Xét điểm nguyện vọng 2 như thế nào

Nhiều bạn còn băn khoăn trong cách đăng ký nguyện vọng và mắc sai sót dẫn đến trượt tất cả các nguyện vọng. Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy lợi xin chia sẻ với các bạn cách đăng ký nguyện vọng hiệu quả giúp các bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai

Nguyện vọng xét tuyển Đại học là gì?

Khi đăng ký dự thi kỳ thi THPT, thí sinh nào có nhu cầu dùng điểm thi để xét tuyển ĐH thì sẽ đăng ký nguyện vọng trong tờ Phiếu đó. Trong xét tuyển ĐH, thì nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất, sau đó đến nguyện vọng 2,3,4,5... Số lượng nguyện vọng phụ thuộc vào số lượng sở thích, học lực, năng lực của các thí sinh. Dù không giới hạn số lượng nguyện vọng nhưng bạn cũng không nên đăng ký quá nhiều. Theo ghi nhận năm 2019, có thí sinh đăng ký tới 20 nguyện vọng, năm 2020 có thí sinh đăng ký tới 99 nguyện vọng.

Tuy nhiên, nếu nắm được nguyên tắc tuyển sinh và năng lực của bản thân, thí sinh chỉ cần 5 đến 6 nguyện vọng là có cơ hội trúng tuyển. Còn nếu không, đăng ký đến 20 nguyện vọng cũng khó vào được đại học.

Ngoài xét nguyện vọng, bạn cũng có thể sử dụng thêm nhiều phương thức tuyển sinh khác để tăng cơ hội vào ĐH như xét học bạ, thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng...

Xét điểm nguyện vọng 2 như thế nào

Ảnh minh họa

Cách đăng ký nguyện vọng hiệu quả

1. Lưu ý:

Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích. Vì nếu nguyện vọng 1 đã trúng tuyển thì các nguyện vọng 2,3,4 sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm đầu vào của trường đó.

Phải chọn đúng ngành yêu thích, không nên vì trường yêu thích mà lựa chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn theo học.

Thí sinh nên đăng ký đủ 3 nhóm trường đều có ngành mình yêu thích: nhóm trường cao hơn năng lực, nhóm trường vừa tầm với năng lực và nhóm trường thấp hơn với năng lực để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.

2. Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng để dễ đỗ Đại học

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo các bước gợi ý như sau:

Bước 1: Lập bảng danh sách các trường, các ngành mình đang quan tâm (nên căn cứ vào sự yêu thích, thế mạnh, cơ hội việc làm, phẩm chất cần có...)

Bước 2: Lựa chọn ra tầm 6 ngành/trường mà có điểm chuẩn năm trước dao động quanh điểm thi của mình (có thẻ dựa vào điểm trung bình của những đợt thi thử, năng lực học do bản thân tự đánh giá...).

Bước 3: Loại ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn các năm trước quá cao so với điểm của bạn. Chẳng hạn: Bạn được 20 điểm, bạn không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 27-28 điểm.

Bước 4: Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, ngành/trường nào yêu thích nhất để nguyện vọng 1, yêu thích vừa phải để nguyện vọng 2... Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 hay 2, thí sinh vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Thí sinh dù đăng ký ở các thứ tự nguyện vọng khác nhau vào một ngành thì đều được xét như nhau.

Ví dụ, một thí sinh đạt 20 điểm vẫn có thể đăng ký như sau:

- NV1 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 22.

- NV2 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 21.

- NV3 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 20

- NV4 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 19.

- NV5 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 18.

- NV6 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 17

Hãy chắc chắn rằng có 1 vài nguyện vọng vào những ngành/trường có điểm chuẩn các năm thấp hơn điểm của mình để đảm bảo cơ hội đỗ đại học.

Khoa Công trình là một trong những khoa đi đầu của trường Đại học Thủy lợi trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay Khoa công trình đã có một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo về số lượng và tiên tiến về chất lượng. Khoa Công trình có bề dày lịch sử, có sự hội nhập sâu rộng với quốc tế, hợp tác với hàng trăm đối tác khắp nơi trên thế giới. Khoa Công trình cam kết 100% việc làm sau ra trường đối với các kỹ sư, cử nhân đã tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, thể hiện trách nhiệm, uy tín, tận tâm của Khoa Công trình trong vai trò đào tạo đội ngũ tri thức kiến thiết Đất Nước.

Xét điểm nguyện vọng 2 như thế nào

Trước kỳ thi THPT Quốc gia 2020, Khoa Công trình- trường Đại học Thủy lợi chúc tất cả các sỹ tử có một kỳ thi thật thành công!

Tuổi 17,18 ấp ủ nhiều hoài bão, ước mơ nhưng điều ấp ủ lớn nhất trong đầu của mỗi cô cậu học trò khi ấy có lẽ là đậu đại học. Đậu đại học để có một tương lai tốt đẹp trở thành niềm kiêu hãnh của gia đình. Đậu đại học để có một tương lai tốt đẹp trở thành niềm kiêu hãnh của cả gia đình. Đậu đại học để thoát nghèo, ra trường kiếm được việc tốt...

