Tại sao phải kiểm tra máu trước khi truyền

Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền?

Kiến Thức Y Học - 03/14/2022

Khi cơ thể bị thiếu máu vì một lý do gì đó, truyền máu là phương pháp rất tốt để giúp bạn có khả năng sống sót. Nhưng tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Bạn sẽ tìm được câu trả lời ngay khi đọc bài viết sau.

Khi cơ thể bị thiếu máu vì một lý do gì đó, truyền máu là phương pháp rất tốt để giúp bạn có khả năng sống sót. Nhưng tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? Bạn sẽ tìm được câu trả lời ngay khi đọc bài viết sau.

Trước khi truyền máu phải xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu

Xét nghiệm máu trước khi truyền máu là việc làm vô cùng cần thiết. Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh một lượng máu nhằm bồi hoàn lượng máu đã mất, ổn định nồng độ huyết sắc tố trong máu, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể và bồi hoàn một số yếu tố đông máu bị thiếu hụt gây nên triệu chứng xuất huyết.

Nguyên tắc hàng đầu trong truyền máu là người cho và người nhận phải có cùng nhóm máu hoặc thuộc hai nhóm máu thích hợp. Xét nghiệm máu sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân về mặt miễn dịch, giúp hoà hợp nhóm máu, hạn chế tối đa việc sinh kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các kháng thể khác.

Nói cách khác, xét nghiệm máu giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào, có thể truyền máu cho ai và nhận máu từ ai, phòng khi cần truyền máu sẽ nhanh chóng tìm được người cho máu.

Xét nghiệm máu trước khi truyền còn giúp kiểm tra mầm bệnh

Nguyên tắc thứ hai trong truyền máu nhằm đạt hiệu quả trị bệnh là máu người cho không được có mầm bệnh. Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh như virus viêm gan B, virus HIV, giang mai, lậu... không được đem truyền cho người khác vì sẽ lây truyền các bệnh này cho người được truyền máu. Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như cho nhân viên y tế thực hiện việc truyền máu.

Biết rõ nhóm máu của mình cũng như các mầm bệnh trong cơ thể nhờ xét nghiệm máu sẽ giúp bạn có cơ hội sống sót cao hơn khi tìm được người máu phù hợp trong trường hợp nguy cấp. Còn nếu là người cho máu am hiểu những điều này, bạn đang góp phần cứu sống ai đó đang cần truyền máu gấp.

Dù bạn là người cho máu hay là người nhận máu, việc xét nghiệm máu trước khi truyền máu có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho việc truyền máu.

Xét nghiệm máu biết được những gì?

Có rất nhiểu bệnh có thể phát hiện được qua xét nghiệm máu. Thông thường khi khám sức khỏe định kỳ người khám sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:

- Xét nghiệm công thức máu: Cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu có trong đường máu. Xét nghiệm này giúp người khám biết mình có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.

- Xét nghiệm đường máu: Xét nghiệm này giúp bạn đối phó với căn bệnh tiểu đường.

- Xét nghiệm mỡ máu: Đây là dạng xét nghiệm để đo nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn có cao hay không.

- Xét nghiệm viêm gan B: Xét nghiệm giúp phát hiện trong máu có mầm bệnh viêm gan B hay không.

- Xét nghiệm HIV: HIV là virus gây ra chứng năng suy giảm hệ miễn dịch, vì vậy mà ngay cả khi không truyền máu thì bạn cũng nên đi xét nghiệm để biết mình có bị phơi nhiễm HIV hay không.

Như vậy xét nghiệm máu khi khám sức khỏe có thể phát hiện được một số bệnh xã hội như viêm gan B, HIV, lậu cầu, sùi mào gà, giang mai...

Xander Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín minh bạch

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

  • 11 địa chỉ tầm soát ung thư uy tín tại Hà Nội

  • Xét nghiệm khi mang thai: Lợi hay hại cho thai nhi?

  • 5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm

  • Những xét nghiệm phụ nữ nên làm khi ở độ tuổi 30

  • Phụ nữ cần làm các xét nghiệm gì trước khi phá thai?

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát[bao gồm cảXét nghiệm Ure máu]tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x [n-5] với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:[024]73.049.779 - 0984999501 [Giờ trực: 6-22h]

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi làm phẫu thuật thẩm mỹ
  • Xét nghiệm máu trước khi kết hôn có cần thiết không?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Xét nghiệm nhóm máu giúp mỗi người có thể biết được mình chính xác thuộc nhóm máu nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về tầm quan trọng của việc xét nghiệm nhóm máu và khi nào thì nên tiến hành làm xét nghiệm này.

1. Xét nghiệm nhóm máu là gì?

Để xác định được một người thuộc nhóm máu nào thì trước hết cần phải biết những thành phần có trong máu, có những loại nhóm máu nào, từ đó mới thực hiện làm xét nghiệm và có cơ sở đọc kết quả xác định nhóm máu.

Xét nghiệm nhóm máu là phương pháp được tiến hành nhằm xác định nhóm máu của người bệnh thông qua việc xác định các kháng nguyên trên mặt các tế bào hồng cầu.

Xét nghiệm nhóm máu thông qua việc xác định kháng nguyên trên mặt hồng cầu

2. Vì sao cần làm xét nghiệm nhóm máu?

Trong những trường hợp như cần truyền máu, người hiến máu bắt buộc phải làm xét nghiệm trước đó để xác định xem nhóm máu của người nhận có tương thích với nhóm máu của người cho hay không. Việc này là cần thiết và tuyệt đối không thể bỏ qua vì nó giúp đảm bảo an toàn trong quá trình truyền máu cho người bệnh.

Cụ thể nếu hai người không tương thích về nhóm máu thì người nhận có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, nổi mẩn, nguy hiểm hơn là sốc nặng dẫn đến tử vong. Do đó, xét nghiệm này cần có kết quả chính xác và hoàn toàn không được có bất kỳ sai lệch nào để tránh dẫn đến trường hợp không mong muốn cho bệnh nhân.

3. Khi nào thì nên làm xét nghiệm nhóm máu?

Thực chất, xét nghiệm này chỉ là một phương pháp kiểm tra nhóm máu của từng người chứ không phải là biện pháp thăm khám hay chữa bệnh. Trong những trường hợp khẩn cấp cần dùng kết quả xét nghiệm nhóm máu làm bằng chứng pháp lý hoặc hiến máu cho người khác thì mới cần làm xác định nhóm máu.

Một số trường hợp đặc biệt buộc phải thực hiện xét nghiệm này như:

- Khi người bệnh cần được hiến máu nhưng không có người nhà có nhóm máu tương thích, khi đó cần xét nghiệm máu của người đồng ý hiến máu để xác định độ tương thích giữa nhóm máu người cho và người nhận.

- Những người muốn hiến tặng nội tạng, xương, tủy trước khi đăng ký thì cũng cần làm xét nghiệm để kiểm tra độ tương thích với người nhận.

- Xét nghiệm này cũng có thể được dùng làm bằng chứng pháp lý nhằm mục đích xác định huyết thống, phân chia tài sản.

- Đối với những người đang mong muốn có con hoặc những thai phụ cũng nên làm xét nghiệm nhóm máu để có cơ sở đánh giá trước những nguy cơ không tương thích có thể xảy ra giữa nhóm máu mẹ và con.

Xét nghiệm nhóm máu là bắt buộc đối với người hiến máu

Ngoài những trường hợp trên, khi một người có nhu cầu biết về loại nhóm máu của mình thì cũng có thể tiến hành làm xét nghiệm nhóm máu như bình thường mà không gây ảnh hưởng gì hay có nguy hại gì đến sức khỏe.

4. Cách phân loại các nhóm máu khác nhau

Thông thường, kết quả xét nghiệm cho ra 2 hệ nhóm máu chính trong cơ thể con người là ABO và Rh.

4.1. Hệ nhóm máu ABO

Người nhóm máu A: trên bề mặt hồng hầu có chứa kháng nguyên A, không có kháng thể anti-A và có kháng thể anti-B.

Người nhóm máu B: bề mặt hồng cầu có kháng nguyên B, không chứa kháng thể anti-B nhưng chứa kháng thể anti-A.

Người nhóm máu AB: hồng cầu trên bề mặt có chứa cả hai loại kháng nguyên và B, đồng thời không chứa kháng thể anti-A hay anti-B.

Người nhóm máu O: hai kháng nguyên A và B không xuất hiện trên bề mặt hồng cầu nhưng trong huyết thanh lại có chứa cả 2 loại kháng thể anti-A và anti-B.

Cách xác định các nhóm máu khác nhau

4.2. Hệ nhóm máu Rh

Khi làm xét nghiệm, có thể xác định được loại máu của một người thuộc nhóm máu Rh dương [+] hay Rh âm [-] thông qua sự xuất hiện của kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu.

Nếu kết quả xét nghiệm cho ra Rh dương [+] có nghĩa là trên bề mặt hồng cầu có chứa kháng nguyên Rh. Ngược lại, nếu kết quả là Rh âm [-] tức là không phát hiện được sự có mặt của Rh trên bề mặt hồng cầu.

5. Những nguyên tắc cần lưu ý khi truyền máu

Khi cần tiến hành truyền máu, có một số nguyên tắc cần được lưu ý đối với các nhóm máu của cùng một hệ thống nhóm máu. Người nhận chỉ có thể nhận máu khi không có kháng thể kháng hồng cầu của người cho máu. Cụ thể:

- Người có nhóm máu A: có thể cho và nhận máu của người khác có cùng nhóm máu với mình, cũng có thể nhận được máu từ người nhóm máu O.

- Người có nhóm máu B: có thể cho và nhận máu của người cùng nhóm máu, đồng thời có thể nhận được máu từ người nhóm máu O.

- Người có nhóm máu AB: có thể nhận được tất cả các nhóm máu khác nhưng chỉ có thể cho người có cùng nhóm máu với mình [AB].

- Người có nhóm máu O: có thể cho máu tất cả các nhóm máu còn lại nhưng chỉ có thể nhận truyền máu từ người có nhóm máu O.

6. Xét nghiệm nhóm máu tại MEDLATEC

Xét nghiệm là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác và tay nghề cao, do đó trong các trường hợp phức tạp và khẩn cấp, nếu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật không đủ chuyên môn và kinh nghiệm có thể cho ra những kết quả không được chính xác. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi có thể dẫn đến những ảnh hưởng trực tiếp đối với người nhận máu.

Hiểu được sự lo lắng của khách hàng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm. Hiện nay trên khắp các tỉnh thành đã xuất hiện các chi nhánh của MEDLATEC để phục vụ người dân.

Đối với các phương pháp xét nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Đó cũng là lý do tại sao MEDLATEC không ngừng đầu tư vào hệ thống máy móc, thiết bị, cập nhật những công nghệ tân tiến trên thế giới.

Đến với MEDLATEC, khách hàng sẽ được trải nghiệm các dịch vụ khám chữa bệnh cùng đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao cũng như sự chuyên nghiệp, tận tình của các nhân viên y tế với mức giá cả vô cùng hợp lý.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề