Nấm đông cô ngâm bao lâu

Nấm đông cô là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nguồn gốc từ Châu Á chủ yếu ở Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng lại được sử dụng nhiều ở Trung Quốc. Loại nấm này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau, nhưng nhiều người lại chưa biết sơ chế để nấm có thể phát huy được hết ưu điểm. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem cách chế biến nấm đông cô nhé.

Nấm đông cô [danh pháp hai phần: Lentinula edodes] là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 2 – 6 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại.Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ.

Nấm đông cô có tốt không

  • Nấm đông cô khô chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê… Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể [tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được]. Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.
  • Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium [LEM] từ nấm hương. Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.
  • Thành phần hoá học: Trong 100g nấm đã sấy khô có 12,5g chất đạm, 1,6g chất béo, 60g chất đường, 16mg can-xi, 240mg kali và 3,9g sắt, các vitamin

Chuẩn bị:

Thực hiện

  • Nấm đông cô ngâm nở để qua đêm
  • Khi ngâm lưu ý quay phần gộc nấm tiếp xúc với mặt nước
  • Nấm do Joyful Farm Việt Nam cung cấp đã được qua quá trình xử lý sạch sẽ trước khi đóng gói, nên bạn chỉ cần ngâm và dùng được ngay. Tận dụng luôn cả nước ngâm nấm để làm nước dùng.
  • Nấu nước sôi, cho nấm vào luộc chừng 2 phút nêm rượu nấu ăn. Nấu 15 phút nữa giúp nấm mềm hoàn toàn.

Nấm đông cô khô là nấm đã được sấy khô rồi nên trước khi chế biến bạn cần ngâm nước cho nấm nở. Ngâm nấm ngập trong nước trong 8 giờ hoặc để qua đêm.

Phần chân nấm đông cô thường sẽ cứng hơn tai nấm, nên bạn có thể cắt để riêng ra để chế biến các món khác hoặc ngâm kỹ hơn phần này.

Vắt nhẹ nhàng sau khi ngâm để nấm đông cô nguyên tai vẫn giữ được sự thu hút.

Bạn có thể dùng nấm đông cô thái lát để tiết kiệm thời gian ngâm hoặc chế biến nấm.

Mẹo: Cắt bỏ chân nấm, Mũ nấm cắt đôi rồi ngâm chúng với nước nóng. Với cách này, nước nóng sẽ giúp nấm đông cô mau nở hơn nhưng làm giảm hương vị của chúng. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng thì đây chính là sự lựa chọn của bạn. Cho thêm tí muối vào nước ngâm nấm. Với cách làm này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những bụi bẩn khỏi nấm đông cô.

Bạn đã biết cách làm nấm đông cô, cách chế biến nấm đông cô khô khác biệt với cách chế biến nấm đông cô tươi trong các món ăn chưa?

Nấm đông cô là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Á được đánh giá là rất giàu chất dinh dưỡng. Có nhiều cách làm nấm đông cô để chế biến ra nhiều món ăn ngon khác nhau. Nhưng nhiều người lại chưa biết sơ chế cách làm nấm đông cô phát huy được hết ưu điểm và giá trị của nó.

>> Mua nấm đông cô khô Nhật Bản

Hôm nay chúng ta cùng Annamshop tìm hiểu xem cách chế biến nấm đông cô khô và tươi sao cho đúng nhé.

Nấm đông cô hay còn được gọi là shiitake mushroom – được đánh giá là một món ăn tốt giàu dược tính, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người như:

  • Bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể
  • Nấm đông cô giúp thải độc và giúp bảo vệ gan
  • Tăng cường hệ miễn dịch với nấm đông cô
  • Ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư
  • Nấm đông cô khô và tươi có tác dụng bổ thận tráng dương

Mặc dù shiitake mushroom rất tốt với các tác dụng tuyệt vời nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày không nên sử dụng quá 50gr.

Có nhiều cách chế biến nấm đông cô khô. Chẳng hạn các món ăn từ nấm đông cô như:

  • Nấm đông cô kho đậu hũ.
  • Nấm đông cô xào sả ớt lá chanh.
  • Shiitake mushroom nhồi đậu hũ thịt băm,
  • Dùng nấu canh hầm nấm đông cô xương gà hay hầm sườn heo,
  • Dùng nấm đông cô om gừng, om trứng cút,…

Ngoài ra còn nhiều cách làm nấm đông cô khác mà chúng tôi chưa đề cập đến ở đây. Hãy cùng chia sẽ nhé.

Cách sơ chế nấm đông cô khô

  • Sau đây là phần sơ chế nấm đông cô khô, ngâm nấm ngập trong nước khoảng 8 giờ hoặc để qua đêm để nấm mềm đều.
  • Sau đó, vớt nấm ra và để trong rổ để nấm nhanh ráo nước, khi chế biến nấm sẽ giữ nguyên được hình dáng, kết cấu, không bị nhão, mềm. Nếu cần nấu ngay, bạn có thể dùng khăn giấy thấm bớt nước cho nấm.

Cách sơ chế nấm đông cô tươi

  • Đối với nấm tươi, không nên ngâm nấm như loại khô ở trên, vì khi nấu nấm sẽ nhanh bị mềm nhũn.
  • Khi rửa, bạn cần phải thao tác nhẹ nhàng, cắt bỏ những chỗ hư, có vết bẩn, cuống nấm quá cứng thì nên cắt bỏ. Nếu cuống mềm, bạn nên giữ lại để nấu chung với thân nấm.

Dưới đây là cách làm nấm đông cô hết mùi. Để khử mùi các bạn cần chuẩn bị muối và rượu là được.

  • Bạn hãy ngâm nấm đông cô khô để nở qua đêm, khi ngâm lưu ý quay phần thân nấm tiếp xúc với mặt nước.
  • Sau đó xả rửa nấm nhiều lần và bóp hết nước sau mỗi lần xả.
  • Nấu nồi nước sôi và cho nấm vào luộc cỡ 2 phút rồi nêm rượu nấu ăn. Nấu 15 phút nữa là nấm đông cô khô đã mềm hoàn toàn.

Nấm đông cô khô ngâm bao lâu? Nấm đông cô khô là nấm đã được sấy nên trước khi chế biến các bạn cần ngâm nước để cho nấm nở. Ngâm nấm ngập trong nước khoảng 8 giờ hoặc để qua đêm như hướng dẫn cách khử mùi ở trên.

Hãy cắt bỏ phần chân nấm vì nó rất cứng nếu nếu để lại thì nấu ăn sẽ không ngon. Nên các bạn cần loại bỏ hết những phần cứng hay toàn bộ chân nấm.

Rửa và loại bỏ những hạt cát, bụi lẫn bên trong khỏi nấm dưới vòi nước. Xả rửa nấm nhiều lần và sau mỗi lần xả nước thì vắt nhẹ nước bằng tay.

Cắt bỏ phần chân nấm, riêng phần mũ nấm thì cắt đôi rồi ngâm vào nước nóng. Với cách làm nấm đông cô này, nước nóng sẽ giúp nấm đông cô khô nở ra mau hơn tuy nhiên sẽ làm giảm hương vị của chúng.

Tuy nhiên, nếu muốn nấu ăn nhanh chóng với thời gian chuẩn bị hạn hẹp thì đây chính là cách chế biến nấm đông cô khô nên làm của bạn. Cho thêm xíu muối vào nước ngâm nấm để dễ dàng loại bỏ các bụi bẩn, đất cát khỏi nấm.

Để thực hiện các cách chế biến nấm đông cô tươi thì bạn cần biết cách sơ chế nấm đông cô để giữ lại hương vị và dưỡng chất. Trong tai nấm tươi thường có nhiều hạt cát bên trong. Nếu chị em đi mua loại nấm tươi này về cần nhớ rửa thật kỹ từng cây nấm.

Lắc nhẹ cây nấm để những hạt bụi hay cát sẽ đi ra ngoài hoàn toàn. Trong khi chế biến các món ăn để sợi nấm có độ giòn ngon thì nên thả nấm sau khi nước canh đã sôi.

Với nấm tươi các bạn có thể dùng để nấu các món xào như đông cô xào cải chíp, nấm xào với thịt bò, nấm canh, nướng,….Ngoài ra, còn các cách làm nấm đông cô khác. Bạn có thể chia sẽ cách làm nấm đông cô để chúng ta tham khảo nhé.

Nấm đông cô khô hay tươi đều là loại thực phẩm rất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Không những thế, những món ăn chế biến từ loại nấm này cũng rất thơm ngon với các mùi thơm đặc trưng của nấm. Hãy khám phá cách làm ruốc nấm đông cô ngon mà dễ làm nha.

Ruốc nấm đông cô là cách chế biến nấm đông cô khô đơn giản mà chúng ta có thể tự làm.

  • Nấm đông cô loại tươi: 200g
  • Muối: 1 thìa súp.
  • Nước mắm: 2 thìa súp.
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh.
  • Nấm đông cô các bạn nhặt sạch, cắt bỏ đi phần chân đen [nơi tiếp xúc với gỗ]. Sau đó đem rửa sạch với nước lạnh. Khi mua nấm tươi, các bà nội trợ nhớ chọn loại nấm phần chân dài mà chưa bị cắt đi nhé.
  • Ngâm nấm tươi bằng nước nóng trong vòng 10 phút để chúng nở và mềm hơn. Khi đó các bạn vớt nấm ra để ráo và giữ lại phần nước ngâm để chế biến bước sau nha.
  • Xé nấm đã ráo ra thành các sợi nhỏ.
  • Chia phần chân nấm đã xé thành từng phần khác nhau và cho vào cối để giã nát. Như vậy khi rang khô thì ruốc đông cô mới bông và tơi ra.
  • Bật bếp và làm nóng chảo, cho phần nấm đã giã vào chảo và đảo qua. Sau đó đem phần nước ngâm nấm lúc đầu gạn lấy phần trong để cho vào và đun cùng. Như vậy ruốc thành phẩm sẽ ngọt hơn, lúc này nên để lửa to.
  • Khi nước cạn dần thì bạn cho dầu ăn vào kèm theo một chút nước mắm và muối vào.

Lưu ý:

  • Lúc này nên để lửa nhỏ vừa và đảo đều tay vào liên tục cho đến khi bạn thấy ruốc khô lại là được.
  • Không nên rang ruốc đông cô quá khô vì sợi ruốc sẽ trở nên rất dai.
  • Cũng không nên để ruốc ẩm quá vì ruốc không để dễ bảo quản hay để lâu được.

Ngoài những cách chế biến nấm đông cô khô và tươi trên, còn có nhiều cách làm nấm đông cô khác tạo ra những món ngon khác không nên bỏ qua. Hãy theo dõi chúng tôi và cùng Annamshop.com cập nhật những món ăn ngon từ nấm đông cô nhé.

>> Bạn cần biết: Ăn nấm nhiều có tốt cho sức khỏe?

Video liên quan

Chủ Đề