Kiểm tra tự luận là gì

Kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều HS cùng một một thời điểm, được sử dụng sau khi học xong một phần của chương, một chương hay nhiều chương, hoặc sau khi học xong toàn bộ chương trình môn học. Nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề lớn có tính chất tổng hợp đến vấn đề nhỏ, HS phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ viết. Xét theo dạng thức của bài kiểm tra có hai loại là kiểm tra viết dạng trắc nghiệm tự luận [tự luận] và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan [trắc nghiệm].

2. Các dạng kiểm tra viết

  1. Phương pháp kiểm tra dạng tự luận

Là phương pháp GV thiết kế câu hỏi, bài tập, HS trình bày câu trả lời hoặc làm bài tập trên bài kiểm tra viết. Một bài kiểm tra tự luận thường có ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải có nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, nó cho phép một sự tự do tương đối nào đó để trả lời các vấn đề đặt ra.

Câu tự luận thể hiện ở hai dạng:

Thứ nhất là câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức.

Thứ hai là câu tự luận trả lời có giới hạn, các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được phạm vi và độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra tự luận có câu hỏi mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời; do đó việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn.

  1. Phương pháp kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan

Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản hay một từ, một cụm từ. Câu trắc nghiệm khách quan bao gồm các loại sau:

  • Loại câu nhiều lựa chọn:Là loại câu thông dụng, còn gọi là câu đa phương án, gồm hai phần là phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng [câu chưa hoàn tất] tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời [thường là 4 hoặc 5 phương án trả lời]. Người trả lời sẽ chọn một hoặc nhiều phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước. Những phương án còn lại là phương án nhiễu.
  • Loại câu một lựa chọn:Là loại câu gồm hai phần, phần gốc là một câu hỏi hay một câu được bỏ lửng, phần trả lời bao gồm thường là bốn phương án trả lời nhưng chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu.
  • Loại câu đúng sai:Thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng hay sai.
  • Loại câu điền vào chỗ trống:Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ.
  • Câu ghép đôi:oại câu này thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Hai dãy thông tin này có số câu không bằng nhau, một dãy là danh mục gồm các tên hay thuật ngữ và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm v.v Nhiệm vụ của người làm bài là ghép chúng lại cho phù hợp.

Các công cụ, kĩ thuật được sử dụng trong phương pháp kiểm tra viết

* Các công cụ, kĩ thuật được sử dụng trong phương pháp kiểm tra viết: Bài kiểm tra [câu hỏi trắc nghiệm] trong môn GDTC THPT.

Ví dụ khi xây dựng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn GDTC lớp 10.

Yêu cầu là đề thi trắc nghiệm phản ánh được mục tiêu hay yêu cầu cần đạt của môn GDTC ở lớp 10 trong chương trình GDPT mới 2018.

Yêu cầu cần đạt của các chuyên đề môn học GDTC ở lớp 10 [Tự chọn] trong chương trình môn học GDTC [2018]:

Thiết kế đề thi trắc nghiệm của môn GDTC ở lớp 10:

+ Số câu hỏi phải kiểm tra đầy đủ các chuyên đề của chương trình môn GDTC ở lớp 10.

+ Phạm vi kiến thức trong chương trình.

+ Đề thi có sự phân hóa học sinh.

+ Có giá trị phản hồi về năng lực của học sinh

+ Có giá trị và tính khả thi.

+ Học sinh đạt được từ 5 diểm trở lên.

Mẫu đề thi trắc nghiệm lớp 10 môn GDTC tham khảo:

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Ví dụ 1: Yếu tố nào là quan trọng nhất để sút bóng cầu môn trúng đích?

  1. Chạy đà.
  1. Đặt chân trụ.
  1. Vung chân lăng.
  1. Tiếp xúc bóng.

Trắc nghiệm điền vào chỗ trống [trắc nghiệm điền khuyết hay câu trả lời ngắn].

Ví dụ 2: Hãy điền vào chố trống các câu sau đây:

Kỹ thuật đá bóng được chia làm .loại và kỹ thuật . được sử dụng nhiều nhât trong tập luyện và thi đấu bóng đá.

Trắc nghiệm tự luận [TNTL] là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước.

Trắc nghiệm tự luận cho phép học sinh một sự tự do tương đối nào đó để trả lời mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra. Để trả lời câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác và rõ ràng. Bài trắc nghiệm tự luận trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan và điểm cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thường cú ớt câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời. Các bài tự luận thường yêu cầu học sinh thu thập, phân tích, giải thích các thông tin phức tạp, đưa ra sự đánh giá, tiến hành lập luận, kết hợp các sự kiện riêng lẻ, thành một chỉnh thể. Bài kiểm tra viết thể hiện ở hai dạng:

Dạng thứ nhất: Là bài kiểm tra bao gồm các loại câu hỏi có sự trả lời mở rộng – là loại câu hỏi có phạm vi rộng và khái quát. Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Các câu hỏi thường là: phân tích, giải thích hay chứng minh một luận điểm, trình bày một vấn đề… Loại câu này có thể đo lường được khả năng sáng tạo và suy luận, tuy nhiên khó chấm điểm và độ tin cậy của điểm số không cao. Câu trả lời mở rộng thường phù hợp trong việc sử dụng để đánh giá hiểu sâu và lập luận.

Dạng thứ hai: Là bài kiểm tra với câu tự luận có giới hạn. Bài kiểm tra loại này thường có nhiều câu hỏi hơn bài kiểm tra với loại câu trả lời mở rộng. Các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ ràng để người trả lời biết được

độ dài ước chừng của câu trả lời. Ví dụ cỏc cừu như: Nêu ưu điểm và nhược điểm của,…; so sánh sự khác nhau giữa,…Bài kiểm tra với câu hỏi loại này thường được đề cập đến những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời và người chấm. Nên việc chấm điểm dễ hơn và thường có độ tin cậy cao hơn. [20],[27], [32].

b.Ưu điểm và nhược điểm của trắc nghiệm tự luận

* Ưu điểm của trắc nghiệm tự luận

+ Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn ngữ của chính mình vì vậy nó có thể đo được nhiều trình độ kiến thức, đặc biệt là ở trình độ phân tích, tổng hợp, so sỏnh…Nỳ không những KT được kiến thức của HS mà còn kiểm tra được kĩ năng, giải bài tập định tính cũng như định lượng. + Có thể kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt tư tưởng.

+ Hình thành cho học sinh kĩ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp… phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo.

+ Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn công hơn so với câu hỏi TNKQ [18], [25],[30].

* Nhược điểm của trắc nghiệm tự luận

+ Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lượng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ người chấm do đó nú cỳ độ tin cậy thấp.Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều khi cùng một bài kiểm tra, cùng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhưng do hai người chấm khác nhau, kết quả sẽ khác nhau, do đó

phương pháp này có độ giá trị thấp.

Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều khi cùng một bài kiểm tra, cùng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhưng do hai người chấm khác nhau, kết quả sẽ khác nhau, do đó phương pháp này có độ giá trị thấp.

Vì số lượng câu hỏi ớt nờn không thể kiểm tra hết các nội dung trong chương trình, làm cho học sinh có chiều hướng học lệch, học tủ. [18],[25],[30].

Chủ Đề