Vốn ngoài ngân sách là gì

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên vốn vay ADB”. Dự án sử dụng vốn đối ứng từ ngân sách và vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB].

Nguồn vốn đối ứng chiếm khoảng 10% tổng mức đầu tư, trong đó 50% là ngân sách Trung ương, 50% ngân sách địa phương; được dùng để chi phí cho công tác tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, dự toán; rà phá bom mìn, vật nổ; bồi thường giải phóng mặt bằng; phí, lệ phí; các dịch vụ tư vấn nhỏ và phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm.

Nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] sử dụng cho xây lắp và bảo hiểm xây dựng công trình, chiếm khoảng 90% tổng mức đầu tư.

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, theo cơ cấu nguồn vốn nêu trên thì Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên vốn vay ADB” được coi là dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hay vốn Nhà nước ngoài ngân sách?

Trường hợp nguồn vốn của Dự án thuộc cả hai loại trên thì công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế được thực hiện như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Khoản 1, Khoản 2, Điều 2 Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “1.Thu ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước thì toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản do Chính phủ vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước và các khoản viện trợ của các tổ chức nước ngoài là vốn ngân sách Nhà nước.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai thì Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên vốn vay ADB” gồm vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước [khoảng 10% tổng mức đầu tư], vốn vay ADB [khoảng 90% tổng mức đầu tư]. Như vậy, nguồn vốn của Dự án là vốn ngân sách Nhà nước.

Do đó, việc quản lý và sử dụng khoản vốn này phải theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Câu hỏi: Cho em hỏi trong Luật Xây dựng năm 2014 có cụm từ “vốn nhà nước ngoài ngân sách” nghĩa là thế nào? trong luật cũ không có cụm từ này? phân biệt thế nào về cụm từ “vốn ngân sách nhà nước” và “vốn nhà nước ngoài ngân sách”?

Bạn hỏi Dự thầu GXD trả lời:

1. Ở thời điểm hiện tại khi chúng tôi cập nhật bài viết này [15/07/2021]

Chúng ta đều biết rằng đã có các văn bản luật mới hơn:

Ghi chú: Để đọc 3 văn bản trên, bạn chỉ việc chạm hoặc kích vào link, hoặc khi không ở bài này thì bạn truy cập //qlda.gxd.vn vào mục Văn bản sẽ thấy ngay, chạm là thấy.

Tại thời điểm hiện tại, để hiểu về nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách phải xem đồng thời cả 3 văn bản luật trên + Luật Đấu thầu. Bạn sẽ thấy: Luật Đầu tư công sử dụng thuật ngữ Vốn đầu tư công, trong đó vốn Ngân sách nhà nước [NSNN] là một loại vốn trong Vốn đầu tư công. Và bây giờ để quản lý người ta dùng: “Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ngoài đầu tư công.

Rất nhiều người không thể xác định được vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, phải suy luận tính toán một chút. Mời bạn xem hình sau sẽ dễ hình dung, sau đó cuộn tìm các điều khoản đã ghi trong đó để đọc và chiêm nghiệm lại:

vốn nhà nước ngoài ngân sách

2. Vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định trước đó

Xem Luật Xây dựng 50/2014/QH13 phải kết hợp xem Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 các bạn nhé.

“44. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Khi đọc khoản này, bạn sẽ thấy là đoạn từ chỗ dấu chấm phẩy [bôi màu xanh] trở đi là “vốn nhà nước ngoài ngân sách”.

Bạn xem khoản 4, Luật Đấu thầu ở đây //duthaugxd.com/dieu-4-giai-thich-tu-ngu-luat-dau-thau.html

Ngoài ra, để làm rõ hơn các vấn đề liên quan về nguồn vốn đầu tư mời bạn xem các quy định sau đây:

Khoản 21 Điều 4. Giải thích từ ngữ của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 [hết hiệu lực từ 01/01/2020]

21. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

Theo Điều 4. Giải thích từ ngữ của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 [có hiệu lực từ 01/01/2020]

“22. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

23. Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

24. Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

25. Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương là vốn thuộc ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án đầu tư công theo nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền quyết định.“

Hãy ủng hộ phần mềm Dự thầu GXD để chúng tôi có kinh phí duy trì các hệ thống phục vụ bạn lâu dài nhé. Truy cập //gxd.vn để đặt mua hoặc alo Ms Thu An 0974 889 500.

Vốn ngân sách nhà nước là gì? Đầu tư ngân sách nhà nước vào các dự án xây dựng, quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước như thế nào? Tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì được thanh lý, xử lý theo quy định như thế nào? Cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản từ vốn ngân sách nhà nước gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm ra sao? Công ty TNHH Luật Quốc Huy [QHLAW] xin giới thiệu tới bạn đọc toàn bộ nội dung liên quan đến Vốn Ngân sách nhà nước:

Câu hỏi của bạn đọc về Vốn ngân sách nhà nước là gì?

Vốn ngân sách nhà nước là gì? [ảnh minh họa].

Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi về vốn ngân sách nhà nước mong được Luật sư giải đáp: Hiện tại tôi đang làm về lĩnh vực xây dựng, có liên quan đến quyết toán các khoản chi phí xây dựng của Dự án.

Khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến các khoản chi phí có nguồn vốn ngân sách nhà nước thì thật sự là khó khăn trong việc xác định để áp dụng chính xác. Trong quy định của Luật Xây dựng năm 2014 có hướng dẫn vốn ngân sách nhà nước và vốn ngoài ngân sách.

Tôi xin hỏi Luật sư phân biệt giúp tôi vốn ngân sách nhà nước là gì? Thế nào là vốn ngoài ngân sách. Trong các quy định về vốn ngân sách nhà nước trong Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu thì có thống nhất một định nghĩa không? Có những lưu ý gì khi làm các bước định khoản liên quan đến vốn ngân sách nhà nước.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư trả lời câu hỏi “Vốn ngân sách nhà nước là gì?”

Căn cứ pháp lý:

Phân biệt vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách

Theo khoản 44, Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định như sau:

44. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Ngân sách nhà nước được định nghĩa chi tiết tại Khoản 14, Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 như sau:

14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Dựa trên các quy định trên về ngân sách nhà nước, ta có thể hiểu đơn giản, các khoản vốn đầu tư vào trường học, bệnh viện, giao thông, thủy lợi,… có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước thì được gọi là Vốn ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại Khoản 14, Điều 2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định vốn Nhà nước ngoài ngân sách như sau:

“Vốn nhà nước ngoài ngân sách là vốn nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng không bao gồm vốn ngân sách nhà nước”

Những khoản vốn ngoài ngân sách gồm có:

  • Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
  • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
  • Vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
  • Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
  • Vốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước;
  • Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
  • Giá trị quyền sử dụng đất.
Quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác.

Dựa trên các quy định dẫn chiếu trên, bạn đọc có thể phân biệt chính xác về vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách. Qua đó, có những bước áp dụng các quy định của pháp luật sao cho phù hợp và chính xác.

Ngoài các quy định về vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, Luật Xây dựng năm 2014 còn quy định các trường hợp sử dụng nguồn vốn khác, vậy những nguồn vốn khác ở đây bao gồm nguồn vốn gì?

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết:

Một số quy định về vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác

Theo như bạn thắc mắc, luật quy định có nhiều sự khác nhau khi áp dụng đối với quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách, vốn khác.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về quản lý vốn đầu tư xây dựng, bạn có thể tham khảo Luật Xây dựng năm 2014. Dưới đây là một bảng so sánh tổng hợp một số yếu tố khác nhau, mời bạn đọc tham khảo:

Đặc điểm Vốn ngân sách nhà nước Vốn nhà nước ngoài ngân sách Vốn khác
Chủ đầu tư Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng; Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng; Chủ đầu tư có thể là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập; hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.
Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng 2014 a] Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng 2014;

b] Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế công nghệ [nếu có], các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Quy định chi tiết tại Khoản 4, Điều 57 Luật Xây dựng năm 2014.

“Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I

…”

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước; Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Phần thiết kế công nghệ và nội dung khác [nếu có] do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định; Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Phần thiết kế công nghệ [nếu có], dự toán xây dựng do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;

Trên đây là nôi dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi Vốn ngân sách nhà nước là gì của bạn. Chúng tôi hy vọng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được rõ các quy định của pháp luật về vấn đề bạn đang nghiên cứu.

Với mỗi quy định cụ thể, hoặc cần hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật miễn phí hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí.

Trân trọng!

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Chuyên viên tư vấn: Lê Thị Thanh Thanh

Video liên quan

Chủ Đề