Vì sao doanh nghiệp trung thực thành công

Trong đạo kinh doanh của người xưa, sự thành tín, trung thực rất được coi trọng và gắn liền với những người thành công; trong khi đó những ai hám lợi lại thường không thành đạt, mặc dù họ có thể đạt được một số thành tựu nhất thời.

Ông Kazuo Inamori – người sáng lập ra Kyocera và KDDI, Chủ tịch Japan Airlines. [Ảnh: qua linkedin.com]

Doanh nhân nổi tiếng người Nhật Bản, ông Kazuo Inamori luôn điều hành các công ty do mình tạo lập dựa trên nguyên tắc thành tín và trung thực. Ông là người sáng lập Tập đoàn Kyocera, công ty truyền thông KDDI và là Giám đốc điều hành của hãng hàng không Japan Airlines. Mặc dù là một doanh nhân, nhưng ông Kazuo Inamori còn được biết đến là người Nhật Bản đầu tiên được trao Giải thưởng Lòng bác ái của Quỹ Canergie [Mỹ] bởi những cống hiến và nhân cách sống của mình.

Xuyên suốt sự nghiệp kinh doanh, ông Kazuo Inamori luôn tin rằng việc tạo dựng một doanh nghiệp phải dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khắt khe nhất. Nếu một người không có những tiêu chuẩn đạo đức cao, người đó không thể làm việc tốt. Người đó phải nâng cao đức tính của mình để phát triển công việc kinh doanh. Vì thế, bí mật thành công theo ông chính là phải nâng cao đạo đức.

Inamori thành lập Tập đoàn Kyocera khi mới 27 tuổi. Ông không có kinh nghiệm nào khi ấy và không biết phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về tầm quan trọng của sự trung thực, thành tín, biết ơn, kiên nhẫn, vị tha, siêng năng, tiết kiệm, chịu khổ, không oán hận hay ganh tị… Đây đều là những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp căn bản.

Ông tìm thấy tất cả các câu trả lời trong những khó khăn dựa trên nguyên tắc xác định căn bản là những điều đó đúng hay sai, thiện hay ác. Với cách suy xét các vấn đề dựa trên các chuẩn tắc đạo đức và coi trọng sự thành tín, trung thực, Kazuo Inamori đã lãnh đạo công ty của mình đi đến thành công. Điều đó đã giúp đưa Tập đoàn Kyocera và công ty viễn thông lớn thứ hai Nhật Bản – KDDI của ông lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn do tạp chí Fortune xếp hạng.

Khi được hỏi về nguyên lý, nguyên tắc trong kinh doanh là gì, Inamori nói rằng nó không phải chỉ là lợi nhuận hay bộ mặt của công ty mà là ở chỗ phải có ích cho xã hội, có ích cho loài người. Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm tốt nhất và dịch vụ tốt nhất mới là cái gốc của kinh doanh và phải trở thành nguyên tắc xây dựng doanh nghiệp.

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nhiều thương gia không còn coi trọng sự thành tín ấy, nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa các công cụ tiếp thị để làm mình trở nên nổi bật nhưng lại thiếu sự đầu tư đúng đắn vào con người và chất lượng dịch vụ như một chiến lược lâu dài.

Mới đây, những hình ảnh về cung cách phục vụ của hãng hàng không Viet Jet Air tiếp tục gây sóng gió dư luận bởi những chiêu thức tiếp thị quá đà trong chuyến bay đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước.

Có một quy tắc được đưa ra bởi Suzy Welch – một nhà báo chuyên viết về các đề tài kinh doanh được đăng tải trên tạp chí Bloomberg BusinessweekO Magazine là 10/10/10. Quy tắc này nghĩa là hãy tưởng tượng những điều bạn làm sẽ như thế nào trong 10 phút sắp tới, sau đó là 10 tháng, và trong 10 năm tới thì việc mà bạn thực thi đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào. Phương thức tư duy vấn đề này có thể đưa đến cho chúng ta cách nhìn nhận vấn đề toàn cục và dài hạn hơn.

Ai đó đã nói rằng “thành công là hành trình chứ không phải đích đến”, hay nói cách khác kết quả là sự kết tinh của quá trình làm việc, nghiên cứu không ngừng nghỉ.

Hy vọng đạt được thành công trong công việc và thương hiệu được nhiều người biết đến là mong muốn chính đáng của các nhà kinh doanh, tuy nhiên, để được công nhận và thành công lâu dài thì cần có tầm nhìn dài hạn với một ý thức trách nhiệm cao. Với tầm nhìn 10/10/10, thành công không còn là điều gì đó quá đỗi cao xa hay là niềm thích thú nhất thời, bởi thành công nằm ngay trong hành trình với sự thành tâm, thành ý mang đến lợi ích cho người khác từ chính những việc làm mỗi ngày.

Vũ Phong

Xem thêm:

Thái độ làm việc là thể hiện sự tận tâm làm việc, ứng phó với công việc. Luôn bằng lòng với những gì đang có, có chí tiến thủ vươn xa trong công việc. Thái độ làm việc chuyên nghiệp chính xác và tích cực là chìa khóa quan trọng nhất. Giúp chúng ta trở thành ông chủ hay đồng nghiệp được người khác tôn trọng.

Trong công việc thái độ quan trọng như nào. Cùng Trịnh Đức Dương blog xem ở phần dưới bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao thái độ làm việc lại quan trọng ?

Một người có tinh thần làm việc và tiến bộ. Sẽ rất có ích cho một tổ chức, công ty. Họ thường có chí tiến thủ. Có thể mới bắt đầu họ không bằng người khác nhưng lâu dài người có thái độ tốt sẽ tự phấn đấu và làm việc tốt lên. Đấy là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một người có thái độ tốt. Còn nếu bạn đã yếu kém, còn cộng với thái độ khó ưa thì sớm muộn bạn sẽ bị đào thải.

Thái độ và đạo đức nghề nghiệp là những biểu hiện bên ngoài của bên trong cốt lõi. Đó là nền tảng văn hóa, tức là nền tảng của mỗi nền giáo dục con người. Mức độ chuyên môn của mỗi người rất dễ nhìn nhưng nền văn hóa rất khó nhìn thấy. Nếu chỉ có tài năng mà không có nền tảng văn hóa vững chắc. Tức thái độ làm việc thì cho dù tài năng thế nào đi nữa cũng rất khó để đi xa. “

Khi làm việc với thái độ tích cực, bạn có thể biến nhiều tình huống xấu thành cơ hội. Những người có thái độ tích cực, chuyên nghiệp. Sẽ tìm cách vượt qua những trở ngại và hoàn thành công việc càng sớm càng tốt. Bạn sẽ kiếm được điểm nếu bạn làm việc chăm chỉ và cẩn thận. Nếu bạn có một thái độ làm việc tốt, bạn sẽ có nhiều khả năng làm việc với các cộng sự của bạn.

Những yếu tố đo lường thái độ

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua về thái độ làm việc. Vậy những yếu tố nào thể hiện thái độ của bạn, đồng nghiệp hoặc nhân viên.

1. Chủ động trong công việc.

Nói đến thái độ yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc chủ động trong công việc. Một người có thái độ làm việc tốt tốt là người luôn chủ động giải quyết các vấn đề. Yếu tố chủ động trong công việc thể hiện ở 2 yếu tố: Chủ động với kế hoạch của bản thân, và chủ động với công việc chung.

Những người có thái độ tốt thường là những người luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mà không cần nhắc nhở. Đôi khi những người có thái độ tốt cũng cần có kiến thức tốt. Bạn cần phân biệt giữa người chủ động trong công việc với người làm việc mù quáng. Chủ động cần kết hợp với quyết định, và phải có hàm lượng kiến thức trong đó.

2. Thái độ hợp tác trong công việc

Nói đến thái độ bạn không thể không nhắc đến thái độ hợp tác. Người có thái độ tốt là người biết kiểm soát cái tôi, đề cao cái chung. Họ biết cách làm việc cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng để đạt được kết quả tốt. 1 người theo tư tưởng cá nhân không thể là người có thái độ làm việc tốt.

Đôi khi có những người trầm tính, họ không thích giao tiếp với mọi người. Nhưng trong công việc bắt buộc họ phải hợp tác, chia sẻ thông tin. Kẻ chống đối khác với người có khí chất trầm tính.

3. Thái độ làm việc trung thực.

Yếu tố thứ 3 cấu thành nên thái độ tốt đó là trung thực. Trung thực đi kèm với trách nhiệm, và giám nhận trách nhiệm. Kẻ trung thực không phải là kẻ không bao giờ nói dối. Trung thực ở đây là trung thực với bản thân, đồng nghiệp, và công việc. Người này biết khi nào cần chia sẻ thông tin gì, cái gì tốt cái gì xấu.

Người có thái độ làm việc là người luôn nhận trách nhiệm khi làm sai, và không đổ lỗi. Những người ngày có tinh thần cầu tiến và chấp nhận khó khăn cao hơn những người khác

4. Động lực làm việc

Thái độ tốt không thể thiếu năng lượng làm việc, hay còn gọi là động lực. Không một kẻ nào làm việc với tin thần uể oải được coi là thái độ tốt. Năng lượng, nhiệt huyết sẵn sàng chấp nhật khó khăn là yếu tốt cấu thành nên người thành công.

Mỗi người sẽ có một động lực khác nhau để làm việc. Nhưng tựu chung lại họ đều phải là người tìm thấy ngọn lửa trong công việc. Cống hiến, nỗ lực để đạt được mục tiêu cá nhân và kết quả chung. Tại sao lại là mục tiêu cá nhân và kết quả chung? Với 1 tổ chức, khi bạn làm việc bạn cần phải đạt được mục tiêu chung. Nhưng song song với đó bạn cũng phải có động lực để đạt được những mực tiêu cá nhân.

5. Khả năng học hỏi.

Nhiều người nói rằng thái độ tốt là chấp hành mệnh lệnh cấp trên; hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên người có thái độ tốt nhất định phải là người không ngừng học hỏi. Những người không chịu học hỏi không thể tốt lên, đồng thời cũng không thể hoàn thành công việc mới.

Chính vì vậy trong các yếu tố, việc không ngừng học hỏi, và tự học được đánh giá cao. Sẽ chẳng có kẻ nào chấp nhận thử thách mới bằng kiến thức cũ cả.

6 Thái độ Tôn trọng

Người có thái độ làm việc tốt là người tôn trọng kết quả của tập thể. Họ luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người, ý kiến cấp trên… Tôn trọng không phải là dăm dắp tin theo và chấp hành. Trong tổ chức tôn trọng phải gắn về với thay đổi và đóng góp. Kẻ tôn trọng theo kiểu gật đầu đồng ý là kẻ u lì chậm tiến không thể coi là người có thái độ tốt được

Tôn trọng bản thân cũng là 1 cách tôn trọng. Bạn không thể đòi hỏi người khác tôn trọng bạn trong khi bạn không tôn trọng chính mình. Bạn cần phải tự hào về bản thân mình bạn mới có thể có thái độ cầu tiến và tin thần làm việc tốt.

7 Những thái độ khác.

Ngoài những thái độ kể trên để có thái độ làm việc tốt bạn cần rèn luyện thêm một số yếu tố khác như: Tự hào về bản thân; Mở rộng mối quan hệ; tìm kiếm cơ hội mới….

Tuy nhiên cho dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa; người có thái độ tốt phải là người luôn luôn đảm bảo công việc chung và mục tiêu cá nhân. Họ luôn giữ lửa là truyền lửa cho những người xung quanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Giữ thái độ làm việc tích cực như nào?

Để có Thái độ làm việc tốt bạn cần duy trì cho mình một luồng năng lượng tích cực. Đặc biệt khi bạn là người lãnh đạo, bạn cần luôn thể hiện mình là người có năng lượng dồi dào. Cho dù khó khăn, thử thách lớn tới đâu bạn cũng cần luôn là chỗ dựa cho người khác. Để có thể giữ được thái độ làm việc tích cực bạn cần cố gắng rèn luyện các yếu tố sau

      • Luôn luôn mỉm cười: Nụ cười giúp bạn có được thiện cảm, sự tin tưởng và nguồn năng lượng tích cực.
      • Luôn có giải pháp: Để có thái độ làm việc tích cực bạn cần tạo thói quyen cố gắng tìm kiếm giải pháp. Bạn không được phép từ bỏ hoặc đổ lỗi. Luôn có giải pháp cho mọi vấn đề, hãy tin và nghĩ như vậy.
      • Luôn chuyên nghiệp: Chuyên nghiệp là yếu tố tối cần thiết. Chuyên nghiệp là khái niệm để chỉ những quy tác được vận hành và thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả.
      • Luôn chủ động. Là người có năng lượng tích cực bạn cần luôn chủ động trong mọi vấn đề của cuộc sống. Trong công việc bạn càng cần thể hiện mình là người chủ động trong mọi vấn đề.

Những nội dung khác bạn cũng nên tìm hiểu.

Tạm kết về thái độ làm việc

Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm thái độ làm việc. Những đặc điểm, cách nhận biết và rèn luyện bản thân để có một thái độ làm việc tốt. Qua đó chúng tôi mong rằng bạn sẽ luôn đạt được sự thành công trong cuộc sống. Bất kỳ tảng băng trôi nào bạn chỉ có thể thấy 30% của nó. Bởi vì 70% còn lại nằm dưới đáy biển. Sự thành công của mỗi con người là như nhau. Nhìn vào những người thành công. Công việc của họ chỉ có 30% là kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm sống. Và 70% còn lại là nhờ vào thái độ làm việc của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề