Vì sao da bé bị nóng

Dược sĩ Buona Tháng Chín 21, 2021 Cẩm nang sức khỏe

Tình trạng người trẻ nóng ran nhưng không sốt có thể gặp ở một số bé. Khi đó, làn da của bé luôn rất nóng, cảm giác như bị sốt nhưng lúc cặp nhiệt độ lại bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, nó có nguy hiểm không và cha mẹ cần làm gì? Buona sẽ chia sẻ cùng bạn qua bài viết dưới đây.

1/ Tại sao người trẻ nóng ran nhưng không sốt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người trẻ nóng ran nhưng không sốt mà bạn cần nắm rõ để chăm sóc sức khỏe cho bé, bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể trẻ luôn cao hơn người lớn, vì lý do này mà nhiều khi sờ lên trán trẻ thấy nóng nhưng lúc cặp nhiệt độ lại bình thường không bị sốt. Hiện tượng này thường do đánh giá chủ quan của mẹ.
  • Trẻ bài tiết mồ hôi nhiều: việc bài tiết mồ hôi là chức năng cơ bản của da để thải độc, làm mát hay điều hòa nhiệt độ. Ở một số trẻ có thể bị chứng tăng tiết mồ hôi, do trạng thái cường giao cảm. Điều này không có gì nguy hiểm cả, nhưng nó sẽ khiến người trẻ nóng hơn bình thường nhưng không phải do sốt.
  • Do thay đổi thời tiết: thời tiết nóng làm thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường.
  • Do trẻ bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng: tình trạng viêm nhẹ trong miệng cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên một chút, thường trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt.
  • Trẻ đang trong giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu: người bé nóng ran nhưng không sốt cũng có thể do con đang bị nhiễm virus. Nhưng mới ở giai đoạn khởi phát bệnh ban đầu nên các triệu chứng chưa rầm rộ. Lúc này, bạn cần theo dõi thêm các biểu hiện kèm theo của con để có biện pháp xử trí kịp thời nhé. Việc điều trị sớm sẽ giúp bé nhanh lành bệnh hơn.
  • Bệnh lý [hiếm khi]: còi xương, lao sơ nhiễm.

Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý nếu nhiệt độ trên nhiệt kế từ 36 – 37 độ là bình thường, cơn sốt chỉ bắt đầu khi nhiệt độ từ 37,5°C.

2/ Thân nhiệt cao nhưng không sốt ở trẻ có nguy hiểm không?

Trước hết, chúng ta cần biết rằng sốt chỉ là tình trạng, không phải bệnh. Thực tế, đây là dấu hiệu có lợi cho thấy hệ miễn dịch trong cơ thể bé đang chiến đấu để chống lại vi khuẩn, virus gây hại. Vì thế mà bạn không cần lo lắng quá khi thấy con thân nhiệt cao, trẻ nóng ran người nhưng không sốt nhưng không sốt và bé vẫn ăn ngủ, vui chơi bình thường, cũng như đạt chuẩn chiều cao, cân nặng.

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện sức khỏe bất thường khác kèm theo như: đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm đi… thì bạn cần cho bé đi khám để loại trừ nguyên nhân đến từ bệnh lý nguy hiểm.

3/ Khi người trẻ nóng nhưng không sốt cần làm gì?

Trước hết, khi thấy người trẻ nóng ran nhưng không sốt thì bạn nên thực hiện các biện pháp giúp giảm nhiệt độ tự nhiên cho bé như:

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể giảm nhiệt độ.
  • Giữ phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, nên có cửa sổ để đón không khí tự nhiên từ bên ngoài.
  • Cho trẻ tắm nước ấm. Bởi nhiệt độ cao hơn sẽ giúp giãn nở các lỗ chân lông, tăng lưu thông khí huyết giúp việc thoát nhiệt của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh vì nó khiến lỗ chân lông và mạch máu co lại, cản trở việc thoát nhiệt.
  • Không nên cho trẻ đi phơi nắng quá nhiều hay thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao.
  • Cho trẻ uống đủ nước. Ở trẻ dưới 5 tuổi thường khá lười uống nước, nguyên nhân là vì các bé thường chưa biết nói lên nhu cầu cần uống nước của mình khi khát, hay mải chơi không uống nước. Vì thế mà bạn nên hướng dẫn và cùng trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nên cho trẻ ăn các loại rau củ, trái cây có tính mát như: thanh long, cam, quýt, rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đỏ, bí xanh… Chúng không chỉ nhiều vitamin và khoáng chất mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc và tốt cho đường tiêu hóa của bé.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều đường và dùng dầu mỡ với lượng vừa phải vì các thực phẩm này sinh nhiều nhiệt trong quá trình chuyển hóa.

Để cho con luôn khỏe mạnh và có hệ miễn dịch mạnh khỏe chống lại các loại bệnh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt sau khi bé mới ốm dậy hoặc sức khỏe kém hay bị ốm. Mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng sản phẩm Siro tăng sức đề kháng Difesa – với thành phần từ các nguyên liệu tự nhiên như keo ong, cúc tím, tầm xuân châu âu giúp con đảm bảo hệ miễn dịch ở 3 giai đoạn Phòng thủ – Tấn công – Phục hồi.

Tuy hầu hết các hiện tượng người trẻ nóng ran nhưng không sốt không có gì đáng lo ngại nhưng bạn vẫn nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm: Trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt do nguyên nhân gì? Có sao không

Trẻ bị nóng đầu là dấu hiệu thường gặp mẹ cần theo dõi

Thế nào là trẻ bị nóng đầu

Đôi khi trẻ trẻ thức dậy vào buổi sáng, trưa, chiều, tối hay đêm tỉnh dậy quấy khóc, mẹ đưa tay lên trán con và phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng. Mẹ có thể đo nhiệt độ cho con ngay lúc đấy nhưng chỉ thấy bé bị nóng đầu nhưng không sốt, chân tay có thể vẫn mát, lạnh.

Vì thế khi cảm thấy trẻ bị ấm đầu, nóng đầu chỉ là triệu chứng chủ quan của mẹ, kiểm tra thân nhiệt của con bằng giác quan của mẹ lên vùng trán, đầu của con.

Cảm giác bé bị nóng ở vùng đầu có thể xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể bé vẫn bình thường hoặc bé chỉ mới tăng thân nhiệt lên dưới 38 độ. Khi thân nhiệt tăng trên 38 độ thì cảm giác trán trẻ sẽ nóng rực lên.

Bé bị nóng đầu có thể là triệu chứng báo hiệu ban đầu rằng cơ thể trẻ không khỏe, có sự xuất hiện của vi khuẩn, vi rút làm cho thân nhiệt trẻ bắt đầu tăng lên.

Nguyên nhân trẻ bị nóng đầu

Có rất nhiều mẹ cực kì nhạy cảm có thê cảm nhận được sự khác biệt bất thường nhỏ nhất của con nhưng có nhiều mẹ cũng rất hoang mang không biết được tại sao bé bị nóng đầu. Mẹ cùng tham khảo một số nguyên nhân sau đây nhé!

Trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt

Đôi khi trẻ hay bị nóng đầu nhưng khi mẹ kiểm tra nhiệt độ thì thân nhiệt bé hoàn toàn bình thường thì đó có thể do:

  • Trẻ sơ sinh bị nóng đầu: Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn trẻ lớn hơn và người lớn chúng ta. Vì vậy, đôi khi mẹ lúc nào cũng có cảm giác con bị nóng, đầu ấm ấm nhưng thực tế cơ thể trẻ hoàn toàn bình thường không có dầu hiệu bất thường nào.

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có thể do thân nhiệt bình thường ở trẻ

  • Bé nóng đầu do mọc răng: khi đó đầu bé chỉ hơi ấm và chân tay trẻ mát.
  • Bé nô đùa, nghịch ngợm nhiều khiến thân nhiệt tăng lên
  • Không khí nóng hay thời tiết nắng nóng
  • Cơ thể mẹ đang bị nóng nên có thể khi chạm vào con cũng sẽ cảm thấy nóng
  • Bé chưa bị sốt, đầu chỉ ấm ấm: Có thể lúc này bé đã nhiễm các tác nhân vi rút, vi khuẩn và cơ thể đang khới phát cơ chế miễn dịch. Thông thường trẻ sẽ có những triệu chứng kèm theo như hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng và sau đó trẻ sẽ bắt đầu sốt.

Trẻ bị sốt nóng đầu

Khi trẻ bị sốt nóng đầu là khi thân nhiệt trẻ > 38 độ. Trẻ sốt thì do nhiều nguyên nhân nhiễm vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm khác nhau. Khi sốt thân nhiệt trẻ sẽ tăng cao nhất là vùng đầu, trán vì bộ não là cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ nhất.

Các bệnh lý viêm hô hấp như viêm phế quản ở trẻ, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan…đều có thể gây nên triệu chứng nóng đầu sốt cho trẻ. Thông thường khi viêm nhiễm hô hấp trẻ sẽ thường bị nóng đầu sổ mũi, ho, đau họng…

Trẻ bị nóng đầu chân tay lạnh

Thông thường khởi phát cơn sốt trẻ sẽ cảm thấy lạnh, nhiệt độ tăng lên dần, toàn thân trẻ sẽ thấy nóng, cuối cùng là vã mồ hôi, toàn thân trẻ mát dần và cắt sốt.

Vì thế đôi lúc mẹ sẽ thấy trẻ nóng đầu nhưng chân tay mát. Khi chân tay trẻ lạnh đầu vẫn nóng, sốt đặc biệt là trẻ trở nên tím tái dần mẹ hãy nhanh chóng đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được xử lý.

Khi trẻ mọc răng đầu trẻ cũng hơi ấm và chân tay thì rất mát, trẻ không hề sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.

Trẻ bị nóng đầu phải làm sao?

Khi phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng mẹ thực hiện ngay các bước xử lý sau đây:

  • Kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế: Cảm giác bằng tay của mẹ có thể không chính xác vì thế mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể trẻ bằng nhiệt kế chuyên dụng để biết được bé có bị sốt hay không
  • Nếu thân nhiệt của trẻ hoàn toàn bình thường, mẹ có thể không cần quá lo lắng nhưng cũng cần theo dõi, kiểm tra xem có thể bé có đang mọc răng không hoặc bé ấm đầu sổ mũi, hắt hơi, ho…thì đó có thể là dấu hiệu báo trước bé có thể khởi phát sốt ngay sau đó. Lúc này mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt paracetamol đúng hàm lượng theo độ tuổi của trẻ đề phòng trẻ bị sốt nóng đầu vào ban đêm. Khi trẻ đơn thuần nóng đầu do thời tiết, nhiệt độ không khí thì nên lau bớt mồ hôi, cho trẻ ngồi nghỉ ở phòng thoáng mát.
  • Nếu bé bị sốt nóng đầu kiểm tra nhiệt độ trên 38,5 độ mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và theo dõi thêm diễn biến bệnh của trẻ. Hạ nhiệt cho bé bằng cách chườm ấm, cởi bỏ bớt quần áo.
  • Khi trẻ bị sốt nóng đầu chân tay lạnh toát, tím tái mẹ hãy giữ ấm cho bé và đưa ngay tới bệnh viện.
  • Lưu ý khi trẻ nóng đầu mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và tắm nhanh vì có thể khi đó sức đề kháng của trẻ còn yếu trẻ dễ bị nhiễm lạnh.

Nóng đầu là triệu chứng khá thường gặp ở trẻ nhỏ và là dấu hiệu không nên bỏ qua vì đó có thể báo trước những thay đổi bất thường về sức khở của trẻ. Bài viết trên đây hy vọng đã giải đáp đầy đủ cho các mẹ khi bắt gặp triệu chừng trẻ bị nóng đầu cần xử lý ra sao.

Dược sĩ Thu Hà

Video liên quan

Chủ Đề