Xe 1 cầu 2 cầu là gì

Xe 2 cầu, 1 cầu, cầu trước, cầu sau, dẫn động 2 bánh, 4 bánh, các ký hiệu 4×4, 4×2, 4WD, 2WD,… có ý nghĩa là gì và làm sao để biết xe thuộc loại nào? Đọc hết bài viết này Bạn sẽ không còn bối rối và sẵn sàng so sánh xe 2 cầu và 1 cầu hoặc tất cả những ký hiệu đặc biệt mà các hãng sản xuất xe sử dụng.

Nhìn vào hình minh họa trên Bạn sẽ dễ dàng hiểu ra các khái niệm “cầu” và “trục truyền động” là gì. Đây là 2 khái niệm gốc để hiểu tất cả các thuật ngữ về sau. Diễn đạt theo kỹ thuật ô tô thì:

Cầu: là một cái trục kim loại dài bằng chiều rộng chiếc xe, 2 đầu trục gắn 2 cái bánh xe. Mỗi chiếc xe hơi tối thiểu cần 2 trục cho 4 bánh, tương đương với 2 cầu. Sau này với các hệ thống treo độc lập như trên đa số các dòng xe du lịch, không cần đến các trục ngang này nữa, nhưng theo thói quen vẫn gọi một cặp bánh xe là một trục. Ví dụ: trên xe Vios, 2 bánh trước là cầu trước, 2 bánh sau là cầu sau.

Trục truyền động [dẫn động] là một bộ phận truyền lực từ động cơ đến các cầu và từ đó đến các bánh xe làm xe chuyển động. Có 3 kiểu truyền động và tương ứng là 1 hay 2 trục truyền động: 1. Truyền động từ động cơ đến cả 4 bánh: cần có 2 trục truyền động. 2. Truyền động đến các bánh sau: cần có 1 trục truyền động. 3. Truyền động đến các bánh trước: cần có 1 trục truyền động.

Vì vậy có thể so sánh xe 2 cầu và 1 cầu như sau: ● Xe 2 cầu: là xe được truyền động đến cả 4 bánh, có 2 trục truyền động. ● Xe 1 cầu: là xe được truyền động đến 2 bánh [2 bánh trước hoặc 2 bánh sau], có 1 trục truyền động.

Xe 4×4 và 4×2, xe 4WD và 2WD là gì?

Xe 4×4 [hay 4WD – Four-Wheel Drive]: Xe có 4 bánh và cả 4 bánh được truyền động. Xe 4WD còn được phân chia làm nhiều loại khác nhau, được trình bày ở phần dưới.

Xe 4×2 [hay 2WD – Two-Wheel Drive]: Xe có 4 bánh và 2 bánh được truyền động. Nếu xe được truyền động đến 2 bánh sau [có 1 trục truyền động] thì gọi là xe truyền động cầu sau, ngược lại [truyền động đến 2 bánh trước] thì gọi là xe truyền động cầu trước.

Để nhìn xe và nhận biết được xe thuộc loại nào thì có các cách sau: ● Nhìn các decan dán trên xe [thường là ở đuôi xe] có các ký hiệu 4×4, 4×2 hoặc 4WD, 2WD. ● Nhìn xuống gầm xe thấy trục nào có trục láp thì đó là cầu chủ động, nếu không có thì là cầu không chủ động. “Trục láp” là bộ phận để truyền chuyển động từ hộp số đến các bánh xe. Các xe dòng sedan ngày nay thường chỉ dẫn động một cầu và thường là cầu trước.

Các ký hiệu thông dụng khác

Ngoài các ký hiệu so sánh xe 2 cầu và 1 cầu, một số hãng xe đưa ra thêm các khái niệm đặc biệt để mô tả về cơ cấu truyền động của các dòng xe như sau: AWD = All-Wheel Drive: Tất cả các bánh xe đều được truyền động và các bánh xe chuyển động với tốc độ như nhau. FWD = Front-Wheel Drive: Dẫn động cầu trước. RWD = Rear-Wheel Drive: Dẫn động cầu sau. Part-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động nhưng khác nhau ở lực truyền, có thể điều chỉnh được lực truyền đến cầu trước hoặc cầu sau. Xe Part-Time 4WD có 2 khoảng tốc độ khác nhau gọi là “Hi” [viết tắt từ High – cao] và “Lo” [viết tắt từ Low – thấp]. Hệ thông truyền động này được dùng để thay thế cho 2WD trong trường hợp xe phải chạy trên các bề mặt đường cứng như đường vỉa hè, đường xi măng,… nghĩa là những nơi cần thêm lực kéo và có khả năng hỏng hóc cao. Full-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động như nhau trong mọi thời điểm và trên mọi loại bề mặt đường. Xe Full-Time 4WD có thể có hoặc không có 2 khoảng tốc độ “Hi” và “Lo”. Hệ thông truyền động này thường có thêm lựa chọn chuyển sang chế độ part-time để khi cần có thể chuyển sang kiểu truyền động 2WD. Automatic Four-Wheel Drive [A4WD]: Hệ thống truyền động có thể tự động chuyển sang chế độ 4WD khi cần. Hệ thống này có bộ phận cảm biến tốc độ giữa các bánh xe để mở/đóng chế độ 4WD. Shift on the Fly 4WD: Hệ thống truyền động này cho phép người lái tự chuyển từ chế độ 2WD sang 4WD Hi mà không cần phải dừng xe. Hệ thống này có quy định tốc độ giới hạn để thực hiện việc chuyển đổi, thường là dưới 97 km/h.

Tạm kết

Việc so sánh xe 2 cầu và 1 cầu, xe 4×4 và 4×2, xe 4WD và 2WD,… là khá quan trọng khi đánh giá một chiếc xe. Điều này có thể dẫn đến những quyết định khác nhau khi mua xe. Chúng tôi hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về thế giới xe ô tô vô cùng thú vị và hấp dẫn!

Xe tải 1 cầu, 2 cầu đều là những cụm từ thường hay nhắc tới. Song không phải ai cũng phân biệt các khái niệm này đúng nếu như thiếu hiểu các vấn đề về xe. Và để giúp bạn có thể có sự so sánh chuẩn xác nhất thì hãy cùng chuyên mục chia sẻ của Hino Đại Phát Tín tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trước tiên muốn phân biệt xe 1 cầu và 2 cầu thì bạn bắt buộc phải nắm được khái niệm về cầu xe là gì trước.

Cầu xe là một bộ phận có hình cầu thường ở vị trí nối 2 trục của bánh sau [hoặc bánh trước] của xe hơi, ngoài ra nó còn có một hệ thống bánh răng nữa được gọi là “vi sai”. Bộ vi sai có thể nối 2 bánh sau thông qua 2 láp ngang , nếu nối với động cơ thì gọi là láp dọc.

Khái niệm về cầu xe, phân biệt xe 1 cầu và 2 cầu

Khi động cơ chuyển động láp dọc sẽ bị quay và tác động tới bộ vi sai khiến 2 láp ngang quay, từ đó bánh xe sẽ lăn theo. Thông thường, 2 bánh sẽ không chuyển động cùng vận tốc với nhau bởi nếu di chuyển vào những đoạn đường cua thì rất dễ xảy ra hiện tượng xe lật bởi bánh bị lết. Nên bộ vi sai sẽ giữ một vai trò quan trọng là khiến hai bánh có chuyển động độc lập, nhưng hai bánh bắt buộc phải làm điểm tựa cho nhau thì mới di chuyển được.

Phân biệt xe 1 cầu và 2 cầu

Muốn phân biệt xe 1 cầu và 2 cầu thì chúng ta sẽ phải tìm hiểu thông tin chi tiết của từng loại. Cụ thể là:

Xe 1 cầu

Xe 1 cầu với công thức bánh xe là 4 x 2 hay là 2WD [2 Wheel Drive] xe này là loại dẫn động 2 bánh, 2 bánh sau có tên gọi là dẫn động cầu sau, 2 bánh trước có tên gọi là dẫn động cầu trước. Thông thường khi xe dẫn động thì đều có thể xảy ra với bánh sau hoặc trước đều được. Tuy nhiên phần lớn sẽ là bánh sau.

Xe tải Hino XZU650 1 cầu

Điển hình là xe tải 1 cầu phân khúc tải nhẹ của dòng xe Hino như XZU650, XZU720, XZU730 có công thức bánh xe 4×2, lốp sau có 2 bánh, lốp trước 2 bánh, tổng số bánh xe là 4.

Xe 2 cầu

Do khả năng chịu đựng kém ở những địa hình khó đó, người ta đã lắp thêm 1 cầu cho 2 bánh trước để kéo xe trong những trường hợp “sa lầy” như trên, và đó là lí do ra đời xe hai cầu. Xe 2 cầu có 2 loại là 4WD [4 Wheel Drive – hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian] và AWD [All Wheels Drive – Hệ thống dẫn 4 bánh toàn thời gian]. Điểm khác biệt cốt lõi giữa hai hệ thống 4WD và AWD nằm ở thời gian tác động lên xe.

Xe tải 2 cầu toàn thời gian và bán thời gian là như thế nào? [Xe tải cầu thật và cầu lết]

Đối với xe AWD, hệ thống sẽ truyền lực liên tục đến tất cả các bánh ở mọi điều kiện vận hành và cho phép vận tốc giữa bánh trục trước và sau có sự chênh lệch tùy vào địa hình.

Đối với xe 4WD thì chạy trên cả hai trục ở cùng vận tốc và thường chỉ hoạt động hiệu quả khi xe di chuyển trên địa hình ghồ ghề, không bằng bẳng. Vì vậy, nếu dùng xe 4WD để chạy trên các mặt đường bằng phẳng sẽ mau chóng làm mòn lốp xe và giảm tuổi thọ trục truyền động.

Dòng xe Hino 3 chân 2 cầu có hai phiên bản Hino FL và FM. Tuy nhiên đối với dòng Hino FL có công thức bánh xe là 6x2 [1 cầu thật, 1 cầu lết]. Đây là loại xe tải 3 chân 1 cầu có tổng số truc 6/2=3, số trục chủ động 2/2=1. Xe tải 3 chân 1 cầu này thường dùng để chở hàng hóa tại các tỉnh đồng bằng.

Dòng Hino FM sở hữu 2 cầu thật chủ động [AWD] với công thức bánh xe 6x4 có tổng số trục 6/2=3, số trục chủ động 4/2=2. Đây là xe tải 3 chân hai cầu thật đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Nên dùng xe tải 1 cầu hay xe 2 cầu?

Với xe tải dùng hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian nếu đi ở trên đường tuyết hoặc góc cua thường rất khó điều khiển bởi lúc này 1 trục của xe bị khóa cứng, và trơn trượt. Còn riêng với xe tải 2 cầu chủ động toàn thời gian nhờ có vận tốc bánh sau và bánh trước khác biệt nhau nên động cơ có sự linh hoạt nhất định khi đi những đoạn đường trên, nên việc di chuyển của người lái luôn an toàn, ổn định khi đi vào những nơi địa hình gồ ghề, xấu.

Bên cạnh đó, hệ thống 4WD tỏ ra khó điều khiển tại các góc cua, đặc biệt khi đang chạy trên mặt đường bằng tuyết vì khi đó, một trục của xe bị khóa cứng, trượt trên mặt đường khi di chuyển vào khúc cua. Còn hệ thống AWD cho phép vận tốc của bánh trước khác với bánh sau nên động cơ vận hành linh hoạt trong những trường hợp trên giúp cho việc di chuyển an toàn và ổn định hơn, tránh không bị trơn trượt khi gặp địa hình xấu.

Ngày nay, xe tải 2 cầu dẫn động 4 bánh toàn thời gian [AWD] hỗ trợ cực hiệu quả do nguyên tắc dẫn động cầu trước và bổ sung cho việc dẫn động cầu sau nên khả năng kiểm soát tốc độ và cân bằng cực tốt cho dù rơi vào tình huống hay địa hình khó khăn nào?

Trên đây là cách phân biệt các khái niệm xe tải 1 cầu và xe tải 2 cầu thường gặp, hy vọng cách giải thích và minh họa của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các khái niệm trên và giúp bạn lựa chọn cho mình những chiếc xe tải tốt nhất.

Khi cần mua xe tải bạn cần phải có một đơn vị tư vấn tốt có khả năng hiểu sâu sắc và toàn diện về xe cũng như nhu cầu chở hàng của bạn, khi đó hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng để được hỗ trợ nhanh nhất thủ tục mua xe tải trọn gói và hỗ trợ vay vốn ngân hàng.

Chủ Đề