Vì sao dân gia lai chơi xe nhiều

Người dân chụp ảnh hai chiếc ô tô cùng BKS tỉnh Gia Lai.

Ngày 7/9, Phòng CSGT công an tỉnh Gia Lai cho biết đơn vị này vừa kiểm tra cơ sở dữ liệu và phát hiện một trường hợp ô tô sang gắn BKS tỉnh Gia Lai giả sau khi người dân phản ánh trên mạng xã hội.

Trước đó, một tài khoản trên mạng xã hội Facebook đã đăng tải 2 bức ảnh về 2 chiếc xe của nhãn hiệu Lexus và Mazda đều mang BKS 81A-012.68 đang nằm trên đường tại TP. Pleiku. Theo một cán bộ CSGT công an tỉnh Gia La, thời gian qua nhiều người có điều kiện mua ô tô, xe máy thích những BKS có “số đẹp”. Đơn cử như BKS có số 012.68 có ý nghĩa mang lại nhiều tài lộc.

Theo Phòng CSGT Công an tỉnh Gia Lai, theo quy định BKS chỉ được cấp cho 1 phương tiện nên không thể có việc 2 ô tô cùng mang cùng BKS. Được biết, qua dữ liệu tra cứu từ hệ thống đăng kiểm, BKS 81A-012.68 là của xe Mazda thuộc sở hữu của Công ty TNHH Sơn Đông địa chỉ ở xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Như vậy, chiếc ô tô màu đỏ hiệu Lexus có gắn BKS 81A-012.68 là giả.

Phòng CSGT Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã thông báo với các đơn vị nếu phát hiện chiếc ô tô Lexus có gắn BKS 81A-012.68 giả này sẽ tiến hành xử lý hành chính.

Lực lượng chức năng căng biển báo kiểm soát khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, P. Tây Sơn, nơi có gia đình bệnh nhân thứ 14 tại Pleiku.

Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết, đã có công văn hỏa tốc hướng dẫn công tác vận tải hành khách trong thời điểm tỉnh Gia Lai ghi nhận nhiều ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Theo đó, công văn hỏa tốc yêu cầu tạm dừng hoạt động các tuyến vận tải khách công cộng liên tỉnh đi và đến 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương và 3 tuyến vận tải khách công cộng nội tỉnh đi/đến huyện Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Đối với các tuyến liên tỉnh buộc dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Sở cũng đã kêu gọi các đơn vị đã bán vé xe thực hiện hoàn trả vé, không phụ thu nhằm hỗ trợ người dân. Ông Lê Văn Hạnh - Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết: "Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định hỗ trợ hết sức cho người dân khi đến đổi hoặc trả vé.

Ông Nguyễn Bá Minh, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kế hoạch-Tài chính-Vận tải [Sở GTVT, tỉnh Gia Lai] thông tin thêm: Theo quy định của Bộ GTVT đơn vị vận tải có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 2 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 4 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 1 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 2 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.

Tương tự, Sở GTVT tỉnh Kon Tum cũng có hướng dẫn việc hoàn vé xe khách theo cách tính như trên. Ngoài ra, để đảm bảo công tác phòng dịch, Sở GTVT tỉnh Kon Tum cũng quyết định tạm dừng tuyến vân tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ huyện Ia H’Drai [tỉnh Kon Tum] đến thành phố Pleiku [tỉnh Gia Lai].

Việc tạm dừng tuyến xe buýt được thực hiện từ 16 giờ ngày 2/2, áp dụng cho cả 2 chiều [từ Ia H’Drai đi Pleiku và ngược lại]. Lý do là tuyến xe buýt này có lộ trình đi qua các tuyến đường trong thành phố Pleiku; các điểm dừng đón, trả khách gần cổng bệnh viện của tỉnh Gia Lai và các huyện biên giới nên khó kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Bến xe Đức Long tỉnh Gia Lai

Nhiều hành khách trả vé

Tính đến ngày 3/2, trên địa bàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 14 ca nhiễm bệnh Covid-19. Nhiều địa phương cũng siết chặt quản lý người đi đến địa phương đang có dịch. Tỉnh Gia Lai cũng kêu gọi người dân chủ động phòng dịch. Dù là dịp Tết Nguyên đán cuối năm nhưng số lượng huỷ vé xe khách về Gia Lai đang tăng lên.

Theo khảo sát tại Gia Lai, hiện nay nhiều hãng xe khách tại tỉnh này sau tin dịch bệnh bùng phát. Ông Nguyễn Tường Cọt - Giám đốc Bến xe Đức Long Gia Lai-cho hay: “Mỗi ngày tại bến chỉ còn khoảng 130 xe xuất bến, giảm khoảng 20 chuyến so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Phần lớn là do một số tuyến đi các tỉnh phía Bắc và tuyến nội tỉnh Pleiku-Ayun Pa đã dừng hoạt động, hành khách cũng hạn chế đi lại do lo ngại dịch bệnh”.

Còn ông Đặng Văn Hùng - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Việt Hưng [số 5 Nguyễn Du, TP. Pleiku] cho biết: Từ ngày 29/1 đến nay, khi nghe thông tin tại Hải Dương và Quảng Ninh ghi nhận các ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, nhiều hành khách liên hệ với nhà xe để đổi chuyến hoặc hủy vé. “Đến nay, Công ty đã giải quyết toàn bộ các trường hợp hủy vé đặt đi Hải Dương và hoàn 100% giá vé cho hành khách”, ông Hùng thông tin.

Tuy nhiên, nhiều hành khách cho biết vẫn có nhiều nhà xe không hoàn trả lại vé. Về nguyên do này, theo Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết là do các hành khách mua vé trên các trang điện tử vé xe, vé xe giá rẻ. Hoặc các đơn vị đại lý nên các đơn vị chủ xe không thanh toán.

“Cò đất” lộng hành

Từ thành phố Pleiku đi hết đường Phan Đình Phùng qua một cây cầu sắt là đến địa phận huyện Ia Grai. Thành phố và huyện chỉ cách một cây cầu.

Ở xã Ia Dêr này có rừng thông ken dày, hàng chục năm tuổi, xanh mướt. Đây là nơi tham quan, dừng chân lý tưởng của những người ưa dã ngoại. Cũng vì cảnh đẹp mà các cặp đôi chọn lựa chụp ảnh cưới, kết duyên phu thê. Rất nhiều du khách tỉnh bạn, hễ đến Gia Lai là tìm đến đồi thông này để trú chân, thưởng ngoạn.

Các tấm biển rao bán đất ở đồi thông huyện Ia Grai mọc nhan nhản.

Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, khu vực đồi thông xã Ia Dêr xuất hiện nhiều người về đây mua đất chia lô, tách thửa để bán nền.

Ông T.V.T. [50 tuổi] cho biết, ở đây bán đất là thông qua “cò”. “Hễ chủ đất treo bảng bán đất lên, là "cò" đến giật bẻ hết, rồi treo số điện thoại của họ lên. "Cò" bán được, thì chủ đất cho "cò" 10 triệu, 20 triệu đồng gì đó”, ông T. nói.

Theo ông T., ngày nào cò đất cũng lượn lờ ở đây, rất nhiều người, nhiều nhóm. Nhiều người có tiền lên đây bỏ ra 3-5 tỉ đồng mua vài héc-ta đất trồng cà phê của người đồng bào dân tộc thiểu số, sau đó chia lô tách từng thửa nhỏ, bán cho khách hàng. Giá đất mà giới đầu tư ở đây rao bán từ 110 -150 triệu đồng/mét chiều ngang.

Ngày 20/10, tại Gia Lai, Thanh tra Chính phủ [TTCP] công bố quyết định về việc thanh tra trách nhiệm UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý, sử dụng đất đai như: Sử dụng đất sai mục đích, tự ý hiến đất mở đường rồi phân lô, bán nền; lấn chiếm đất công, chuyển mục đích đất sai quy hoạch; chuyển nhượng đất trái phép; có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương [từ 29/11 – 1/12 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Trần Cẩm Tú đã nêu rõ: “Gia Lai còn vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016 - 2021 và cá nhân Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thiếu trách nhiệm, buông lỏng chỉ đạo, điều hành, quản lý việc thực hiện các dự án, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư…

Thực tế chúng tôi ghi nhận, tại đây có một khu đất rộng khoảng 5.000m2, được ai đó cho ủi bằng phẳng. Tiếp đó đóng cọc, kéo dây chia thành 6-7 lô, mỗi lô có diện tích 5mx25m, và 5mx30m rồi treo biển bán đất 130 triệu đồng/m; 150 triệu đồng/m. Đất đây đang sốt, có nhà đầu tư “chơi sang” xây hẳn vài căn cấp 4 liền kề, rao bán 800 - 900 triệu đồng/căn, tùy vị trí.

Các nhánh đường “xương cá” khu vực đồi thông này, dày đặc các biển “bán đất đồi thông”, “cần bán gấp”, “bán đất”… giá nào cũng có, từ 300 triệu đồng - 2 tỷ đồng [10m ngang]. Để bán đất thu lời nhanh, hiệu quả, có người lập hẳn cả công ty ở đây, treo biển rõ to, với slogan: “Chuyên môi giới bất động sản, tư vấn pháp lý trong lĩnh vực đất đai, làm giấy tờ sang nhượng đất, sổ đỏ, nhận sửa nhà, bao vật tư… kèm số điện thoại”.

Lập đoàn thanh tra để xử lý

Vì giá đất ở đồi thông đang sốt, ngày 2/12 vừa qua, Sở Tài nguyên & Môi trường [TN&MT] tỉnh Gia Lai phải ra văn bản gửi huyện Ia Grai cảnh báo. Văn bản của sở này nêu: “Qua theo dõi tình hình thực tế và phản ánh của người dân, có tình trạng một số cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất vườn ao của hộ gia đình cá nhận tại xã Ia Der, huyện Ia Grai [đa số là nhận chuyển nhượng đất có nguồn gốc của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ] sau đó chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở với diện tích lớn, tách thửa bán nền, gây sốt thị trường đất nền, giá đất tại xã la Der [khu vực tiếp giáp thành phố Pleiku] diễn biến phức tạp.

Đất nông nghiệp giăng dây chia lô, tách thửa để bán nền

Sở này đề nghị huyện Ia Grai tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai để người dân biết, đặc biệt quan tâm đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số tránh bị một số đối tượng xấu lợi dụng trao đổi, mua bán đất đai trục lợi.

Trong khi chính quyền cảnh báo thì cò đất ra rả chào mời bán đất cả công khai lẫn qua mạng xã hội facebook, zalo. Gọi vào số điện thoại trên biển bán đất, một cò đất tên H. buông lời có cánh: “Bên em [ở đồi thông - PV] nhiều lô lắm. Một lô em bán 470 triệu đồng, 10 mét ngang thì nhân đôi 940 triệu đồng. Làm hợp đồng, đặt cọc 30 triệu đồng xong thì ra bìa đỏ luôn. Hồ sơ, thủ tục sang nhượng bên em làm từ A-Z”.

Trao đổi về cơn sốt đất ở huyện này, ông Lê Ngọc Quý, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết: “Khi nắm thông tin, chúng tôi đã chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra để xử lý các vi phạm [nếu có]”.

Giá đất sốt cao, "cò" đất hưởng lợi, riêng những người đồng bào dân tộc thiểu số bị những lời dụ dỗ phải bán đi vườn tược. Để sinh nhai, họ phải lùi sâu vào vùng xa xôi, cách trở để ở. Không vườn canh tác, họ đi chăn thuê gia súc dưới những tán rừng thông Ia Dêr. Nhưng những cánh rừng thông tuyệt đẹp ở Ia Dêr này, mai sau cũng khó giữ khi mà cơn sốt đất và lợi nhuận từ đất tăng chóng mặt từng ngày.

Liên quan đến sai phạm đất đai tại tỉnh này, ngày 2/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Giang H’Đan - Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa, ông Nguyễn Thành Thoại - Phó Trưởng phòng TN&MT và ông Vũ Văn Sáng, nguyên cán bộ phòng TN&MT huyện Đak Đoa. Các cán bộ này đã hợp thức hóa, tự ý cho chuyển đổi 1,4 hec-ta đất trồng cây lâu năm thành đất ở khi chưa có sự đồng ý của UBND tỉnh, để cho ông Trần Xuân Hùng, nguyên Phó Giám đốc sở TN&MT phân lô, bán nền.

Video liên quan

Chủ Đề