World cup 2034 tổ chức ở đâu

Về tiêu chí sân bãi hiện nay như quy định FIFA, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia đáp ứng được một phần nào. Các sân Gelora Bung Karno ở Jakarta [Indonesia], sân Bukit Jalil ở Kuala Lumpur, sân Shah Alam ở Selangor [đều Malaysia], sân Rajamangala ở Bangkok [Thái Lan] và Sân vận động quốc gia Singapore đều có sức chứa từ 40.000 người trở lên, nằm gần các sân bay lớn và hệ thống cơ sở hạ tầng xung quanh đều đáp ứng một cách tốt nhất theo quy định của FIFA.

Tuy nhiên, trở ngại lớn là nếu trong trường hợp 6 nước Đông Nam Á này được nhận quyền đăng cai World Cup 2034 thì phải cần nhiều hơn 12 sân so với các nước chủ nhà World Cup tính đến năm 2022. Vì kể từ World Cup 2026, số lượng đội dự vòng chung kết tăng lên 48 đội thay vì 32 đội như hiện nay, nên số trận đấu cũng sẽ tăng từ tổng cộng 64 trận hiện nay lên 80 trận.

Do đó, các nước Đông Nam Á cần thêm nhiều sân nữa chứ không chỉ các sân đã có như trên. Theo tờ TODAYonline [Singapore] thống kê, 2 nước Indonesia và Malaysia có nhiều sân vận động nhất, khoảng 27 sân và đều có sức chứa đa số từ 30.000 người, có thể cải tạo thêm để đạt chuẩn FIFA nhưng chỉ có thể tổ chức các trận vòng bảng. Còn nếu tính luôn Thái Lan và Singapore, thì 4 nước này có khoảng 32 sân. Thêm VN và Myanmar, số lượng sân của cả 6 nước Đông Nam Á này cũng xấp xỉ gần con số 40.

Đông Nam Á có đủ điều kiện để đăng cai World Cup?

Thông tin Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á có ý tưởng đề xuất 6 nước gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Myanmar cùng xin đăng cai World Cup 2034 đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhưng liệu Việt Nam cùng các nước trong khu vực có đủ điều kiện để có thể đăng cai?

Tuy nhiên, xây, sửa chữa nâng cấp chỉ 12 sân như Qatar hiện nay cũng đã không dễ dù nước này rất giàu. Ở kỳ World Cup 2002 tổ chức ở châu Á do Nhật Bản và Hàn Quốc làm đồng chủ nhà, tổng cộng đã chi khoảng 4,6 tỉ USD cho chi phí đầu tư xây dựng các sân. Tổng cộng có đến 20 sân ở Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức World Cup 2002 nhưng chi phí cho World Cup 2002 thấp do 2 nước này đã có sẵn cơ sở vật chất tốt, thường xuyên sử dụng nên chỉ tốn tiền xây 1 sân mới mà thôi. Các sân còn lại chỉ cải tạo là chính.

\n

Chỉ mới sân bãi thôi đã thấy bài toán không đơn giản, huống chi còn nhiều đòi hỏi hạ tầng khác phải đáp ứng như các hệ thống phòng chức năng, khách sạn, giao thông... Thế nên, nếu 6 nước Đông Nam Á đồng ý nộp đơn chạy đua xin đăng cai World Cup 2034 thì vấn đề đầu tiên sẽ là “tiền đâu”, việc chia sẻ ra sao, sân bãi đáp ứng được bao nhiêu phần trăm để cải tạo hoặc xây mới thêm, cùng những tiêu chí khác của FIFA… Sẽ là một bài toán không hề dễ trước khi bước vào cuộc phiêu lưu World Cup.

Bên cạnh đó, một liên doanh 6 quốc gia đăng cai World Cup như các nước Đông Nam Á là chưa có trong tiền lệ. Tuy nhiên, có thể đây cũng là một ưu thế vì các nước có thể bổ sung cho nhau những khiếm khuyết để san sẻ và cùng tổ chức tốt một kỳ World Cup.

Theo báo chí trong khu vực đánh giá thì nếu tổ chức World Cup và dựa trên những nền tảng có sẵn hiện nay, rõ ràng là Đông Nam Á khó so bì lại với các nước khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay các quốc gia ở Trung Đông nếu cùng tham gia tranh quyền đăng cai. Nhưng với tiềm lực đang phát triển mạnh trên mọi mặt từ kinh tế, sự ổn định chính trị, thu hút du lịch… thì khả năng 6 nước Đông Nam Á đồng tổ chức World Cup 2034 cũng hoàn toàn khả thi.

Không thể muốn là được

Phó chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn cho biết muốn đăng cai World Cup phải có chủ trương của Chính phủ chứ ngành thể thao hay bản thân VFF không thể muốn là được. Mơ ước được tổ chức World Cup là đòi hỏi chính đáng của người hâm mộ VN, nhưng bài toán kinh tế sẽ không đơn giản. Riêng sân bãi, ít nhất chúng ta phải có 4 - 6 sân đạt tiêu chuẩn FIFA với sức chứa 40.000 người trở lên. Trong khi các sân VN chỉ có Mỹ Đình và Cần Thơ là sức chứa hơn 40.000. Riêng cải tạo 2 sân này cũng đã ngốn tiền, nói chi đến xây dựng sân mới. Bên cạnh đó, hệ thống sân tập phải có gần chục sân mới đáp ứng được từ 8 - 10 đội sang tập... Nói chung, câu chuyện đăng cai World Cup có rất nhiều vấn đề mà bản thân AFF chưa thể quyết định được tất cả. [T.K]

Tin liên quan

Cổ động viên Việt Nam cổ vũ cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Phát biểu sau cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ngày hôm nay 22-6, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai thông báo tất cả các liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc ASEAN đã nhất trí và mong muốn quốc gia mình sẽ trở thành chủ nhà đăng cai một phần World Cup 2034. 

Theo ông Don, các ngoại trưởng ASEAN đều đã thống nhất đưa đề xuất ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN vào ngày mai 23-6 để nhận được sự chấp thuận.

Ý tưởng về việc 10 nước ASEAN cùng tham gia đăng cai World Cup đã từng xuất hiện trước đây, theo báo Bangkok Post. 

Hồi tháng 9 năm ngoái, chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan Somyot Poompunmuang tuyên bố Thái Lan và Indonesia sẽ cố gắng giành suất đăng cai World Cup 2034 với các nước khác trên thế giới.

Ai Cập dự kiến sẽ là đối thủ cạnh tranh với các nước ASEAN cho World Cup 2034.

World Cup 2002 đã được tổ chức thành công bởi Hàn Quốc và Nhật Bản. Qatar sẽ là quốc gia châu Á thứ ba đăng cai một kỳ World Cup vào năm 2022.

World Cup 2026 sẽ được tổ chức bởi các nước khu vực Bắc Mỹ là Mỹ, Canada và Mexico. Một số ứng cử viên hiện đang xếp hàng cho World Cup 2030. Argentina, Uruguay và Paraguay dự kiến sẽ cùng hợp lực mang World Cup 2030 về Nam Mỹ.

Đánh giá về mối quan hệ giữa năng lực của các đội bóng Đông Nam Á và khả năng giành được quyền đăng cai World Cup, báo Bangkok Post đã đưa ra xếp hạng FIFA của các đội bóng khu vực.

"Việt Nam là đội bóng đá nam mạnh nhất ASEAN, hạng 96 theo bảng xếp hạng của FIFA, Thái Lan xếp thứ hai ở ASEAN nhưng thứ hạng trên FIFA lên tới 116", Bangkok Post thừa nhận.

Các vòng chung kết World Cup là sự góp mặt của 32 đội bóng và chia thành 8 bảng khác nhau.  Nước chủ nhà thường được đặc cách vào thẳng vòng chung kết mà không cần thi đấu các vòng loại. 

Không rõ ý tưởng ASEAN đăng cai World Cup 2034 có đồng nghĩa với việc tất cả 10 đội bóng của khu vực sẽ nghiễm nhiên có được suất chơi vòng chung kết hay không. 

Nếu điều đó là thật, nó sẽ hiện thực hóa giấc mơ World Cup của nhiều nước Đông Nam Á nhưng chắc chắn vấp phải sự phản đối không ít từ các nước khác.

BẢO DUY

Trong bối cảnh Mỹ, Canada hay Mexico đang ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch giành quyền đăng cai World Cup 2026, giới túc cầu lại có dịp “đào xới” lại câu chuyện đã cũ: “Liệu World Cup sẽ được tổ chức tại Đông Nam Á?”

Vào tháng 2 vừa qua, sau khi tiếp đón Chủ tịch LĐBĐ thế giới [FIFA] Gianni Infantino tới Yangon, ông Zaw Zaw, chủ tịch LĐBĐ Myanmar hào hứng cho biết: “Chúng tôi đã có những buổi thương thảo về thời điểm diễn ra World Cup tại Đông Nam Á. Nhiều khả năng, năm 2034 sẽ là khoảng thời gian thích hợp cho dấu mốc lịch sử này”.

Bản thân ông Infantino cũng xác nhận rằng, câu chuyện về việc đăng cai giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh tại “vùng trũng” Đông Nam Á đang diễn ra theo chiều hướng tích cực.

“Tôi ủng hộ việc hai quốc gia đồng tổ chức World Cup. Điều này giúp cho các LĐBĐ trên thế giới có cơ hội được thể hiện tình yêu bóng đá của mình.

Thật khó để một quốc gia ĐNÁ có thể làm chủ nhà của World Cup. Tuy nhiên, nếu nhiều quốc gia cùng chung tay đăng cai giải đấu thì sẽ là một câu chuyện khả thi hơn rất nhiều”, ông Infantino cho biết.


Ông Zaw Zaw và Chủ tịch FIFA Infantino [ảnh nhỏ] lạc quan về cơ hội tổ chức World Cup tại Đông Nam Á.

Trong một bài viết của mình trên Fox Sports Asia, nhà báo nổi tiếng John Duerden cho rằng, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có rất nhiều lợi thế trong việc tổ chức World Cup.

“Với hơn 600 triệu dân, Đông Nam Á là một thị trường béo bở dành cho các nhà đầu tư không chỉ về mặt kinh tế. Hơn thế nữa, bóng đá giống như là một thứ tôn giáo tại đây. Hay nói cách khác, người dân ASEAN đã phải chờ đợi quá lâu để được chứng kiến một kỳ World Cup được diễn ra trên quê hương mình”, ông John Duerden cho biết.

“Indonesia là đội bóng gần nhất từng tham dự World Cup, vào năm 1938. Sau 80 năm vắng bóng, sự khao khát được hiện diện tại một sân khấu tầm cơ thế giới vẫn còn nguyên với các đội tuyển Đông Nam Á. World Cup sẽ giúp cho nền bóng đá tại các quốc gia này xây dựng được thương hiệu trên bản đồ thế giới”.


Trở thành chủ nhà của một kỳ World Cup vẫn là giấc mơ với các quốc gia Đông Nam Á.

Tuy nhiên, cũng theo ông Duerden, để có thể hoàn thành ước mơ lịch sử này, các quốc gia tại Đông Nam Á phải đối phó với rất nhiều thử thách ở phía trước.

“Đầu tiên, khi nói đến châu Á, Trung Quốc và các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là Ấn Độ, sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn trong việc đăng cai World Cup. ASEAN chỉ xếp thứ ba trong danh sách này, thậm chí, họ phải đợi đến năm 2054 chứ không phải 2034 đế được chứng kiến một kỳ World Cup diễn ra tại Đông Nam Á”, ông Duerden nhấn mạnh.

Hơn thế nữa, việc để quá nhiều quốc gia đồng tổ chức sẽ gây ra một vấn đề lớn. Một ví dụ điển hình là Asian Cup 2007, giải đấu được tổ chức bởi 4 quốc gia: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Điều đó khiến người ta có cảm giác như thể đây là 4 giải đấu khác nhau chứ không phải một.


Việc nhiều quốc gia đồng đăng cai có thể là trở ngại lớn cho ASEAN đăng cai World Cup.

“Khi một quốc gia đăng cai World Cup, đội tuyển của họ đương nhiên có một suất tại giải đấu. Bạn thử nghĩ xem, World Cup sẽ như thế nào khi có tới 3 hay 4 đội bóng của Đông Nam Á vào thẳng vòng bảng?

Trong trường hợp World Cup được tổ chức mà đội tuyển của nước chủ nhà không góp mặt, tôi dám chắc là chẳng đất nước nào muốn đăng cai giải đấu đó. Năm 2002, Nhật Bản và Hàn Quốc từng cùng đăng cai World Cup. Không có bất kỳ vấn đề lớn nào xảy ra bởi đơn giản họ là hai đội bóng mạnh nhất châu Á lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Đông Nam Á sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Thiết nghĩ, trước khi nhắm tới mục tiêu tổ chức World Cup, các đội bóng Đông Nam Á nên cố gắng giành suất tham dự các kỳ World Cup để cho thấy được sức mạnh và khả năng của mình. Nếu không, cánh cửa trở thành nước chủ nhà của một kỳ World Cup sẽ ngày càng thu hẹp khi cơ hội để FIFA cân nhắc chuyện 4 nước đồng chủ nhà không phải lúc nào cũng có", nhà báo của Fox Sports Asia kết thúc bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề