Tết đoàn viên nghĩa là gì

Tết Đoàn viên là gì? Các phong tục của người Việt trong ngày Tết đoàn viên? sẽ là những nội dung chính mà Hanoi1000 xin gửi đến bạn đọc trong bài viết hôm nay.

Không ít người lầm tưởng rằng: Tết đoàn viên chính là ngày Tết Nguyên Đán. Thực chất không phải vậy, bởi lẽ theo quan điểm của người Trung Quốc xưa thì Tết Đoàn viên có những đặc trưng giống với Tết Trung thu. Tuy nhiên, với thói quen lâu đời của người Việt Nam thì ai gọi Tết trung thu là Tết Đoàn viên. Để giải đáp vấn đề này một cách sâu sắc hơn nữa, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị những kiến thức “thú vị” nhất về ngày Tết đoàn viên.

Nhắc đến tết đoàn viên, những kỷ niệm sum vầy, tụ họp bên bố mẹ, bạn bè, người thân lại ùa về. Ai cũng bồi hồi, xúc động, mong chờ mùa tết đoàn viên mau đến gần. Hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến và hiểu rõ về Tết trung thu, nhưng những thông tin về tết đoàn viên lại không được cập nhật chi tiết và rõ ràng hơn nữa.

Vậy tết đoàn viên là gì? tết đoàn viên với tết trung thu có phải là một? các hoạt động diễn ra trong tết đoàn viên có gì đặc biệt? Để có thể trả lời được tất cả các thắc mắc trên, ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá những điều đặc biệt nhất của Tết Đoàn viên.

Tết đoàn viên là gì? Tết đoàn viên với tết trung thu có phải là một

Tết đoàn viên là gì?

Giống như tên gọi của nó, tết đoàn viên là dịp hiếm hoi mà những người con xa có thể trở về quây quần bên những người thân yêu. Là cơ hội để chúng ta gặp lại những người bạn cũ sau bao ngày xa cách, cùng nhau tâm sự, trò chuyện.

Tết đoàn viên diễn ra vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm và cũng chính là tết trung thu. Tết đoàn viên được tổ chức vào tiết trời thu mát mẻ, dễ chịu nên có rất nhiều hoạt động trong dịp này. Theo quan niệm xưa truyền lại thì đây là thời điểm người nông dân vừa kết thúc mùa gặt, ăn mừng mùa màng bội thu, cảm tạ trời đất đã cho mưa thuận gió hòa.

Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trong khu vực châu Á cũng kỷ niệm tết đoàn viên. Chính phủ một số nước như Hà Quốc, Trung Quốc,.. còn cho người dân nghỉ dài ngày để tiến hành các nghi lễ, thực hiện các phong tục tập quán trong kỳ nghỉ lễ này. Ngoài ra ở Thái Lan, Singapore, Nhật Bản cùng những nước có sử dụng lịch âm đều coi tết đoàn viên là một ngày lễ lớn trong năm. Với những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt thì tết đoàn viên ở mỗi quốc gia sẽ có nhiều điểm khác biệt về nguồn gốc, ẩm thực,…

Bánh nướng, bánh dẻo là hai món bánh đặc trưng của ngày Tết đoàn viên

Xem thêm:

Các phong tục của người Việt trong ngày Tết đoàn viên

– Trông trăng:

Rằm tháng 8 là đêm là mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Dưới ánh sáng dịu nhẹ của trăng, bầu trời lung linh, huyền ảo được điểm xuyết thêm hàng triệu ngôi sao lấp lánh cùng gió thu thổi man mác đã tạo nên một khung cảnh tuyệt diệu, thơ mộng, đầy chất thơ. Được quây quần bên những người thân yêu trong không gian lãng mạn ấy, cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của mặt trăng thì còn gì tuyệt vời hơn.

Trăng trong quan niệm của người Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn, đó là biểu tượng của sự an lành, bình yên. Khi mặt trăng bắt đầu lên cao là thời điểm nhân dân được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc vất vả, mệt nhọc.

Vào ngày rằm tháng 8, trăng sẽ rất tròn và sáng.

– Phá cỗ:

Mỗi khi đến tết đoàn, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ đầy ắp hoa quả, trái cây, bánh nướng, bánh dẻo cùng với nhiều món ăn khác yêu thích của trẻ em. Tuy nhiên mâm cỗ ấy không chỉ được bày biện theo cách thông thường mà sẽ được sắp xếp gọn gàng, bắt mắt. Các loại hoa quả được cắt tỉa thành hình những con vật ngộ nghĩnh. Từ các múi bưởi có thể xếp thành hình một chú cún con hay quả ổi được cắt gọt giống với hình con ếch,…

Phá cỗ là cách gọi của việc mà mọi người cùng nhau thưởng thích các loại trái cây và bánh kẹo khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu. Trước khi phá cỗ thì mâm cỗ ấy đã được dâng lên cúng tế trời đất, thần linh cầu mong mọi điều may mắn, bình an đến với gia đình mình.

Gia đình phá cỗ trong ngày Tết đoàn viên

– Cắt bánh:

Bánh nướng, bánh dẻo chính là biểu tượng của tết đoàn viên. Nếu thiếu đi 2 loại bánh này thì trung thu không còn trọn vẹn nữa. Bánh nướng, bánh dẻo có hình trong do mô phỏng theo hình dáng của mặt trăng. Hơn thế nữa trong văn hóa của người Á Đông, hình tròn tượng trưng cho sự phúc hậu, đầy đặn, viên mãn.

Vỏ bánh thơm kết hợp với các loại nhân ngọt tạo thành một hương vị hết sức thú vị. Số miếng bánh cắt ra sẽ chính bằng số lượng các thành viên trong gia đình như vậy mỗi người sẽ đều được thưởng thức đầy đủ mùi vị của từng loại bánh.

– Múa lân:

Trong đời sống tâm linh của phương Đông, lân là một trong 4 con vật linh thiêng nhất mà mọi hay gọi là tứ linh. Bên cạnh lân còn có long, quy, phương là linh vật có sức mạnh siêu nhiên, có thể bảo vệ mọi người khỏi ma quỷ, xui xẻo.

Múa lân là hình thức biểu diễn nghệ thuật kết hợp với tiếng trống và ca nhạc vui tươi. Vì vậy trẻ em rất thích thú, hào hứng khi được xem múa lân. Mỗi mùa đến toàn viên về là nhiều đoàn múa lên sẽ biểu diễn dọc các phố phường, thu hút mọi ánh nhìn của người đi đường.

Xem múa lân trong ngày Tết đoàn viên

– Rước đèn:

Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cá chép không chỉ có kiểu dáng và màu sắc bắt mắt mà mỗi loại đèn còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Đèn kéo quân bắt nguồn từ điển tích nói về lòng hiếu thảo, tình yêu thương dành cho ông bà, bố mẹ. Đèn cá chép gắn liền với hình ảnh “cá chép hóa rồng” thể hiện khát vọng vươn lên, nỗ lực không ngừng nghỉ.

Còn đèn ông sao 5 cánh tượng trưng cho 5 yếu tố phong thủy Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ mang ý nghĩa của sự hòa hợp, cân bằng trong cuộc sống. Tập tục rước đèn là niềm mong ước của người lớn dành cho bọn trẻ, hy vọng chúng lớn lên sẽ trở thành những người hiếu thảo, chăm chỉ và tốt bụng.

Các hoạt động trong ngày tết đoàn viên giúp tình cảm gia đình càng thêm khăng khít, gắn bó

Cuộc sống ngày càng hiện đại, Việt Nam đang từng bước hội nhập về mọi mặt từ kinh tế, giáo dục, văn hóa với thế giới. Nhiều lễ hội, ngày tết quốc tế đã du nhập vào nước ta. Tuy nhiên các giá trị cổ truyền, những nét văn hóa truyền thống vẫn đang được giữ gìn và phát huy.

Điển hình như là ngày tết đoàn viên chưa bao giờ bị người Việt bỏ qua hay thực sự lãng quên. Gạt bỏ đi những bộn bề công việc, ngồi xuống bên cạnh những người thân, cùng nhau thưởng thích miếng bánh ngọt thơm, nhâm nhi tách trà nóng, ngắm nhìn ánh trăng tròn vành vạch là khoảnh khắc không gì có thể so sánh được.

Tết Đoàn Viên là ngày rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Vậy Tết Đoàn Viên là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về ngày này nhé!

Tết Đoàn Viên là gì?

Đoàn viên là gì?

Đoàn viên có nghĩa là sự sum họp sau một thời gian dài xa cách, sự tập hợp nhau để cùng nhau làm việc gì đó.

Tết Đoàn Viên là ngày gì?

Tết đoàn viên hay còn được gọi là Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Theo dân gian, đây là ngày Tết người nông dân tạ ơn thần linh đã làm cho mưa thuận gió hòa để vụ mùa bội thu. Vào dịp này, các thành viên trong gia đình sum họp bên mâm cơm sau bao ngày xa cách.

Tết Đoàn Viên tiếng Anh là gì?

Tết Đoàn Viên tiếng Anh là reunion festival.

Vì sao Tết Trung Thu còn được gọi với cái tên Tết Đoàn Viên?

Trong nhận thức của người Việt Nam, Tết Trung Thu là ngày lễ quan trọng là dịp để các thành viên gia đình sum họp lại và phá cỗ dưới ánh trăng. Bọn trẻ sẽ được rước đèn lồng, đeo những chiếc mặt nạ xinh xắn hòa vào dòng người múa lân, múa rồng,…

Ngày Tết Trung Thu luôn rộn ràng tiếng cười, lời tâm sự chia sẻ về công việc, cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Cũng chính vì lẽ đó mà ngày Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên.

Nguồn gốc của ngày Tết Đoàn Viên

Theo các nghiên cứu trước đây, Tết Trung Thu đã có từ hàng nghìn năm ở Việt Nam, bằng chứng là những dấu viết được khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Hình ảnh được tái hiện trên trống đồng chính là ngày lễ người nông dân tạ ơn thần linh sau vụ mùa bội thu.

Dựa vào văn bia ở chùa Đọi, từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng với nhiều hoạt động lễ sôi nổi như múa rối nước, đua thùa,… Đến thời Lê – Trịnh, Tết Trung Thu được coi trọng và được tổ chức xa hoa trong cung vua phủ chúa.

Ngoài những bằng chứng trên, trong văn hóa nước ta còn có nhiều sự tích của ngày Tết Trung Thu như Sự tích Hậu Nghệ và Hằng Nga, sự tích chú Cuội cung trăng,… Người Việt Nam đã chấp nhận và duy trì các điển tích điển cố làm phong phú hơn cho ngày Tết Trung Thu. Ngày nay vào dịp lễ Tết Trung Thu người ta vẫn xây dựng 3 nhân vật là Chú Cuội, chị Hằng và Thỏ Ngọc.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoàn Viên

Ý nghĩa ban đầu của Tết Đoàn Viên là để người nông dân tạ ơn thần linh đã phù hộ cho vụ mùa bội thu. Vì dịp này được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch,theo quan niệm ngày hôm đó trăng sẽ tròn và sáng nhất là dịp cao nhân ngắm trăng và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia,…

Theo nhiều ghi chép, khi ánh trăng có màu vàng thì năm ấy sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng có màu xanh thì năm đó ắt có nhiều thiên tai còn ánh trăng màu cam thì đất nước sẽ hưng thịnh.

Vào Tết Trung Thu gia đình sẽ dâng thần linh hoa quả, bánh trái, thắp hương cho tổ tiên và cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng. Với nền văn hóa Trung – Việt, chúng ta còn du nhập thêm cả lễ hội rước đèn với ước mong gặp nhiều điều may mắn.

Những phong tục trong Tết Đoàn Viên

Phong tục cúng trăng

Trong ngày này trăng sẽ tròn và sáng nhất. Trên bàn thờ sẽ có bánh trung thu, hoa quả,… bởi vào dịp này cả gia đình cùng nhau phá cỗ và cùng nhau thưởng thích ánh trăng hòa với không khí ấm áp của gia đình.

Phong tục ngắm trăng

Trăng là biểu tượng có nhiều ý nghĩa đối với văn hóa của đất nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc trăng đẹp và trong nhất. Với người nông dân thì đây là thời điểm nhàn nhất vì họ được nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm trăng sau ngày lao động mệt mỏi.

Phong tục rước đèn lồng

Từ xưa, chiếc đèn lồng có nhiều màu sắc đã gắn bó sâu sắc với Tết Đoàn Viên. Đối với người Việt, đèn lồng dành cho trẻ con vui chơi, quây quần bên nhau để rước đèn. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho sự ấm áp, hạnh phúc.

Trước đây, chúng được làm từ tre và giấy đỏ, được trang trí thêm những đường nét họa tiết đặc sắc. Ngày nay, chiếc lồng đèn đã được sản xuất với nhiều chất liệu và hình dạng khác nhau.

Múa lân

Múa lân được coi là phong tục vào mỗi dịp lễ, trong đó có dịp lễ Tết Trung Thu. Theo quan niệm ngày xưa, lân là biểu tượng cho điều may mắn, phú quý cho nên múa lân trong Tết Trung Thu mang đến điềm lành cho mọi nhà. Trong đội múa, sẽ có người đội đầu lân chỉ huy điệu bộ theo nhịp trống cho những thành viên phía sau nhảy theo.

Những món ăn đặc trưng trong Tết Đoàn Viên

Bánh trung thu

Khi nhắc đến Tết Trung Thu chúng ta không thể nào quên những chiếc bánh trung thu quen thuộc. Những chiếc bánh được làm từ lớp vỏ mỏng bằng bột mì, không có nhiều hương vị nhưng được bao bọc bởi nhiều loại nhân khác nhau như đậu xanh, gà quay,…

Ngày nay, bánh trung thu được biến tấu nhiều hơn tùy vào gu ẩm thực của mỗi người. Bánh trung thu hiện tại có nhiều màu sắc và nhiều nhân khác nhau.

Mỗi dịp thu về tại Hà Nội mùi hương cốm nhẹ nhàng thơm thoang thoảng hòa vào làn gió. Và xôi cốm, chả cốm với hạt cốm xanh mướt, ngọt dẻo hút mắt đã trở nên quen thuộc đối với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Thịt heo quay

Thịt heo quay là một trong những món ăn quen thuộc được mọi người thưởng thức vào ngày Tết Đoàn Viên. Thịt heo quay đòi hỏi phải hội đủ 3 yếu tố là có lớp da vàng óng, lớp mỡ mềm không bỏ, lớp thịt chắc ngon không đọng dầu mỡ.

Canh khoai môn

Người xưa cho rằng ăn canh khoai môn sẽ giúp diệt ác, hướng thiện. Chính vì lẽ đó trên mâm cỗ không thể thiếu món canh này ngụ ý xua đuổi tà vân và mong có vụ mùa bội thu hơn.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy bài viết này đem đến những thông tin cần thiết về Tết Đoàn Viên là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề