Xin hỏi anh là ai sao đánh tôi

Người Việt biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco tháng 10/2012 [Ảnh: Bùi Văn Phú]

Bùi Văn PhúXin hỏi anh là ai / Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâmXin hỏi anh là ai / Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôiDân tộc anh ở đâu / Sao đan tâm làm tay sai cho Tàu?Để ngàn sau ghi dấu / Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào …Việt Khang là ai? Anh là người đã viết lên những ca từ đó, bài hát mang tên “Anh là ai”.

Bạn đang xem: Việt khang, anh là ai

Vì ca khúc này mà anh đã phải vào nhà tù ở Việt Nam. Bị bắt lần đầu tiên vào tháng 9/2011, cùng với một người bạn là Trần Vũ An Bình, được tạm tha rồi bị bắt lại vào tháng 12 năm đó. Tháng 10/2012 hai anh bị tòa xử vì tội “tuyên truyền chống Nhà Nước” với bản án dành cho Việt Khang, 4 năm tù và 2 năm quản chế; Trần Vũ An Bình 6 năm tù, 2 năm quản chế.

Trong hơn một thập niên qua, khi Trung Quốc đã đưa ra đường lưỡi bò để muốn xác lập chủ quyền gần như trên toàn bộ Biển Đông cùng với những quyết định của Bắc Kinh thành lập khu hành chánh cho Nam Sa và Tây Sa, đưa giàn khoan dầu HD-981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và những tấn công vào tàu hải giám của Việt Nam, cùng lúc có nhiều “tàu lạ” cũng đã thường xuyên ngăn chặn hay tấn công vào tàu đánh cá của ngư dân Việt quanh các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Những hành động đó của Bắc Kinh đã khơi dậy lòng yêu nước của người Việt, trong cũng như ngoài nước. Các hình thức phản đối Trung Quốc lan tỏa trên các diễn đàn hải ngoại, qua mạng xã hội và đã có những cuộc xuống đường biểu tình trước cơ quan ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc từ Hoa Kỳ, Pháp, Đức sang Úc.

Người Việt hải ngoại tố cáo trước công luận thế giới về việc Trung Quốc xâm lăng biển đảo, cùng lúc phản đối lãnh đạo Hà Nội “hèn với giặc, ác với dân” khi ngăn chặn, đánh đập những người biểu tình, sách nhiễu và bỏ tù những ai lên tiếng phản đối Bắc Kinh xâm lăng, gây hấn trên Biển Đông.

Trong nước nhiều người đã phải vào tù vì chống Trung Quốc như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Cù Huy Hà Vũ. Việt Khang và Trần Vũ An Bình cũng mang cùng số phận.

Họ là những tù nhân lương tâm đã được các tổ chức nhân quyền quan tâm và lên tiếng đề nghị với lãnh đạo các quốc gia tự do dân chủ lên tiếng bênh vực và yêu cầu Hà Nội trả tự do cho họ.

Sự kiện nhạc sĩ Việt Khang bị bắt giam được rất nhiều người Việt hải ngoại quan tâm, vì lời ca trong hai ca khúc của anh đã đi vào lòng người, nhờ nhạc sĩ Trúc Hồ phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hải ngoại.… Là một người con dân Việt Nam / Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâmNgười người cùng nhau đứng lên đắp lời sống núiTừng đoàn người đi, chẳng nề chi / Già trẻ gái trai, giơ cao tayChống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam.

Xem thêm: Lý Thuyết Nguyên Tố Hóa Học Là Gì, Lý Thuyết Nguyên Tố Hóa Học

[Ca khúc: Việt Nam tôi đâu]

… Xin hỏi anh là ai / Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?Xin hỏi anh là ai / Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?Xin hỏi anh là ai / Không cho tôi xuống đường để tỏ bàyTình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!

[Ca khúc: Anh là ai]

Tuy luôn phản lại các cáo buộc của những tổ chức nhân quyền quốc tế là Việt Nam không có tù chính trị hay giam giữ tù nhân lương tâm – là những người có quan điểm bất đồng với nhà nước – nhưng trước những yêu cầu và áp lực của thế giới, Hà Nội cũng đã phải trả tự do, đã cho đi nước ngoài nhiều tù nhân lương tâm: Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thuỷ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Đặng Xuân Diệu.

Sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An qua Mỹ cuối năm 2014, trong ngày Tự do Báo chí năm 2015, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cùng với hai nhà báo người Ethiopia và Nga đã có buổi gặp gỡ và thảo luận với Tổng thống Barack Obama về sinh hoạt báo chí bị giới hạn, kiểm duyệt ở Việt Nam và các nước độc tài.

Trong khi đó Thượng Nghị sĩ John McCain, các Dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Christopher Smith đã quan tâm và vận động cho Việt Khang được trả tự do. Riêng Dân biểu Michael McCaul đã nhận đỡ đầu cho Việt Khang.

Theo tài liệu của tổ chức Boat People SOS, nhiều dân cử Hoa Kỳ cũng đã nhận đỡ đầu cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam: DB David Price đỡ đầu cho Cù Huy Hà Vũ, DB Chris Van Hollen cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; DB Christopher Smith cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, DB Alan Lowenthal cho Nguyễn Tiến Trung và Mục sư Nguyễn Công Chính, DB Zoe Lofgren cho Trần Huỳnh Duy Thức v.v…

Qua nhiều nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, tuy nhân quyền không phải là điều ưu tiên trong bang giao hai nước nhưng luôn được giới làm chính sách Mỹ quan tâm, nhờ những vận động của người Việt hải ngoại.

Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không nhắc đến nhân quyền, tuy nhiên trong thời gian qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên dương về lòng can đảm của phụ nữ Việt, đã lên tiếng cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện đang bị giam tù vì lên tiếng phản đối Trung Quốc.

Việt Nam có nhân quyền hay không là do chính người dân đòi quyền làm người cho họ. Những lên tiếng, đấu tranh cho quyền làm người của dân trong nước được người Việt hải ngoại yểm trợ, lên tiếng với thế giới.

Trong những tuần qua anh nhận được sự đón tiếp nhiệt tình từ cộng đồng người Việt ở nhiều nơi, từ California, Texas đến Utah, Arizona. Hàng nghìn người đã đến tham dự những buổi gặp gỡ với anh, nghe anh tâm tình, vì những lời ca anh viết ra đã thấm vào lòng người, như nói lên được ước vọng của con dân Việt về quê hương, đất nước.

Bài ca đòi nhân quyền cho dân Việt có tên “Trả lại cho dân” của anh đã có nhiều người thuộc và hát vang khi tập họp sinh hoạt hay xuống đường biểu tình, trong nước cũng như ở hải ngoại:

Trả lại đây cho nhân dân tôiQuyền tự do, quyền con ngườiQuyền được nhìn, được nghe, được nóiQuyền được chọn chân lý tự doQuyền xóa bỏ độc tài độc tôn.Trả lại đây cho anh quân nhânQuyền được sống đời trai hùngQuyền tự hào, tự tôn nòi giốngLà bảo vệ non nước Việt NamLà bảo vệ dân lành Việt Nam.Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dânDân biết điều gì dân cầnĐể tự do mưu cầu hạnh phúc.Trả lại đây quyền chính đáng của người dânDân biết chọn gì cho mìnhCho thái bình non nước Việt Nam.

Việt Khang, anh là ai. Tên thật của anh là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại tỉnh Tiền Giang. Anh là một cựu tù nhân lương tâm, vì viết nhạc mà đã bị tù 4 năm dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam.

“Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai?

Xin hỏi anh là ai, sao đánh tôi chẳng một chút nương tay

Xin hỏi anh là ai, không cho tôi xuống đường để tỏ bày

Tình yêu quê hương này dân tộc này đã có quá nhiều đắng cay

Xin hỏi anh ở đâu ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm

Xin hỏi anh ở đâu sao mắn tôi bằng giọng nói dân tôi. Dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào.

Tôi không thể ngồi yên khi nước VN đang ngã nghiêng.  Dân tộc tôi sắp phải đấm chìm một ngàn hay triền miên tâm tối.

Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người, cội nguộn ở đâu khi thế giới nay đã không còn VN.

Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người, cội nguồn ở đâu khi thế giới nay đã không còn VN”

Người viết mở đầu bài viết và tiểu đề của bài viết cũng là tên của bản nhạc do nhạc sĩ Việt Khang [tên thật là Võ Minh Trí] sáng tác.  Chính vì bản nhạc này, nhạc sĩ Việt Khang  đã phải đi tù cho những lời nói của lương tâm, cho những câu hỏi đặt ra đối với giới công an tại Việt Nam.

Những người làm trong ngành công an tại Việt Nam, cho dù công an nổi hay công an  chìm, họ  mang một nỗi sợ hãi không thua gì những người dân bình thường sợ hãi những anh công an này.  Tuy nhiên, hai sự sợ hãi này khác nhau nhiều. Đối với người dân, họ sợ bị công an đánh đập cho dù họ chẳng làm điều gì sai ngoài cái tội biểu tình bất bạo động — để nói lên lập trường công dân, để đánh thức lương tâm của dân tộc trước hiểm họa Tàu hóa kiểu mới của Bắc Kinh. Còn đối với những anh công an, họ sợ bị cấp trên chê trách, cho nên khi cấp trên ra lệnh phải đánh người biểu tình, thì vì sự sợ hãi của cấp trên, đưa các anh công an làm chuyện đánh người vô cớ — dù rằng cá nhân mà người công an đánh đập không hề có những hành động làm nguy hại đến tính mạng của các anh công an tại Việt Nam.

Thời đại tân tiến của hôm nay, hệ thống máy chụp hình ở các nơi qua dạng điện thoại; và với những trang mạng xã hội, các anh công an này không thể làm chuyện đánh người mà thế giới không biết đến. Gần đây nhất, anh công an trẻ, đẹp trai, Lê Ngọc Tùng, đã đưa nắm tay đánh vào mặt của người biểu tình Nguyễn Văn Phương vào ngày 2 tháng 6 năm 2013 tại Lộc Hà, Hà Nội. Nguyễn Văn Phương đã làm gì mà bị đánh? Chỉ vì Nguyễn Văn Phương đi biểu tình đả đảo sự bành trướng của Trung Cộng.

Bài nhạc của nhạc sĩ Việt Khang, Xin Hỏi Anh Là Ai?, đã diễn tả toàn bộ về những thái độ mà người công an, cảnh sát tại Việt Nam đang đối xử với người dân Việt Nam.  Điều này cũng nói một vấn nạn không phải nhỏ đối với những người làm trong ngành cảnh sát, công an tại Việt Nam. Phải chăng những con người này không còn biết phải – trái; đúng – sai? Phải chăng những con người trẻ này chỉ có sự lựa chọn duy nhất là nghe lời cấp trên? Và nếu tất cả những người công an, cảnh sát tại Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm của mình, bảo vệ trật tự an ninh và chỉ sử dụng sức mạnh khi cá nhân nào đó có những hành động làm nguy hiểm đến tính mạng của mình, thì liệu chăng, các ông cấp trên có đủ can đảm ra ngoài để đánh các người biểu tình?

Xin hỏi các anh, những người làm trong ngành công an, cảnh sát tại Việt Nam, các anh sẽ phản ứng ra sao, nếu những người biểu tình là cha, chú, cậu, mẹ, chị, em hay là người vợ, người con của các anh đi biểu tình? Các anh có đủ can đảm để đánh vào những người đó hay chăng?

Đã đến lúc các người thân trong gia đình, họ hàng,  làng xóm  nên đặt vấn đề với các anh công an, cảnh sát trẻ trên.  Chúng ta không thể nào im lặng. Bởi sự im lặng của dân tộc, của xóm làng đã tạo một lý do cho các anh công an, cảnh sát trẻ trên làm những chuyện đánh mướn cho các ông lớn đang ngồi chễm chệ trong phòng làm việc. Hãy nói với các anh công an, cảnh sát trẻ trên; chuyện đánh người mà người đó hoàn toàn không gây tổn thương đến bản thân mình là chuyện đi ngược lại đạo lý làm người; sẽ không ngăn cản được tiếng nói của thường dân lên tiếng trước những bất công,  áp bức của nhà cầm quyền Việt Nam.

Việt Nam của hôm nay khác xa Việt Nam của 40 năm về trước. Sự sợ hãi của người Việt Nam hôm nay đã lần lần biến mất. Những đánh đập, tù đày hoặc hành hạ thể xác, lẫn tinh thần — sẽ không ngăn cản được những tiếng nói của lương tâm, không ngăn cản được làn sóng yêu nước của người dân trước hiểm hoạ Tàu hóa hiện này.

Những người thường dân chứng kiến những cuộc đánh đập trên sẽ chụp hình các anh và đưa lên các mạng xã hội để mọi người biết đến những hành động không đẹp lắm của các anh đối người dân của đất nước mình.  Và một lúc nào đó, các anh sẽ thấy người thân của mình — có thể là vợ, là con, là cha, là mẹ hay bất cứ ai đó trong họ hàng của các anh —  bị một nhóm công an, cảnh sát khác đánh đập chỉ bởi vì những người thân của các anh thực hiện quyền công dân, quyền con người thì các anh nghĩ như thế nào?

Người xưa nói uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Ngày hôm nay, các anh công an, cảnh sát nên suy nghĩ bảy lần trước khi đưa tay lên — đánh đập một người hoàn toàn không làm hại đến bản thân các anh.  Bất cứ hành động nào đi ngược lại đạo lý làm người sẽ được trả giá ở một tương lai. Mình đánh người hôm nay thì hôm sau người khác sẽ đánh mình, hoặc đánh vợ — con hay cha — mẹ của chính mình.

Xin Hỏi Anh Là Ai? Lời của bản nhạc đã đánh vào lương tri và khối óc của người Việt Nam, đã đánh thức con người Việt Nam sau bao nhiêu năm im lặng trước sự bạo tàn của kẻ cầm quyền. Đã đến lúc cả nước cùng hát bản nhạc Xin Hỏi Anh Là Ai cho bất cứ cuộc biểu tình nào.

Sự lựa chọn hành động đúng – sai, phải – trái, tàn bạo – nhân bản đều nằm trong tay của các anh công an, cảnh sát. Đừng đổi thừa tại tôi phải nghe lời cấp trên. Cấp trên sẽ chạy trốn tránh nhiệm này và các anh là người sẽ bị ra trước toà án của lương tâm.

Ông Martin Luther King, một nhà tranh đấu cho sự công bằng đối xử tại Hoa Kỳ vào thập niên 1960, đã nói một câu như sau: “Ai đó chống đối lại luật đối xử không công bằng phải tranh đấu công khai,  bằng cả tấm lòng, và sẵn sàng chấp nhận những trừng phạt [do kẻ làm luật bất công bỏ tù những người chống lại luật bất công đó]”.

Những nhà tranh đấu cho sự bất công tại Việt Nam trong đó có công dân Pháp gốc Việt Phạm Minh Hoàng, Trần Huỳnh Duy Thục, Cù Huy Hà Vũ, Hoàng Minh Chính,  Luật Sư Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, Blogger Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Hải [Điếu Cày], Tạ Phong Trần, Phan Thanh Hải,  nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và vô số những người yêu nước khác tại Việt Nam, trong đó có những người dân rất là chất phát. Tất cả những người này sẽ tiếp tục tranh đấu công khai như lời nói của nhà đấu tranh người Mỹ, Martin Luther King, dù rằng họ biết chắc là họ sẽ bị bắt đi tù, hoặc bị các anh công an, cảnh sát trẻ đánh vào thân thể mình. Nhưng không vì đó, họ sẽ im lặng, tiếp tục đồng loả với những sự thật bất công tại Việt Nam hiện giờ.

Các anh công an, cảnh sát tại Việt Nam, hãy suy nghĩ  bảy lần trước khi đưa tay đánh người dân của chính mình, khi mà người đó hoàn toàn không làm hại đến bản thân của các anh. Đó là lời cuối cùng chấm dứt câu chuyện của hôm nay.

Vũ Hoàng Nguyên

Tháng 7 năm 2013

Houston, TX

Video liên quan

Chủ Đề