Ở cữ sau sinh bao lâu là đủ


Bà đẻ trong tháng nên kiêng gì? Sau khi sinh, bạn nên đợi khoảng 6-8 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.

7. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nói to

Ở cữ kiêng những gì? Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi, nếu nói to, nói ráng sức có thể dễ bị hụt hơi. Do đó, một điều cần kiêng cữ sau sinh là không nên nói to. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế xem tivi và sử dụng thiết bị thông minh để mắt không bị quá tải. Ngoài ra, bạn không nên lên xuống cầu thang nhiều lần nhằm tránh trượt ngã.

8. Bà đẻ sau sinh nên tránh căng thẳng, mệt mỏi

Bà đẻ cần kiêng những gì? Nếu bạn mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để bạn có thời gian nghỉ ngơi.

9. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không tắm nước lạnh hoặc bơi

Mới sinh xong nên kiêng những gì? Một trong những việc cần kiêng cữ sau sinh là bạn nên tránh tắm nước lạnh hoặc bơi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút. Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng tắm sau sinh nhé, bạn vẫn phải tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để tránh nhiễm trùng hậu sản.

10. Những thực phẩm cần tránh khi đang ở cữ sau sinh

Ở cữ không nên ăn gì? Sau khi sinh và đặc biệt nếu đang cho con bú, bạn nên tránh ăn những thực phẩm sau: chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột, bắp cải, dứa [thơm], kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng. Nguyên nhân là các loại thực phẩm này có thể làm cho sữa có mùi khiến bé không thích bú.

Hãy đọc thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi

Những việc nên làm trong thời gian ở cữ sau khi sinh

Bên cạnh việc tìm hiểu bà đẻ cần kiêng những gì và tuân thủ, mẹ sau sinh cũng cần biết những điều nên làm trong thời gian ở cữ.

1. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể bạn có thể phục hồi sau sinh nhanh hơn. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp tinh thần bạn sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ bị stress, nhờ đó lượng sữa có thể tiết ra nhiều hơn.

2. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên uống đủ nước

Một trong những điều cần biết khi ở cữ là luôn phải uống đủ nước. Sau sinh bạn nên uống từ 8-10 ly/ngày, các thức uống nên uống là nước lọc, nước trái cây hay sữa. Hãy uống nước thường xuyên, không nên chờ có cảm giác khát mới uống. Việc uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh, duy trì sữa mẹ.

3. Chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn

Nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, việc chăm sóc vết thương này sau sinh cần được chú ý để tránh nhiễm trùng hay tai biến… Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong thau nước ấm để giảm đau. Ngồi trên gối mềm sẽ thoải mái hơn so với bề mặt cứng. Nếu vết rạch đau gây tiểu khó, bạn có thể dội nước ấm lên vết thương để tiểu dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng túi chườm đá áp lên vết thương để giảm sưng, đau. Sau khi đi vệ sinh, lau khô từ trước ra sau để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trường hợp sinh mổ, sau khi xuất viện, ngoài việc cảm thấy vết thương ngứa, đau, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc thậm chí buồn bã. Đây là phản ứng bình thường sau sinh, bạn không cần quá lo lắng. Bạn không nên thực hiện các hoạt động mạnh, đột ngột nhằm tránh gây áp lực lên vết mổ.

Vấn đề được nhiều các mẹ bầu quan tâm ngay cả trước khi sinh đó là: thời gian kiêng cữ sau sinh bao lâu là phù hơp. Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta cùng hiểu trong bài này nhé!

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu thời điểm ngay sau khi sinh. Với các mẹ sinh được 8 tiếng đầu, để máu có thể tuần hoàn đến não, các mẹ không được nằm gối cao. Với các mẹ sử dụng phương pháp sinh không đau thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày, hoặc các mẹ sinh mổ không gây tê màng cứng có thể vận động 6 giờ sau đó. Tiếp đó, các mẹ cần được tắm toàn thân bằng nước ấm sạch băng vòi sen. Tắm để giảm bớt nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi trong lúc chuyển dạ, đồng thời, giúp các lỗ chân lông được thông thoáng hơn.

Với các điều tư vấn như trên, việc kiêng cữ ở chị em phụ nữ là nên làm nhưng không nên quá khắt khe cũng như áp dụng các phương pháp kiêng cữ cổ điển vào cuộc sống hiện đại. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vấn đề chính trong bài này là việc kiêng cữ sau sinh nên có thời gian bao lâu thì hợp lý? Các bà, các mẹ ngày xưa, kiêng cữ trong vòng 3 tháng 10 ngày. Trong khoảng thời gian này, các chị em phải tuyệt đối ở trong phòng kín gió, kiêng tắm, không đươợc nói chuyện riêng với người lạ, không được đọc sách báo và xem tivi. Các cụ quan niệm rằng, tắm rửa sớm sẽ làm cho nước thấm vào da gây hại cho sức khỏe của người mẹ, còn đọc sách báo gây thị lực yếu… Ngoài ra, nếu không kiêng cữ tốt, có thể gây ra các biến chứng khác cho phụ nữ như: dễ bị đau ốm, bệnh tật, nhức xương khớp, nhức đầu…

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, với sự tiến bộ của khoa học, các mẹ không nên kiêng cữ nhiều nữa. Không cần phải kiêng hết 3 tháng 10 ngày, mà chỉ cần kiêng cữ 1 tháng là đủ. Thời gian sau khi sinh khoảng 3 – 4 ngày, chị em đã có thể tắm được bằng nước ấm và không nên tắm lâu.

Trong 1 tháng này, các mẹ nên tránh vận động mạnh, không tập thể dục nặng, không quan hệ, luôn giữ tâm trạng vui vẻ,  thoải mái… Sau một tháng kiêng cữ này, các mẹ nên trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường, nên bổ sung dinh dưỡng cần thiết kể đảm bảo sức khỏe và có đủ dinh dưỡng cho em bé sau khi sinh.

Nguyên tắc “vàng” cho phụ nữ ở cữ

Thời kỳ đầu ở cũ là một thời điểm cực kỳ kinh hoàng đối với các mẹ, đặc biệt là với các mẹ mới lần đầu làm mẹ và với những người mẹ trẻ. Để hạn chế những điều khó chịu trong khi kiêng cữ, các mẹ nên thực hiện theo các chỉ dẫn sau:

Trang phục

Các mẹ nên mặc các trang phục rộng rãi, thoáng khí, chất liệu mềm mại và thấm hút được mồ hôi. Trang phục thoải mái vừa để chăm sóc em bé được dễ hơn vừa là để đảm bảo vệ sinh cho cơ thể vừa để đảm bảo sức khỏe.

Ăn ở

Nên bổ sung lượng nước cho cơ thể. Dùng các loại thực phẩm chứa nhiều nước, hạn chế đồ ngọt và đồ nguội. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều quá các loại thực phẩm thật nhiều chất dinh dưỡng, nhiều thịt, nhiều cá, nhiều cao lương mỹ vị…  có thể làm chị em bị béo phì, thừa chất.

Các chuyên gia cho biết, chị em sau sinh chỉ nên ăn các loại đồ ăn hợp vệ sinh, tươi, phù hợp với sở thích và điều kiện sức khỏe của mẹ, chứ không cần kiêng cữ quá nhiều.

Đồng thời, các mẹ sau sinh nên được ở trong phòng thoáng mát, không có nhiều gió, cũng không quá nóng, và đặc biệt, giữ vệ sinh thật tốt nơi ở.

Vận động

Ở cữ, không phải là nằm một chỗ và không động chân động tay bất cứ việc gì? Những ngày đầu sau khi sinh, chị em không nên vận động mạnh. Nhưng sau đó, nên vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết.

Đi bộ, tâp thể dục, tập yoga nhẹ nhàng là sự lựa chọn tốt nhất cho các mẹ trong thời gian ở cữ, vừa để các mẹ thoải mái, thư giãn sau khi sinh vừa có thể giảm cân một cách an toàn, lấy lại vóc dáng thon thả.

Việc tuân thủ các nguyên tắc và các quan niệm có ích khi ở cữ sẽ giúp chị em có được sức khỏe tốt sau khi sinh, đồng thời, giúp các bé phát triển tốt, không bị ảnh hưởng bởi tình trạng của mẹ sau đó!

Bài viết liên quan

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ở cữ sau sinh bao lâu  là thắc mắc lớn của nhiều mẹ sau sinh. Theo quan niệm dân gian, ông bà ta thường căn dặn phụ nữ sau sinh cần kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày mới được ra ngoài đi lại và làm việc bình thường. Tuy nhiên ngày nay, quan niệm này đã lỗi thời.

Nội dung bài viết:

  • Sau sinh phải ở cữ bao lâu thì đủ?
  • Những lưu ý mẹ cần nhớ
  • Bí quyết giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh

Ở cữ sau sinh bao lâu thì đủ ngày đủ tháng?

Ngày xưa, việc kiêng cữ sau sinh thường diễn ra trong vòng 3 tháng 10 ngày. Người phụ nữ sau sinh phải ở trong phòng kín gió, không được nói chuyện với người lạ, không được đọc sách báo, không được tắm rửa. Vì ngày xưa quan niệm việc tắm sớm sẽ khiến nước thấm vào da gây nhiễm lạnh cho mẹ, đọc sách báo gây yếu mắt. Nghiêm trọng hơn nếu không kiêng cữ đúng thời gian, mẹ rất dễ bị đau ốm, bệnh tật, nhức đầu, nhức xương khớp…

Ở cữ là khoảng thời gian giúp mẹ tịnh dưỡng và phục hồi sức khỏe [Ảnh: istockphoto]

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật y khoa và lối sống hiện đại nên việc kiêng cữ đã trở nên dễ chịu hơn rất nhiều, thay vì kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày thì các mẹ chỉ cần kiêng cữ 1 tháng là được.

Ngoài ra, sau khoảng 3 – 4 ngày sinh nở là mẹ có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm. Trong tháng kiêng cữ mẹ chỉ cần tránh vận động mạnh, tránh tập thể dục nặng, kiêng quan hệ vợ chồng… là được.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau khi ra tháng thì các mẹ có thể trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên nên chú ý ăn những thực phẩm dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe để không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Bạn có thể chưa biết:

Bà đẻ tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC ĂN mướp đắng trong những tháng đầu ở cữ, lý do vì sao?

Những lưu ý sau sinh mẹ cần nhớ

Sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ rất yếu và dễ mắc bệnh nên sẽ cần một thời gian để ở cữ tịnh dưỡng. Ở cữ là một thuật ngữ chỉ giai đoạn nghĩ ngơi sau sinh của mẹ giúp mẹ hồi phục sức khỏe như ban đầu.

Trong suốt thời gian này mẹ chỉ cần nghĩ ngơi và cần tránh một số điều kiêng kỵ về tâm linh, ăn uống, đi lại,… Không chỉ riêng các quốc gia ở khu vực Châu Á. Đối với các nước ở khu vực Châu Âu và Châu Mỹ có nên Y học tân tiến thì việc mẹ ở cữ sau sinh vẫn được áp dụng. Hầu như tất cả cả các quốc gia trên thế giới đều có thời gian ở cữ hoặc nghĩ thai sản cho mẹ sau sinh. Ở một số quốc gia thậm chí còn khuyến khích người chồng nghĩ ở nhà để chăm sóc vợ tốt hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sản phụ sau sinh có thể tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch [Ảnh: istockphoto]

Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa sản thì thay vì quan tâm bà đẻ ở cữ bao lâu, mẹ nên chú ý đến các vấn đề sau:

  • Giờ đầu tiên sau sinh, các mẹ sẽ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm gối cao trong 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não.
  • Trong trường hợp sản phụ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày, những sản phụ không gây tê ngoài màng cứng thì có thể vận động 6 giờ sau đó.
  • Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và tắm bằng nước ấm, thời gian tắm không quá 10 phút. Điều này giúp các lỗ chân lông thông thoáng, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra khi chuyển dạ.

Bạn có thể chưa biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ở cữ có được uống sữa tươi và những điều các mẹ cần lưu ý

Bí quyết hồi phục sau sinh nhanh cho sản phụ

Trải qua cuộc vượt cạn đầy đau đớn, cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian để hồi phục sau sinh lại như bình thường. Sau khi đã biết ở cữ sau sinh bao lâu hợp lý thì mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây để cơ thể nhanh chóng bình phục :

  • Mẹ có thể quấn bụng bằng muối rang, vải mềm nhưng không nên quấn quá chặt hay sử dụng gen bụng bán sẵn đâu nhé.
  • Sau khi sinh vài ngày, mẹ tránh nằm ở tư thế vắt chân để sản dịch chảy hết ra ngoài. Khi sản dịch đã sạch, mẹ hãy nằm khép chân để thu gọn lại vùng kín.
  • Nếu bị đau nhức, mẹ nên chườm nóng ở các vùng bụng, bẹn, lưng, sau đầu gối.
  • Không ngồi xổm hay ngủ ở tư thế nằm ngửa, ngồi ngửa vì nó khiến cho tử cung lâu hồi phục, rất dễ bị sa tử cung.
  • Trong thời gian ở cữ, mẹ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, không nên làm việc nặng, tập thể dục hay di chuyển quá nhiều
  • Tất cả các hoạt động vệ sinh cá nhân như tắm, gội, đánh răng đều cần dùng nước ấm sạch. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ không nên ngâm mình trong bồn nước nóng.
  • Dù ở trong phòng kín thì mẹ vẫn nên mặc quần áo dài tay, chất liệu thấm hút tốt và đi tất chân.
  • Không nên xem tivi, điện thoại nhiều
  • Phòng ở cữ của mẹ phải kín gió nhưng vẫn đảm bảo sự sạch sẽ, thông thoáng.
  • Vấn đề ăn uống quan trọng nhất là mẹ cần ăn chín uống sôi. Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, mẹ chỉ nên ăn những món ăn dễ tiêu như canh, súp… Mẹ cần hạn chế dùng nhiều gia vị như mắm, tiêu, tỏi, xì dầu… vì sẽ làm sữa có mùi.
  • Những tuần tiếp theo mẹ có thể ăn uống như bình thường, đa dạng hóa thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Mẹ nên dành nhiều thời gian nghĩ ngơi để nhanh chóng phục hồi [Ảnh: istockphoto]

Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ?

Trong suốt thời gian ở cữ, mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Vết mổ, vết rạch tầng sinh môn bị sưng đỏ, đau, chảy mủ
  • Sản dịch bất thường, có cục máu đông
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
  • Tiểu buốt, tiểu són, tiểu không tự chủ được
  • Dịch âm đạo có mùi hôi
  • Đau bụng, đau ngực, buồn nôn
  • Viêm tấy vùng đầu ti, đầu ti chảy máu, sờ bầu ngực nổi cục
  • Tâm lý không ổn định, có ý định tự sát, làm hại bản thân hoặc em bé

Theo những chia sẻ trên đây thì việc ở cữ là cần thiết nhưng không cần kiêng cữ quá mức và ở cữ sau sinh bao lâu còn tùy mức độ hồi phục của sản phụ. Tuy nhiên sẽ không cần nhiều thời gian như quan niệm dân gian trước đây.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề