Giao dịch hoán đổi là gì

EVNFinance giao dịch với Tổ chức Tín dụng hoặc Tổ chức Kinh tế bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch bán cùng một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác, trong đó ngày thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại ngày giao dịch. Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch giao ngay hoặc hai giao dịch kỳ hạn hoặc một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. Giao dịch hoán đổi giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ phải có ít nhất một giao dịch là giao dịch kỳ hạn.


Đối tượng giao dịch Tổ chức Tín dụng, Tổ chức Kinh tế có nhu cầu hoán đổi ngoại tệ theo đúng quy định trong Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản Pháp lý đã ban hành về giao dịch ngoại tệ.
Thời gian giao dịch Theo quy định Ngân hàng Nhà nước.
Loại ngoại tệ Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác theo quy định Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ giá Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tin chi tiết Liên hệ Phòng Nguồn vốn & Quản lý dòng tiền - EVNFinance.

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là gì? Quy định về giao dịch hoán đổi ngoại tệ? Những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ?

Hiện nay với nền kinh tế phát triển và giao thương buôn bán sản xuất kinh doanh mở rộng hợp tác với các nước với nhau thì nhu cầu về hoán đổi ngoại tệ là nhu cầu được đặt ra bởi rất nhiều các giao dịch cần phải sử dụng hoán đổi ngoại tệ. Có thể hiểu đây là giao dịch để các doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao địch đó là giao dịch để mua một lượng ngoại tệ và giao dịch còn lại đó là giao dịch có kì hạn để bán chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai.

Vậy bạn đã hiểu như thế nào về giao dịch hoán đổi ngoại tệ. Bài viết dưới đây do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp thông tin về nội dung ” Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là gì? Quy định về giao dịch hoán đổi ngoại tệ” Dưới đây là thông tin chi tiết và hi vọng các thông tin dưới đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Cơ sở pháp lý: Thông tư Số: 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ 

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1.  Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là gì?

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là nghiệp vụ đồng thời mua và bán một số lượng ngoại tệ nhất định với hai kỳ hạn khác nhau.

Với phần lớn các ngân hàng tại Việt Nam thì đây là giao dịch mà doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao dịch, một giao dịch có tên gọi là hoán đổi giao ngay để mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định, giao dịch còn là được gọi là giao dịch kỳ hạn để bán hoặc mua lại chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai.

Trên thị trường thì giao dịch hoán đổi ngoại tệ còn được mở rộng ra thành liên ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với một khách hàng, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Loại hình giao dịch hoán đổi ngoại tệ phổ biến tại nước ta hiện nay là hoán đổi giao ngay trong kỳ hạn xác định.

– Lợi ích của giao dịch hoán đổi ngoại tệ:

+ Việc giao dịch này thường được tiến hành với ngân hàng nên các nhà kinh doanh tiền tệ không phải gánh chịu rủi ro từ tỷ giá hối đoái.

Xem thêm: Giao dịch hoán đổi lãi suất, giao dịch Swaps là gì? Những điểm cơ bản

+ Doanh nghiệp có thể quản lý dòng tiền nhiều quả hơn, tận dụng được nguồn ngoại tệ sẵn có hoặc có khả năng sinh lời nhờ việc chênh lệch lãi suất giữa hai dòng tiền.

2. Quy định về giao dịch hoán đổi ngoại tệ?

2.1. Quy định về phạm vi giao dịch:

Căn cứ theo quy định tại điều 4. Phạm vi giao dịch thông tư Số: 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ 

1. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.

2. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn [trừ giao dịch mua quyền chọn] với tổ chức kinh tế.

3. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn [trừ giao dịch mua quyn chọn] với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.

4. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân.

Như vậy căn cứ dựa trên quy định này chúng ta thấy pháo luật quy định về phạm vi giao dịch ngoại tệ, Thực tế ta thấy khi có các doanh nghiệp có nhu cầu về mua, bán ngoại tệ để phục vụ cho việc thanh toán xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và theo đó cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển tiền ra nước ngoài theo qui định ngân hàng nhà nước và cá nhân có nhu cầu bán ngoại tệ. và các ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu về đầu tư, gửi tiết kiệm, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài của cá nhân và tổ chức

Bên cạnh đó cần lưu ý rằng đồng tiền tệ trên thị trường ngoại hối được giao dịch theo cặp. Điều này có nghĩa là, khi một nhà đầu tư mua hoặc bán một loại tiền tệ, họ đồng thời bán hoặc mua một loại tiền tệ khác. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư muốn mua EURUSD, họ sẽ mua đồng euro và bán đồng đôla cùng một lúc. Các cặp tiền tệ thường được chia thành ba loại riêng biệt:

Xem thêm: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại là gì? Đặc trưng

2.2. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch:

Căn cứ theo quy định tại điều 5. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch quy định cụ thể như sau:

1. Tổ chức tín dụng được phép quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.

2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ của giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố và trong phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quyết định.

3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:

a] Tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch;

b] Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Federal Funds Target Rate];

c] Kỳ hạn của giao dịch.

4. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và giữa các ngoại tệ với nhau trong các giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.

Xem thêm: Ngân hàng hoán đổi là gì? Lợi ích và rủi ro của Ngân hàng hoán đổi

5. Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết công khai loại ngoại tệ giao dịch, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng.

Như vậy căn cứ dựa trên quy định này ta thấy pháp luật đã quy định rất rõ ràng về đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch trong hoán đổi ngoại tệ, theo đó ta thấy đây thực chất là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ cụ thể nó chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Như ta đã thấy thì với các giao dịch tiền tệ của một quốc gia giống như đầu tư vào vận mệnh của quốc gia đó. Khi đất nước đó phát triển tốt và nền kinh tế ngày càng thịnh vượng, đồng tiền của nước đó mạnh lên. Ngược lại, khi một quốc gia gặp khó khăn, giá trị đồng tiền của nước đó sẽ thấp đi. Như vậy, các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối suy đoán rằng nền kinh tế của một nước sẽ tốt hơn nền kinh tế của một nước khác. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư tin rằng nền kinh tế của Vương quốc Anh sẽ tiến triển tốt hơn nền kinh tế của Hoa Kỳ, họ sẽ mua GBPUSD [mua đồng bảng Anh và bán đồng đôla Mỹ]. Mặt khác, nếu nền kinh tế Mỹ có khả năng tiến triển tốt hơn so với nền kinh tế của Vương quốc Anh, nhà đầu tư sẽ bán GBPUSD [bán đồng bảng Anh và mua đồng đôla Mỹ].

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ:

Hiện nay khi cân nhắc mua hoặc bán tiền tệ trên thị trường ngoại hối, một nhà đầu tư phải nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, từ đó họ có thể điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp. Hai yếu tố chính cần xem xét bao gồm:

3.1. Sự kiện kinh tế vĩ mô:

Tin tức kinh tế vĩ mô bao gồm những thông báo về các điểm dữ liệu quan trọng như lạm phát, thất nghiệp, lãi suất và tổng sản phẩm quốc nội có thể ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Các nhà đầu tư xem kỹ dữ liệu này để biết các thị trường có thể biến động như thế nào.

3.2. Sự kiện địa chính trị:

Địa chính trị cũng đóng một vai trò quan trọng trong giá tiền tệ. Các yếu tố bao gồm những thay đổi trong chính phủ, quy định mới, thuế, luật lao động và thuế quan thương mại đều có thể gây ra biến động trên thị trường ngoại hối và ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của đồng tiền quốc gia.

Điều quan trọng là các nhà đầu tư phải bám sát tất cả các sự kiện và thông báo sắp tới có thể tác động đến giá tiền tệ, để không bị rơi vào thế bị động trong trường hợp có biến động của thị trường. Có rất nhiều công cụ, bao gồm lịch kinh tế, có thể được sử dụng để giám sát các sự kiện biến động trên thị trường, cho phép nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược của họ khi cần thiết.

Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của Giao dịch hoán đổi ngoại tệ đây có thể xem là nội dung được rất nhiều người quan tâm tới bởi hiện nay ta thấy có rất nhiều các giao dịch cần phải thực hiện hoán đối ngoại tệ. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là gì? Quy định về giao dịch hoán đổi ngoại tệ? mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là gì?. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.

Video liên quan

Chủ Đề