Giấy chuyển hộ khẩu hk07 có thời hạn bao lâu

Giấy chuyển hộ khẩu [ký hiệu là HK07] được dùng để cho một số trường hợp khi chuyển hộ khẩu thường trú. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp Giấy chuyển hộ khẩu [hay thường được gọi là cắt khẩu].

Giấy chuyển hộ khẩu [ký hiệu là HK07 ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BCA] được cấp cho công dân trong các trường hợp sau theo khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú năm 2006:

  • Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

  • Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Các trường hợp sau không phải cấp Giấy chuyển hộ khẩu:

- Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

- Chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương;

- Chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

- Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

- Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

- Chấp hành hình phạt tù;

- Chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp Giấy chuyển hộ khẩu [Ảnh minh họa]
 

Thủ tục cấp Giấy chuyển hộ khẩu mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [HK02]

  • Sổ hộ khẩu [hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây].

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:

  • Công an cấp xã, thị trấn đối với trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

  • Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Bước 3: Nhận kết quả tại trụ sở cơ quan nơi nộp hồ sơ

Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí [trừ trường hợp được miễn].

Người nhận đem phiếu nộp lệ phí đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho người đến nhận kết quả.

>> Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục chuyển hộ khẩu

Hậu Nguyễn

Xin giấy chuyển khẩu nhưng chưa nhập khẩu thì có bị xóa đăng ký thường trú không? Chuyển hộ khẩu.

Tóm tắt câu hỏi:

Em xin giấy chuyển khẩu để nhập về quê chồng nhưng e chưa đi nhập khẩu. Giấy xin chuyển khẩu em vẫn giữ. Vậy cho em hỏi, em có thể nhập lại khẩu về lại nhà đẻ mà không phải ra cơ quan pháp luật ở quê chồng hay không liên quan gì tới giấy tờ ở đây được không à? Hay là em phải nhập khẩu vào nhà chồng rồi sau đó lại xin chuyển về nhà đẻ? Lý do là vợ chồng em sắp ly hôn ạ. Gíup em với ạ.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Cư trú

Thông tư số 35/2014/TT- BCA

Thông tư số 35/2014/TT- BCA

2. Nội dung tư vấn:

Đối với việc bạn muốn nhập hộ khẩu thường trú về nhà mẹ đẻ thì trường hợp của bạn pháp luật quy định như sau:

Xem thêm: Tách chuyển hộ khẩu sau ly hôn? Giải quyết hộ khẩu sau ly hôn?

Giấy chuyển hộ khẩu

Điều 21 Luật Cư trú đã quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an huyện, quận, thị xã [đối với thành phố trực thuộc Trung ương] hoặc tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh [đối với tỉnh].

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

–  Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

–  Bản khai nhân khẩu;

–  Giấy chuyển hộ khẩu và giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Về giấy chuyển hộ khẩu, Điều 8 Thông tư số 35/2014/TT- BCA quy định:

“1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

a] Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

b] Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

a] Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b] Sổ hộ khẩu [hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây].

3. Trong thời hạn 02 [hai] ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.

4. Nghiêm cấm việc yêu cầu công dân phải có giấy đồng ý cho đăng ký thường trú của cơ quan Công an nơi chuyển đến mới cấp giấy chuyển hộ khẩu.

5. Các trường hợp không cấp giấy chuyển hộ khẩu

a] Các trường hợp thuộc Khoản 6 Điều 28 Luật cư trú;

b] Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 4 Thông tư này [trừ trường hợp đã được cơ quan áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do cư trú đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản].”

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến. Nhưng trên thực tế, bạn mới xin giấy chuyển khẩu nhưng chưa nhập khẩu tại nơi ở mới. Vấn đề đặt ra là bạn đã bị xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ hay chưa?

Xem thêm: Các trường hợp và địa điểm không được đăng ký thường trú mới

Về vấn đề xóa đăng ký thường trú:

Theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú 2006 về xóa đăng ký thường trú có quy định:

“Điều 22. Xóa đăng ký thường trú

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:

a] Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;

b] Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;

c] Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;

d] Ra nước ngoài để định cư;

đ] Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Về thủ tục xóa tên đối với các trường hợp thuộc điểm đ khoán 1 Điều 22 của Luật Cư trú được quy định tại Điều 11 Thông tư số 35/2014/TT- BCA:

– Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh

Trong thời hạn 05 [năm] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu [đối với trường hợp không chuyển cả hộ], thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho Công an huyện;

Trong thời hạn 05 [năm] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo việc xóa đăng ký thường trú của Công an xã, thị trấn; Công an huyện phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến và thông báo cho tàng thư căn cước công dân;

Xem thêm: Đăng ký thường trú lại sau khi bị xóa đăng ký thường trú

– Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trong thời hạn 10 [mười] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu [đối với trường hợp không chuyển cả hộ], thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến.

Vì vậy, trường hợp của bạn, bạn chưa bị xóa đăng ký thường trú tại nhà mẹ đẻ. Vì trên thực tế, chỉ có thể bị xóa hộ khẩu thường trú khi có thông báo đã đăng ký thường trú từ nơi bạn đăng ký hộ khẩu mới [tức nơi gia đình chồng bạn đang sinh sống] . Nếu bạn chưa đăng ký hộ khẩu nơi ở mới thì địa phương cũ không có quyền xóa đăng ký thường trú trước đây của bạn.

Tuy nhiên, Thông tư số 35/2014/TT- BCA cũng quy định các trường hợp phải thông báo lưu trú. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet, mạng máy tính. Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấp tờ chứng nhận lưu trú cho công dân. Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương quyết định thêm địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú. Vì hiện tại bạn vẫn đang ở gia đình nhà chồng nên bạn phải thông báo lưu trú tại công an xã, phường, thị trấn nơi gia đình chồng bạn đang sinh sống.

Như vậy, hiện tại bạn phải thông báo lưu trú tại nơi gia đình nhà chồng bạn sinh sống. Còn đới với việc bạn muốn nhập hộ khẩu về nhà mẹ đẻ thì như phân tích nêu trên, bạn không cần phải nhập hộ khẩu tại nhà chồng rồi lại chuyển về nhà mẹ đẻ.

Video liên quan

Chủ Đề