Mua bảo hiểm y tế học sinh sinh viên ở đâu

Nhà tôi có 4 người trong đó có 2 con của tôi có thẻ BHYT ở trường và chồng tôi có thẻ của công ty cấp. Sang tháng 7 tôi định mua BHYT hộ gia đình cho mình tôi có được không? Sang tháng 9/2019 con đầu của tôi là sinh viên đã học xong đại học thì muốn BHYT hộ gia đình luôn thì được không và phải đóng bao nhiêu tiền ạ?

Tư vấn bảo hiểm y tế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài bảo hiểm. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: 

“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo him y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể mua BHYT cho bản thân mình được. 

Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng

7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:

b] Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

– Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

– Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học”.

Như vậy, đến cuối tháng kết thúc năm học, thẻ BHYT của con bạn sẽ hết hạn. Lúc này con của bạn thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu trên.

Thứ hai, mức đóng BHYT hộ gia đình:

Căn cứ vào Điều 5 và Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng BHYT như sau:

“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

e. Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. 

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính”.

Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172

Mức đóng BHYT theo của bạn và con của bạn như sau:

Người thứ nhất: 4,5% x 1.490.000 x 12 tháng = 804.600 đồng/năm.

Người thứ hai: 70% x 804.600 = 563.220 đồng/năm.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua email có tính phí

Cho mình hỏi mức hưởng bảo hiểm y tế của học sinh với người mua tự nguyện có giống nhau không? Học sinh có bắt buộc mua bảo hiểm y tế ở trường học không hay có thể mua tự nguyện cùng với gia đình để được giảm mức đóng? Mình cám ơn!

Tư vấn bảo hiểm y tế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về học sinh có bắt buộc mua bảo hiểm y tế, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, mức hưởng bảo hiểm y tế của học sinh

Căn cứ Điều 12 và Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2014, quy định:

“Điều 12: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

b] Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 22: Mức hưởng bảo hiểm y tế: 

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

đ] 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Như vậy, mức hưởng BHYT đối với học sinh hay người tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến đều sẽ là 80% trong phạm vi chi trả của BHYT. 

Thứ hai, tham gia BHYT theo đối tượng học sinh

Căn cứ Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, quy định:

“Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.

3. Học sinh, sinh viên.

4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo him y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Theo quy định này, những trường hợp không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mới được tham gia BHYT theo hộ gia đình. Như vậy, học sinh bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế ở trường và không thuộc đối tượng được mua BHYT theo hộ gia đình.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về học sinh có bắt buộc mua bảo hiểm y tế. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi chữa bệnh trái tuyến

Học sinh đi khám bệnh BHYT cần mang giấy tờ gì?

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề