Ví dụ về tư duy logic của trẻ mẫu giáo

1. Toán tư duy cho trẻ mầm non là gì?

Môn toán rèn luyện tư duy logic trong não bộ con người thông qua các con số, phép tính, hình học, phương trình…

Toán tư duy giúp trẻ suy nghĩ, lập luận và hiểu bản chất vấn đề mà không hề sử dụng công thức tính toán, buộc trẻ phải vận dụng tư duy logic để tìm ra các điểm liên quan sắp xếp theo thứ tự phù hợp và giải bài toán.

Nếu rèn luyện tư duy đúng cách não bộ trẻ sẽ phát triển toàn diện theo năm tháng vì đa số trẻ em sử dụng bán cầu não trái cho việc phân tích thông tin, các vấn đề ngôn ngữ, âm thanh, còn bán cầu não phải thì được sử dụng cho sự sáng tạo và sự tinh thông.

Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để kích hoạt não bộ, phát triển tư duy, hình thành trí thông minh và khả năng tính toán nhanh. Ở tuổi này bé thích khám phá thế giới xung quanh và ham học hỏi, đây là giai đoạn quan trọng để trẻ chuyển từ môi trường vui chơi ở trường mầm non sang môi trường học tập ở cấp tiểu học.

Đối với các bé, việc tiếp xúc và giải quyết các con số là một điều khó khăn, tuy nhiên với toán tư duy nhờ ứng dụng những hình ảnh thực tế sẽ giúp bé hăng say và yêu thích môn toán hơn, bé dễ dàng tiếp nhận những kiến thức toán mà không cảm thấy nhàm chán.

Việc rèn luyện khả năng tư duy logic sớm sẽ giúp bé có năng lực tiếp xúc với kiến thức mới và giải quyết vấn đề một cách logic và giúp bé học tốt nhiều môn khác. Toán tư duy cho trẻ mầm non giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp.

2. Có nên cho trẻ mầm non học toán tư duy?

Quá trình học tập của trẻ sẽ trải qua nhiều cấp bậc khác nhau, từ thấp đến cao tương đương với các mức độ từ dễ đến khó. Trong đó có 4 cấp học chính là Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT và cao hơn có thể kể tới Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ,...

Theo các chuyên gia, khoảng thời gian trẻ từ 4 - 14 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để họctoán tư duy. Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ phát triển được 75% so với người trưởng thành, khả năng học hỏi và tiếp thu cũng nhanh nhạy hơn.

Trẻ 4 tuổi hoàn toàn thích hợp để làm quen vớitoán tư duy cho trẻ mầm non, đầu tư vào thời điểm này sẽ giúp trẻ có một não bộ khỏe mạnh, tư duy não bộ phát triển nhanh và ổn định, cho hiệu quả cao về việc ghi nhớ, phân tích lập luận và giải quyết vấn đề.

Họctoán tư duy cho trẻ mầm nonmang lại rất nhiều lợi ích:

  • Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo
  • Phát triển tư duy não bộ toàn diện
  • Phát triển 5 kỹ năng cần thiết cho cuộc sống: quan sát, tưởng tượng sáng tạo, ghi nhớ, tư duy logic và giải quyết vấn đề.
  • Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về Toán học

Có thể thấy, việc đầu tư họctoán tư duy cho trẻ mầm nonlà điều cần thiết để các em có được những thuận lợi và hành trang kiến thức sâu sắc cho tương lai sau này.

Bài tậptoán tư duy mẫu giáođếm số tư duy

Bài tập đếm số toán tư duy cho trẻ 4 tuổi

Bài tập đếm sốtoán tư duy cho trẻ 4 tuổikhá đơn giản và được nhiều phụ huynh sử dụng. Bạn có thể sử dụng hình ảnh có màu sắc bắt mắt hoặc dùng các đồ vật để bé đếm số, phương pháp này sẽ giúp bé cảm thấy thích thú vì được "chơi" cùng những đồ vật đó.

3. Các dạng toán tư duy cho trẻ mầm non

3.1. Bài tập phân biệt hình khối, màu sắc, hình dáng

Dạng toán này giúp bé phát triển tốt kỹ năng quan sát, khả năng ghi nhớ, đánh giá và phản ứng nhanh. Bé phải nhận biết và phân biệt được các hình khối: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.

Nhận biết hình dáng, kích cỡ khác nhau: to – nhỏ, cao – thấp, béo – gầy, nhận biết màu sắc: màu xanh, màu vàng, màu trắng…

Nguồn: mamnonlongbien.com

3.2. Toán nhận biết con số, khoanh tròn số đúng, số lớn nhất

Trẻ ở lứa tuổi mầm non nên tập nhận biết các con số vì đây là nền tảng để học tốt các lớp học cao hơn. Ban đầu nên dùng đồ chơi và đồ vật để dạy trẻ đếm, hoặc dùng bảng số cho bé tập đếm.

Bé sẽ dần nhận biết các con số, dãy số, thứ tự của chúng và thực hiện các phép tính đơn giản như phép cộng, phép trừ qua những hình ảnh sinh động hoặc những vật quen thuộc như cái kẹo, chiếc bánh, hoa quả…

Nguồn: imavietnam.com

Dạng bài khoanh tròn số đúng, số lớn nhất là dạng bài rèn luyện tư duy cực tốt, yêu cầu bé phải quan sát, nhận định và đưa ra đáp án đúng nhất.

Bài đưa ra một số hình ảnh và yêu cầu chọn đáp án đúng nhất với hình ảnh được đưa ra, hay dạng bài có nhiều đáp án khác nhau và chọn đáp án đúng duy nhất.

Nguồn: mamnonhoanhaptritam.edu.vn

3.3. Dạng bài toán tìm quy luật

Có khá nhiều dạng bài tập quy luật cho bé 4 tuổi mà phụ huynh có thể tham khảo như:

  • Dạy con cách phân biệt được các trật tự như: số chẵn và số lẻ trong phạm vị từ 100 hoặc 50 trở xuống, số ngày trong tuần, số tháng trong năm, một phút bao nhiêu giây, một giờ bao nhiêu phút...
  • Học qua trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ nhanh hiểu hơn, nắm bắt được quy luật và tư duy đưa ra dự đoán.
  • Tìm quy luật bằng các ví dụ thực tiễn luôn là một phương pháp dạytoán tư duy cho trẻ 4-5 tuổikhá hay và hiệu quả. Hãy bảo con mang theo giấy trắng, bút màu, bút chì và dẫn con đi khám phá những cảnh vật xung quanh. Phụ huynh hãy để con tìm kiếm hoặc gợi ý quy luật và yêu cầu con vẽ lại những gì vừa phát hiện, ví dụ như: màu sắc của cây cỏ, hoa quả, số cánh hoa, trật tự của những viên gạch,...

3.4. Bài toán tìm đường mê cung

Bài tập tìm đường mê cung không chỉ rèn luyện tính kiên trì, bình tĩnh, trách nhiệm mà còn giúp các em hình thành và phát triển những kỹ năng như quan sát, phân tích tập trung...từ sớm.

Nguồn: mntulientayho.edu.vn

3.5. Dạy toán tư duy cho trẻ qua bài tập ghép tranh

Nhiệm vụ của bé là phải ghép các mảnh của bức tranh bị cắt rời thành một bức tranh hoàn chỉnh, hoặc tìm kiếm và ghép mảnh còn thiếu của bức tranh, tìm bóng của đồ vật. Đây là bài tập giúp bé tăng khả năng quan sát và nhạy bén hơn.

3.6. Bài tập so sánh cho trẻ

Bài tập kết hợp với hình ảnh sinh động để bé có cảm giác thích thú, yêu cầu bé phải quan sát, suy nghĩ và tư duy để nhận định so sánh các vấn đề: đủ – thiếu, lớn – nhỏ, trên – dưới, trước – sau, cao – thấp, nhiều hơn – ít hơn.

3.7. Nối hai vật có mối liên quan, nối 2 nửa đồ vật

Mỗi đồ vật ở cột bên trái có mối liên quan với một đồ vật ở cột bên phải, yêu cầu bé nối chúng lại với nhau và nói được mối liên quan đó. Hoặc bài tập nối hai nửa đồ vật giúp bé phát triển tư duy nhận biết.

Nguồn: download.vn

3.8 Bài tập toán cho trẻ mầm non bằng tiếng anh

Cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm để bé tiếp thu một cách tự nhiên, bản năng, nghe nói chuẩn hơn, phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

Với nhiều chủ đề khác nhau thông qua các hình ảnh sinh động trực quan dễ hiểu giúp bé nhận biết và ghi nhớ dễ dàng hơn.

Nguồn: vnexpress.net

4. Các quy tắc dạy toán tư duy cho trẻ mầm non

Khi dạy toán cho trẻ mầm non cần đảm bảo các quy tắc sau:

- Đảm bảo tính phát triển

-Học đi đôi với hành

-Đảm bảo tính trực quan

-Đảm bảo tính hệ thống và tính trình tự

-Đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của trẻ

-Đảm bảo tính khoa học

-Đảm bảo tính ý thức, phát huy tính tích cực ở trẻ

1. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài tập về tính toán

– Có rất nhiều loại bài tập giúp trẻ phát triển khả năng tính toán , logic . Ba mẹ có thể dạy con yêu các phép tính cộng trừ nhân chia qua các đồ vật, thức ăn quen thuộc với bé. Ví dụ ” Ba có 5 cái kẹo , ba cho con 4 cái vậy ba còn mấy cái?”. Hoặc hỏi con các bài tập về lớn bé , to nhỏ.
– Khi cho trẻ học mẫu giáo, trẻ sẽ được rèn luyện tư duy, bắt đầu từ việc học nhận biết các con số. Sau đó con được sẽ học đếm từ 1 đến 10. Để giúp con học nhanh bố mẹ nên dạy con những con số xuất hiện trên đồ vật xung quanh. Khi con đã quen mặt số, bố mẹ hãy cùng trẻ đếm thật nhiều thứ, như đếm trái cây, đếm số bút màu, số kẹo… Kỹ năng đếm số tuy là khó đối với một số bé. Nhưng con sẽ học nhanh hơn nếu được luyện tập thường xuyên.

2. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài tập về ngôn ngữ

– Ở mẫu giáo, con sẽ được các cô dạy chữ cái. Bé mẫu giáo lớn có thể biết đọc một số chữ. Một số bé còn có thể ghép được chữ để tạo thành một vài từ đơn giản. Để giúp con, bố mẹ có thể dán các chữ cái xung quanh nhà hoặc dùng chữ có nam châm để dính lên tủ lạnh. Ngoài ra bố mẹ có thể dùng các thẻ chữ cái để giúp con quen mặt chữ. Đây là những bài tập tốt để phát triển tư duy cho trẻ mầm non.
– Có rất nhiều bài hát về bảng chữ cái, bố mẹ có thể cho bé nghe thường xuyên hoặc hát cùng con. Âm nhạc giúp con thích thú và ghi nhớ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập trung lắng nghe khi con hỏi hay tâm sự. Trò chuyện nhiều và đọc sách cùng con mỗi ngày để nuôi dưỡng tình yêu của trẻ đối với ngôn ngữ.

Có thể bố mẹ muốn biết : Tổng hợp các câu thơ chúc tết cho bé cực hay và ý nghĩa

3. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài học về nghệ thuật

Trẻ ở độ tuổi từ 4-6 phát triển tư duy rất tốt bằng cách cho con học về nghệ thuật. Bố mẹ có thể cho bé học vẽ, âm nhạc, hát múa…Bé học vẽ thường có khả năng nhận biết, miêu tả tốt do thường xuyên tiếp xúc với màu sắc, hình ảnh .. Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc là một trong những yếu tố kích thích, khơi gợi những cảm nhận, cảm xúc về cuộc sống đầu tiên cho con trẻ, giúp bé biết chia sẻ và gắn kết yêu thương. Không những thế, nó còn có thể giúp hình thành khả năng tư duy sáng tạo cho các con.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm : Top 4 trò chơi cho bé giúp phát triển toàn diện

4. Rèn luyện cho trẻ tư duy sáng tạo

Sáng tạo nghĩa là con có khả năng tìm ra những điều mới lạ từ những vấn đề, đồ vật quen thuộc. Chính vì vậy, bố mẹ có thể rèn luyện cho trẻ bằng cách thường xuyên đưa ra những câu hỏi để con tự tư duy trả lời . Cho con tiếp xúc với bên ngoài càng nhiều càng tốt. Khi được thỏa sức cọ xát và vận động chạy nhảy, con sẽ có điều kiện phát triển trí não tốt và rèn luyện tư duy sáng tạo. Bố mẹ có thể dạy con vẽ lại những gì đã nhìn thấy. Hoặc kể lại những chuyện đã gặp phải để kích thích não bộ cho con. Dạy con làm thủ công, chơi đất nặn. Để con thoả sức cắt ghép hay nhào nặn ra những thứ con thích. Bố mẹ sẽ thấy bất ngờ với khả năng của con đấy.

5. Rèn luyện cho trẻ tư duy phân tích

Ở trẻ mầm non bố mẹ có thể phát triển tư duy phân tích cho trẻ qua các bài tập giải đố. Bố mẹ hãy nghĩ ra những câu đố đơn giản để hỏi con. Qua đó, con sẽ học được cách phân tích thông tin một cách logic và khoa học nhất. Vừa là trò chơi bổ ích, vừa giúp con có thể chủ động rèn luyện trí não. Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con. Hạn chế cho con xem tivi, điện thoại nhiều nhé.

Kinh nghiệm cho bố mẹ : Hình thành tính cách cho trẻ như thế nào là đúng

6. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng ghi nhớ

Theo ba mẹ khả năng ghi nhớ tốt có phải do bẩm sinh không? Nhiều nghiên cứu cho thấy trí nhớ tốt phần lớn là do tập luyện. Thời gian tốt nhất để rèn luyện tư duy ghi nhớ cho trẻ là sáng sớm hoặc trước giờ đi ngủ. Bố mẹ hãy chú ý đến tâm trạng của con. Bé sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu tâm trạng vui vẻ, hào hứng. Một số giáo cụ như bảng màu, thẻ tranh ảnh, giúp bé ghi nhớ hình ảnh rất tốt. Bố mẹ có thể thường xuyên hỏi con về những đồ vật xung quanh con. Ví dụ” xe đạp của con đẹp quá , nó có màu gì thế” . Dạy con ghi nhớ đường về nhà qua các mốc địa điểm. Ví dụ ” Cửa hàng bánh kia rồi, rẽ phải là về đến nhà đúng không con?”. Thông thường, trẻ sẽ ghi nhớ tốt những việc lặp đi lặp lại nhiều lần. Lâu dần não bộ của trẻ sẽ hình thành phản xạ ghi nhớ .

7. Phát triển tư duy phản biện cho con

Bố mẹ nghĩ tư duy phản biện có quan trọng không? Theo nghiên cứu gần đây, tư duy phản biện được xếp vào danh sách bảy kỹ năng sống cần thiết cho mọi đứa trẻ. Bố mẹ có thể cho con chơi những trò khám phá nguyên nhân và kết quả. Hãy kiên nhẫn để trẻ tự tìm tòi, như vậy trẻ sẽ hình thành những câu hỏi tại sao và hứng thú tìm câu trả lời. Thay vì tự động đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà con đặt ra. Bố mẹ hãy hỏi ngược lại con những câu như ” con có ý tưởng gì? Theo con chúng ta phải làm sao? Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tôn trọng câu trả lời của con dù đúng hay sai. Đôi khi có những vấn đề cần bố mẹ giải quyết. Nhưng hãy giải thích cho con cách làm của bố mẹ để con hình thành suy nghĩ giải quyết vấn đề.

Nguồn tham khảo : //www.mindmapsoft.com/mind-map-develop-children-brain/

Video liên quan

Chủ Đề