Và cứ thế mỗi ngày cố gắng rèn luyện, lao đầu vào học, vùi mình trong những cuốn sách, công thức toán học, vật lý, có những bạn học sinh học rất có phương pháp học khuôn khổ, nền nếp, bài bản ngay từ những năm đầu, tuy nhiên cũng có những trường hợp học tủ, học lệch, đến kỳ thi rồi mới học, đôi khi chẳng có quy luật cụ thể, dành thời gian để giải đề, thức khuya học thuộc, nhòi nhét các công thức con số vào trong đầu một cách thụ động. Tuy nhiên nhìn dưới góc độ này hay góc độ khác thì những bạn học sinh cũng chỉ mong muốn với ý nghĩa duy nhất xuất hiện trong đầu đó là đậu đại họ, và giấc mơ được chạm tay đến cánh cổng đại học trong niềm kiêu hãnh. Bởi từ trước tới nay chúng ta luôn được dạy với quan niệm rằng đại học là miền đất hứa. Ở đó có tri thức, có một tương lai tươi sáng, thành công.Tìm thấy đam mê, lựa chọn đúng con đường để theo đuổi. Đại học là con đường ngắn nhất giúp bạn theo đuổi đam mê.

 

2. Nguyện vọng 1,2,3 là gì?

Nguyện vọng 1,2,3 là các nguyện vọng xét tuyển vào đại học. là các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên số 1 (nguyện vọng 1 - mong muốn đầu tiên thứ nhất), ưu tiên số 2 (nguyện vọng 2 - mong muốn thứ 2 sau mong muốn đầu tiên thứ nhất), ưu tiên số 3 (nguyện vọng 3 - mong muốn thứ 3 sau mong muốn thứ 1, thứ 2).

 

2.1 Nguyện vọng 1

Nguyện vọng 1 là ưu tiên thứ 1: là mong muốn thứ nhất mà mỗi bạn học sinh hướng đến đầu tiên. "Tôi muốn đăng ký vào...". Đây là nguyện vọng mà các học sinh cân nhắc nhất vì đó là lựa chọn mà các bạn học sinh đang muốn hướng đến sau khi đã cân nhắc ký về lực học cũng như mong muốn của bản thân và khả năng kinh tế, tài chính của gia đình.

 

2.2 Nguyện vọng 2

Đây là nguyện vọng thứ 2 là ưu tiên thứ 2 mà các bạn học sinh sau khi hướng đến, nếu lỡ như không đạt nguyện vọng 1, thì nguyện vọng 2 là sự yêu thích thứ 2. Đây là nguyện vọng mà phần lớn các bạn học sinh tỏ ra không yêu thích lắm, vì thường các bạn mong muốn đậu ở nguyện vọng 1 hơn. Nhưng đây cũng là nguyện vọng mà để cho các bạn có nhiều khả năng để được bước vào cánh cửa của một ngôi trường đại học hoặc cao đẳng nào đó, tâm lý này thường xuất hiện đó là "nếu như tôi rớt ở nguyện vọng 1 yêu thích nhất thì tôi sẽ đăng ký nguyện vọng này...", "tôi thích nguyện vọng 1, nhưng nếu rớt nguyện vọng 1 thì nguyện vọng 2 vào trường.... thì cũng được". Các bạn học sinh lựa chọn các trường vào nguyện vọng 2 này thường là các trường có điểm số thấp hơn 1 đến 2 hoặc 3 điểm so với ở nguyện vọng 1.

 

2.3 Nguyện vọng 3

Đây là nguyện vọng thứ 3 là ưu tiên cuối cùng mà các bạn học sinh đặt vào mong muốn được đi học trường đại học hoặc cao đẳng nào. Tâm lý của các bạn học sinh khi đăng ký nguyện vọng này là nguyện vọng chót, thực ra các bạn học sinh thường không bạn nào muốn nguyện vọng này, vì nguyện vọng này là nguyện vọng chót, nhưng nếu trúng được thì vẫn tốt, vì cái mong muốn của các bạn học sinh là nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 kia chứ không phải nguyện vọng 3 này. Nhưng trúng nguyện vọng 3 thì cũng đồng nghĩa với việc là vẫn còn có cơ hội để được đậu vào một trường đại học hoặc cao đẳng nào đó, vẫn có cơ hội được đi học. Nguyện vọng 3 thường các bạn học sinh hướng đến là một trường đại học điểm thấp hoặc một trường cao đẳng nào đó.

 

3. Quy chế tuyển sinh năm 2022

Ngày 06/06 năm 2022 bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non, theo đó có một số các vấn đề cơ bản sau mà chúng ta cần quan tâm:

 

3.1 Về nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh

- Công bằng đối với thí sinh: Mối thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia quyến sinh, Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ công an và Bộ quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh...). Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chuyện trình và ngành đào tạo. Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển. Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh, tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo về quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

- Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh, các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 

- Minh bạch đối với xã hội:  Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước cùng giám sát, cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân. 

 

3.2 Đối tượng, điều kiện dự tuyển sinh đại học 

- Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:

+ Người đã được công nhận tốt nghiệp trung hợp phổ thông của Việt nam hoặc đã có bằng tốt nghiệp của người nước ngoài được công nhận trình độ tương đương. 

+ Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp trung học phổ thông theo quy địnhc ủa pháp luật

- Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện

+ Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định 

+ Có đủ sức khỏe để học tâp

+ Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định

Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định

Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, cơ sở đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.

 

3.3 Chính sách ưu tiên theo khu vực trong tuyển sinh

+ Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2- NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm, khu vực 3 (KV3) không tính điểm ưu tiên; Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp; nếu thời gian học dài nhất tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng.

+ Quy chế tuyển sinh đại học 2022 vẫn giữ nguyên đối tượng và mức điểm cộng ưu tiên như các năm trước.Từ năm 2023, thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp và 01 năm kế tiếp.

+ Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.