của họ thì mới có thể dẫn dắt xem sản phẩm và mua hàng.

Thêm một số tính năng trực quan

Để thông điệp chào mừng hấp dẫn hơn, bạn có thể thêm một số tính năng trực quan như: gif, hoạt hình, hình ảnh, biểu tượng cảm xúc hoặc một cái vẫy tay xin chào. Phương diện hình ảnh góp phần làm nổi bật cá tính riêng của chatbot Facebook, đồng thời củng cố các tin nhắn được gửi và tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Thúc đẩy khách hàng với các nút CTA

Trong quá trình tương tác với chatbot, việc hướng dẫn và thúc đẩy khách hàng tiềm năng thực hiện hành động cuối cùng (mua hàng, đăng ký form…) là yếu tố quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả của chatbot. Các nút CTA (Call-to-Action) không chỉ là một lệnh kêu gọi mạnh mẽ, mà còn là cầu nối giữa khách hàng và mục tiêu kinh doanh của bạn.

Ví dụ: Nếu chatbot được thiết kế để giới thiệu sản phẩm mới, một nút CTA như “Xem ngay” hoặc “Khám phá sản phẩm” sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng tiến tới trang sản phẩm và tăng cơ hội mua hàng. Đồng thời, việc sử dụng ngôn ngữ mời gọi, thân thiện và khích lệ trong CTA cũng giúp tăng cường tương tác và khiến họ “mở ví” nhanh hơn.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Để khiến khách hàng hành động, bạn phải thiết kế các CTA hấp dẫn

Kiểm tra lại các cuộc hội thoại

Không phải lúc nào sơ đồ hành trình khách hàng cũng hoạt động suôn sẻ. Những sai sót có thể gây ra cho khách hàng như tạo sự phiền phức và thất vọng là điều không thể lường trước. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu tình trạng tiêu cực này bằng cách kiểm tra thật kỹ từng câu hội thoại trong chatbot để đảm bảo từng câu trả lời tin nhắn đều chính xác, chuyên nghiệp và tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng.

Bật hoạt động và theo dõi Chatbot

Sau khi hoàn tất các quá trình trên, bạn có thể tiến hành thử nghiệm việc sử dụng chatbot Facebook. Hãy đảm bảo, bạn luôn theo dõi các hoạt động trả lời tin nhắn của chatbot và phản ứng của người dùng để kịp thời phát hiện những sai sót và khắc phục nhanh chóng.

Những thiết lập cần thiết khi sử dụng chatbot

Trước khi đi sâu vào cách tạo chatbot Facebook, thì có một số thiết lập quan trọng mà bạn cần thêm vào chatbot của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng:

Tại mục “Cài đặt” ở tab chung, bạn di chuột xuống bên dưới sẽ thấy mục “Thiết lập Lời chào và Ẩn comment”.

  • Mục “Lời chào”: Bạn có thể chỉnh sửa câu chào mời phù hợp với mục tiêu kéo khách hàng vào các hoạt động của chatbot => ấn “Lưu” là xong.
  • Mục “Ẩn comment”: Bạn có thể thiết lập các mục để ẩn những bình luận tiêu cực hay không liên quan (Spam) như: ẩn bình luận có chứa từ khóa nào, ẩn bình luận có số điện thoại…

Ngoài ra, bạn có thể thiết lập menu khi sử dụng chatbot Facebook bằng cách truy cập vào “Cài đặt” => chọn “Menu” => nhấp vào “Menu item” để tạo menu mới => thiết lập tên menu và các tùy chọn khác khi click vào như: mở form, mở kịch bản, mở link… => nhấn “Xong” => nhấn “Lưu” là hoàn thành.

Cách tạo chatbot Facebook cực kỳ nhanh chóng

Dưới đây là cách tạo chatbot cho fanpage cực kỳ đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian mà bạn có thể triển khai ngay cho fanpage của mình:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản fanpage Facebook doanh nghiệp ⇒ chọn mục “Cài đặt” => chọn “Tin nhắn”.
  • Bước 2: Trong mục “Tin nhắn” => chọn “Gửi trả lời nhanh cho bất kỳ ai nhắn tin cho Trang”.
  • Bước 3: Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh các câu trả lời tự động cho hộp thư đến của trang => nhấn “Lưu”.

Với các bước trên, bạn đã hoàn tất cách tạo chatbot cho fanpage Facebook của mình. Hãy thực hiện ngay và trải nghiệm trực tiếp nhé!

CaseStudy: Cách ứng dụng Chatbot Facebook Messenger trong thực tế

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề mà thiết lập cách trả lời tin nhắn cho chatbot thông qua một kịch bản khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể về chatbot Facebook mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình:

Marriott Rewards

Marriott là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc sử dụng chatbot và nổi tiếng với dịch vụ chăm sóc khách hàng cực kỳ xuất sắc.

Vào năm 2016, họ đã bắt đầu sử dụng chatbot cho Facebook Messenger, giúp người dùng có thể liên kết tài khoản Marriott để nhận các phần thưởng hấp dẫn từ tập đoàn Starwood, sau khi 2 công ty sáp nhập với nhau.

Đặc biệt, Marriott đã tạo ra chatbot đặt phòng: Khi có người khai báo thông tin về ngày lưu trú và thành phố đang ở, chatbot tự động đề xuất những gợi ý về khách sạn gần nhất với họ. Bên cạnh đó, chatbot có nhiệm vụ highlight nội dung từ khách du lịch, tạp chí Marriott và tích hợp thông tin, tin tức địa phương hữu ích để cung cấp cho khách hàng trong chuyến đi sắp tới.

Thêm vào đó, Marriott còn tạo ra một chatbot nghề nghiệp nhắm mục tiêu vào nhóm bạn trẻ có nhu cầu tìm việc. Thông qua chatbot, họ có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc phù hợp như mong muốn. Đồng thời, chatbot còn cung cấp thông tin về các giá trị và lịch sử của Marriott.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Marriott Rewards ứng dụng chatbot vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cực kỳ đa dạng và đạt được hiệu quả cao

Sephora

Chatbot Sephora cho phép người dùng có thể mua và đổi trả hàng miễn phí trực tiếp tại cửa hàng của họ, đồng thời loại bỏ 5 bước mua hàng phức tạp khỏi quy trình đặt hàng.

Bud Light

Bud Light đã sử dụng chatbot Facebook để quảng bá các lon nước được thiết kế theo nhãn hiệu đội chơi trong suốt mùa giải bóng bầu dục quốc gia 2017 tại Hoa Kỳ. Điều này đã giúp Bud Light tăng tỷ lệ đặt hàng hơn 11% và tỷ lệ khách hàng tham gia lên đến 83%. Một con số thật đáng kinh ngạc, đúng chứ?

Whole Foods

Whole Food sử dụng chatbot như một phần mở rộng trong chiến dịch tiếp thị nội dung – đóng vai trò là người hướng dẫn cho khách hàng có thể tìm thấy nhiều công thức nấu ăn độc đáo dựa trên những nguyên liệu sẵn có.

UNICEF

UNICEF sử dụng chatbot để thu thập dữ liệu và ý kiến của những người trẻ tuổi trên khắp thế giới về các vấn đề “nóng” trong xã hội. Mục tiêu của việc làm này là truyền tải thông điệp của họ ra xa hơn để thúc đẩy điều chỉnh các chính sách thực tế. Sau chiến dịch này, chatbot đã giúp UNICEF thu hút hơn 2 triệu người đăng ký.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Nhờ ứng dụng chatbot, UNICEF đã thực sự “bùng nổ” mạnh mẽ với chiến dịch của mình

Top 7 công cụ Chatbot tốt nhất hiện nay

Qua những thông tin chia sẻ về chatbot là gì, bạn cũng nhận thấy rằng chatbot mang lại rất nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, không chỉ chăm sóc khách hàng tốt hơn mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nhằm giúp bạn tối ưu thời gian thiết lập chatbot cho fanpage của mình, Prodima đã tổng hợp 7 công cụ chatbot tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo và sử dụng:

Công cụ Hara Funnel

Hanafunnel được phát triển và cung cấp bởi Haravan, hỗ trợ người dùng tự động trả lời và tương tác trực tiếp 24/7 với khách hàng trên Facebook.

Ưu điểm:

  • Giao diện trang web hỗ trợ cho ngôn ngữ tiếng Việt.
  • Cung cấp nhiều tính năng và công cụ chỉnh sửa, tạo chatbot đa dạng.
  • Hỗ trợ xây dựng kịch bản trả lời miễn phí và chăm sóc khách hàng tiềm năng.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của người dùng 24/7.

ChattyPeople

Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng ChattyPeople là hoàn toàn miễn phí và thiết kế giao diện cực kỳ đơn giản, rất dễ sử dụng. Công cụng này cho phép bạn xây dựng các câu hỏi và kịch bản trả lời tốt nhất đối với khách hàng.

Ưu điểm:

  • Chat đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, gif…
  • Nhiều phương thức thanh toán như Paypal, Stripe… giúp bạn dễ dàng lựa chọn.
  • Đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn như Shopify, Facebook…
  • ChattyPeople được tích hợp sẵn trên nhiều nền tảng thương mại điện tử như: Woocommerce, Magento, Opencar.
  • Tự động gửi tin nhắn thông báo đến khách hàng về các chương trình khuyến mãi của bạn.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

ChattPeople là một công cụ hỗ trợ tạo chatbot chuyên nghiệp mà bạn có thể sử dụng

Công cụ Chatfuel

Chatfuel là công cụ xây dựng chatbot hoàn toàn miễn phí, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp bạn có thể xây dựng các câu trả lời tự động thú vị và ấn tượng khi tương tác với khách hàng.

Ưu điểm:

  • Đa dạng mẫu có sẵn để bạn tham khảo và sử dụng cho chatbot của mình.
  • Tự do thiết kế chatbot mà không cần gửi xét duyệt Facebook.
  • Kết nối nhanh chóng với các nền tảng mạng xã hội khác như: Youtube, Twitter, Instagram…
  • Hỗ trợ hơn 50 ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới.

Công cụ ManyChat

ManyChat là công cụ tạo chatbot miễn phí, được hỗ trợ nhiều tính năng và công thức triển khai chatbot trả lời chuyên nghiệp để cạnh tranh trực tiếp với công cụ Chatfuel.

Ưu điểm:

  • Hoàn toàn miễn phí, sử dụng không cần đến code và không giới hạn.
  • Có thể cài đặt lên Facebook Messenger mà không cần gửi xét duyệt.
  • Hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi.
  • Cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ bán hàng theo thời gian thực.
  • Theo dõi những khách hàng đã tương tác trước đó.

Công cụ Messnow

Messnow được tài trợ bởi Facebook, Amazon và Microsofts, được tích hợp vào chương trình tăng tốc khởi nghiệp toàn cầu của Facebook – là một trong những công cụ tạo chatbot hàng đầu hiện nay.

Ưu điểm:

  • Thiết kế giao diện trang web bằng tiếng Việt, bạn có thể sử dụng dễ dàng,
  • Kho template đa dạng có sẵn và chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ hướng dẫn cài đặt và triển khai chatbot trả lời tự động cực kỳ chi tiết.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Messnow để thiết lập chatbot trên Zalo.
  • Hỗ trợ hơn 50 ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới.

Công cụ AhaChat

AhaChat cung cấp gói miễn phí cho người dùng, nhưng giới hạn gửi tin nhắn/ tháng – điểm trừ rất lớn khi so với ManyChat, Chatfuel và Fchat. Tuy nhiên, AhaChat lại nổi bật ở việc lưu trữ dữ liệu khách hàng không giới hạn.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ tạo chatbot trả lời tự động miễn phí cho 2 trang doanh nghiệp trên Facebook.
  • Quét được tất cả các user từ khi tạo trang.
  • Không giới hạn nhân viên quản trị. và số lượng người sử dụng.
  • Có sẵn nhiều mẫu chatbot viral để bạn có thể thiết lập theo nhu cầu.
  • Gửi tin nhắn hàng loạt (broadcast).
  • Hỗ trợ ẩn bình luận trên bài viết bán hàng.

Xin lỗi tính năng này không khả dụng chatfuel

Nếu bạn muốn tạo chatbot fanpage độc đáo và miễn phí, đừng bỏ qua AhaChat

Công cụ Fchat

Theo đánh giá từ nhiều người thì Fchat là một công cụ tạo chatbot chất lượng với mức giá cực kỳ phải chăng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn.

Ưu điểm:

  • Chỉ hỗ trợ tạo chatbot miễn phí cho 2 fanpage.
  • Giới hạn 2 nhân viên quản trị và 1.000 người dùng.
  • Không giới hạn số tin nhắn.
  • Gửi tin nhắn hàng loạt cho người dùng (giới hạn 5 lần gửi).
  • Hỗ trợ tự động ẩn bình luận trên bài viết bán hàng.

Bài viết của Prodima không chỉ hướng dẫn cho bạn cách tạo chatbot cực kỳ đơn giản, mà còn chia sẻ những công cụ hỗ trợ thiết lập chatbot phổ biến, giúp bạn có thể tạo ra các chatbot chuyên nghiệp để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Sau khi nắm vững mọi thông tin xoay quanh chatbot là gì, bạn có thể tùy chỉnh và phát triển nó theo ý muốn để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cụ thể.

Những chatbot thông minh sẽ mở ra một thế giới đầy tiềm năng, giúp bạn tương tác với khách hàng, tối ưu hóa dịch vụ, tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu suất bán hàng tốt hơn.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ Social Media Marketing và Content Marketing của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.