Vị trí của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục quốc dân có thể coi như là một sự sắp xếp theo thứ tự, liên kết chặt chẽ để đào tạo một công dân trong phạm vi toàn quốc. Hệ thống giáo dục quốc dân hướng đến sự phổ cập giáo dục cho toàn người dân trong cả nước, tìm được ra những nhân tài cống hiến cho sự phát triển nước nhà nên không phân biệt già, trẻ, gái, trai; người ở miền ngược hay người ở miền xuôi; người dân tộc ít người hay người tôn giáo,… Bởi giáo dục luôn được xem là gốc gác của sự phát triển bền vững, đầu tư cho giáo dục chưa bao giờ là một sự đầu tư lãng phí vì nhờ có giáo dục mà có thể thay đổi được cả một “vận mệnh” của một đất nước. Pháp luật Việt Nam quy định tại Luật Giáo dục năm 2019 hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Ngày nay sự phát triển của một quốc gia không chỉ dựa trên sự đồng lòng cùng thi đua tăng gia sản xuất của người dân cả nước mà còn cần sự giao thương, hợp tác với các quốc gia khác trên toàn thế giới, hay còn gọi đó là sự hợp tác, hội nhập quốc tế. Những lợi ích mà hợp tác quốc tế mang lại không chỉ thúc đẩy nền giáo dục nước nhà mà còn giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 của Luật Giáo dục năm 2019 thì hệ thống giáo dục quốc dân được định nghĩa khái quát như sau:

Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân

1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.”

Cũng tại Khoản 2 Điều 6 của Luật này các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

+ Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

+ Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

+ Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

+ Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Theo đó Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Còn Khung trình độ quốc gia Việt Nam được áp dụng đối với các trình độ được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp và Luật giáo dục đại học với các mục tiêu đó là:

+ Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực;

+ Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng;

+ Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực;

+ Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực;

+ Tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, không thể thiếu đến vai trò của nhà giáo. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vị trí, vai trồ của nhà giáo theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên [giảng viên] được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luât.

Căn cứ theo Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:

Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo

1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Về vị trí của nhà giáo

Theo đó, nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy kiến thức, kỹ năng và giáo dục về đạo đức, nhân cách cho người học trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục là Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ đối tượng gọi là giáo viên và giảng viên. nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Giáo viên là người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ theo quy định. Còn đối với nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên được gọi là giảng viên. Giảng viên  đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Có trình độ Đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Về vai trò của nhà giáo

Theo quy định nêu trên, Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh

Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Xuất phát là người truyền tải tri thức đến người học nên nhà giáo có vai trò then chốt đến chất lượng giáo dục. Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Theo Điều lệ Trường tiểu học: Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học tiểu hoc, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, bậc học Giáo dục tiểu học cần phải đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học. Cụ thể:

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh cần có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Về phương pháp giáp dục, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học và khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năn vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

Theo đó, nhà trường tiểu học có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.

Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo và điều chỉnh hoạt động của học sinh, học sinh giữ vai trò tích cực, tự giác thông qua việc nỗ lực của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học.

Bên cạnh đó, quá trình này là hoạt động chuyên biệt và là một quá trình xã hội. Nó là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Dạy học được xem là con đường tối ưu nhất giúp học sinh nắm vững một khối lượng tri thức được tích tụ qua thời gian của nhiều thế hệ và các nhà khoa học. Trong quá trình dạy học đã diễn ra sự gia công sư phạm của giáo viên, là phương tiện đem lại hiệu quả lớn lao trong việc phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh.

Xem thêm bài viết: Ngành nghề của tương lai giáo dục mầm non 

tầm quan trọng của ngành sư phạm tiểu học
  • Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng Sư phạm Mầm non [Liên thông Đại học Sư phạm Tiểu học].
  • Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trái ngành [nhưng phải thuộc nhóm ngành Sư phạm].
  • Học viên đã có 1 văn bằng Đại học thuộc nhóm ngành Sư phạm. [Văn bằng 2 Đại học Sư phạm Tiểu học].
  • Đối với học viên đã tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành, thời gian học Liên thông Đại học Sư phạm Tiểu học là 2,5 – 3 năm. Trái ngành học thêm 1 học kỳ chuyển đổi.
  • Học viên đã tốt nghiệp Cao đẳng cùng ngành, thời gian học Liên thông Đại học Sư phạm Tiểu học là 1,5 – 2 năm, trái ngành học thêm 1 học kỳ chuyển đổi
  • Đối với học viên đã tốt nghiệp Đại học thuộc nhóm ngành sư phạm, thời gian học Liên thông Đại học Sư phạm Tiểu học là 2 năm.
  • Các lớp Liên thông Đại học Sư phạm Tiểu học được tổ chức học vào 2 ngày trong tuần thứ 7 và chủ nhật
  • Hồ sơ học sinh, sinh viên
  • Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận TNTT
  • Bảng điểm photo công chứng
  • Giấy khai sinh photo công chứng
  • CMND photo công chứng
  • Hộ khẩu photo công chứng
  • 3 ảnh [3×4], 2 ảnh [4×6] [ chụp không quá 6 tháng]
  • Nhận hồ sơ liên các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật
  • Hệ thống giáo dục đất viêt: số 28 An Lộc, P.Thạnh Lộc, Q.12,Tp.HCM

Mọi thông tin vui lòng liên hệ để được tư vấn

HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẤT VIỆT 

Cơ sở 1: Số 28 An Lộc, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM

Cơ sở 2: 41 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

ĐT, Zalo: 0933428844  [Mr. Lộc ]

Email:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề