Viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng

❮ Bài trước Bài sau ❯

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó

❮ Bài trước Bài sau ❯

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

Hai cách viết tập hợp

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

Có thể viết [mô tả] một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của nó theo ba quy ước sau:

  • Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy ” ; “
  • Mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
  • Thứ tự liệt kê tùy ý.

Sau đây là một số bài tập ví dụ: [Các em hãy suy nghĩ và tự giải, sau đó Click vào nút ĐÁP ÁN để biết câu trả lời].

Câu hỏi 1: Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 9.

ĐÁP ÁN

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}

Câu hỏi 2: Viết tập hợp B gồm tên các tháng [dương lịch] có 30 ngày.

ĐÁP ÁN

B = {Tháng Hai; Tháng Tư; Tháng Sáu; Tháng 9; Tháng 11}

Câu hỏi 3: Viết tập hợp C gồm tên các tháng của quý II.

ĐÁP ÁN

C = {Tháng Tư; Tháng Năm; Tháng Sáu}

Lưu ý:

Một năm gồm có 4 quý:

  • Quý I gồm có: Tháng Một, Tháng Hai, Tháng Ba.
  • Quý II gồm có: Tháng Tư, Tháng Năm, Tháng Sáu.
  • Quý III gồm có: Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Chín.
  • Quý IV gồm có: Tháng Mười, Tháng Mười Một, Tháng Mười Hai.

Câu hỏi 4: Viết tập hợp C gồm các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”.

ĐÁP ÁN

C = {N; H; A; T; R; G}

Lưu ý

Trong từ “NHA TRANG”, chữ A và chữ N xuất hiện hai lần. Tuy nhiên, khi viết tập hợp, ta chỉ liệt kê chúng một lần mà thôi.

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Trong Câu hỏi 1 ở trên, thay vì liệt kê các phần tử để viết tập hợp A, ta cũng có thể viết tập hợp A bằng cách nên tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp như sau:

A = {n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 9}

Câu hỏi 5: Cho D là tập hợp gồm các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Hãy viết tập hợp D bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

ĐÁP ÁN

D = {n | n là số tự nhiên lẻ và n > 30}

Câu hỏi 6: Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

ĐÁP ÁN

Ta thấy 0; 2; 4; 6; 8 là các số tự nhiên chẵn và nhỏ hơn 9. Đó cũng là tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E.

Vậy: E = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 9}.

Câu hỏi 7: Cho tập hợp X = {3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.

a] Hãy kiểm tra xem trong những số: 5; 9; 2; 4; 13; 12, số nào là phần tử thuộc tập hợp X, số nào không thuộc X.

b] Gọi G là tập hợp các số tự nhiên chẵn thuộc tập hợp X. Hãy viết tập hợp G theo hai cách.

ĐÁP ÁN

a] 5 ∈ X, 9 ∈ X, 2 ∉ X, 4 ∈ X, 13 ∉ X, 12 ∈ X.

b] Các số tự nhiên chẵn thuộc tập hợp X là: 4; 6; 8; 10; 12.

Vậy ta có thể viết tập hợp G theo hai cách như sau:

  • Liệt kê các phần tử: G = {4; 6; 8; 10; 12};
  • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử: G = {n | n là số tự nhiên chẵn thuộc X}.

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó

Trang trước Trang sau

Video Giải Bài 3 trang 8 SGK Toán lớp 6 - Cánh diều - Cô Nguyễn Hà Nguyên [Giáo viên Tôi]

Bài 3 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a] A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14};

b] B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50};

c] C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};

d] D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.

Quảng cáo

Lời giải:

a] A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

Ta thấy tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 14 nên các phần tử thuộc tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12.

Vậy ta viết tập hợp A là:

A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}.

b] B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

Ta thấy tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 nên các phần tử thuộc tập hợp B là: 42; 44; 46; 48.

Vậy ta viết tập hợp B là:

B = {42; 44; 46; 48}.

c] C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};

Ta thấy tập hợp C là các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 15 nên các phần tử thuộc tập hợp C là 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13.

Do đó ta viết tập hợp C là:

C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}.

d] D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.

Ta thấy tập hợp D là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 20 nên các phân tử thuộc tập hợp D là: 11; 13; 15; 17; 19.

Do đó ta viết tập hợp D là:

D = {11; 13; 15; 17; 19}.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề