Điện áp đầu vào là gì

Điện áp là gì? Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua các tên gọi điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều…Thực tế thì điện áp được hiểu như thế nào, có bao nhiêu loại điện áp? Dưới đây là các thông tin chi tiết mà Mecsu tổng hợp bạn có thể tham khảo.

Khái niệm điện áp là gì? Điện áp còn được gọi là hiệu điện thế, công thực hiện để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ đi từ điểm này đến điểm kia. Ngoài ra hiệu điện thế còn được đại diện cho nguồn năng lượng hoặc sự mất đi, sử dụng hay có thể là năng lượng lưu trữ.

Nói theo cách khác thì điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm mà bạn cần đo hay so sánh. Người ta thường đo hiệu điện thế [điện áp] tính điểm gắn với đất có điện thế là = 0V.

Để hiểu rõ hơn về đơn vị tính điện áp thì bạn có thể xem qua VD:

Ta có 2 điểm A và B đo công thực hiện hay chênh lệch điện thế ở 2 điểm đó.

Lúc này ta có: V[AB] = V[A] – V[B] = -V[AB].

Nếu tính tại 1 điểm thì V = U = I.R.

Trong đó ký hiệu được giải thích như sau:

  • I: cường độ dòng điện [Đơn vị tính A – ampe]
  • R: điện trở hay phần cản điện [đơn vị tính ôm]

Các ký hiệu của điện áp hay hiệu điện thế là U hoặc V.

Đơn vị tính là V [vôn – vol]

-> Điện áp định mức là gì?

Điện áp định mức còn được gọi là điện áp danh định, nó là đại lượng quan trọng của lưới điện [ký hiệu Uđm hoặc Udd], đây là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện, đồng thời quyết định đến khả năng chịu tải của lưới điện.

Có 2 loại điện áp: điện áp dây [giữa 2 dây pha] ; điện áp pha [giữa dây pha và dây trung tính hay đất].

-> Điện áp DC

Thực tế thì điện áp này là điện áp gì? Đây là điện áp 1 chiều. Hiệu điện thể giữa 2 cực của nguồn điện qua mạch 1 chiều.

-> Điện áp xoay chiều

Hay còn được gọi là điện áp AC: Có chiều và cường độ điện áp thay đổi theo thời gian về độ lớn lẫn chiều.

Điện áp xoay chiều có 2 loại: Điện áp xoay chiều 1 pha và điện áp xoay chiều 3 pha.

  • Điện áp xoay chiều 1 pha: Dùng chỉ có 1 đường dây pha trên hệ thống dẫn điện.
  • Điện áp xoay chiều 3 pha: áp dụng trên 3 dây pha L1, L2, L3 khác nhau về hiệu điện thế.

Ngoài ra, chúng ta có thể lấy nguồn điện 1 pha 2 dây từ nguồn điện 3 pha này.

-> Điện áp tiếp xúc và điện áp bước

Điện áp bước là điện áp được xác định giữa 2 chân người khi bước trên mặt đất trong vùng sự cố [chỉ những vị trí có đất bị nhiễm điện do tác động của sét, ngắn mạch…]

Điện áp tiếp xúc được hiểu là điện áp giữa vị trí chân người đứng với phần tiếp đất của thiết bị.

-> Điện áp pha là gì?

Điện áp pha là điện áp đo được giữa dây pha và dây trung tính, còn điện áp dây là điện áp giữa hai dây pha. Hay hiểu đơn giản hơn thì điện áp pha chỉ là điện áp ở trên dây đó.

Điện áp pha gồm có loại điện áp 1 pha và điện áp 3 pha.

-> Điện áp tức thời

Điện áp sin, trị số của dòng điện ở một thời điểm được gọi là trị số điện áp tức thời. Điện áp này được tính theo cường độ của dòng điện tức thời [cường độ dòng điện trung bình].

Ta có công thức như sau:

UAB = UA – UB

  • U : hiệu điện thế tức thời
  • I : Cường độ dòng điện tức thời
  • R : Điện trở

-> Điện áp định danh là gì?

Điện áp định danh chính là giá trị điện áp có đơn vị V được thể hiện trên danh nghĩa xác định hay nhận dạng điện áp của một hệ thống điện nào đó.

-> Điện áp VDC

Đây là hiệu điện thế của dòng điện 1 chiều có điện áp thấp 12V hoặc 24V chuyển ra mức điện áp 220V. Điện áp VDC được dùng máy tính xách tay và các thiết bị điện tử nhỏ.

-> Điện áp 220/50Hz

Điện áp 220v/50hz ở Việt Nam được tính với hiệu điện thế 220V và tần số dòng điện xoay chiều là 50Hz.

-> Điện áp hiệu dụng

Đây là giá trị trung bình bình phương của điện áp cực đại ở hai đầu của đoạn mạch.

Sau khi đã tìm hiểu về điện áp và gì và một số khái niệm khác về điện áp thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại điện áp. Trong hệ thống truyền tải điện công nghiệp ở Việt Nam thì điện áp được phân chia thành 3 loại: Cao thế, trung thế, hạ thế.

Điện cao thế là dòng điện có điện áp lớn. Thiết bị và các dây dẫn mang dòng điện cao phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong lắp đặt kỹ thuật và an toàn điện.

Điện cao thế được ứng dụng trong việc phân phối điện năng trong ống phóng tia cathode, sản sinh tia X và các ứng dụng khoa học và công nghệ khác…

Điện trung thế sẽ có cấp điện áp nhỏ hơn cao thế được sử dụng ở những công trình, khu công nghiệp; khu dân sinh…

Quy trình phân phối điện bắt đầu từ đường điện trung thế chuyển đến máy biến áp và cuối cùng hạ áp để phân phối điện. Có thể kể đến một số cấp điện áp như: 22 KV và 35 KV.

Điện hạ thế có cấp điện áp 0,4 KV là điện sử dụng để cấp cho các thiết bị hoạt động bao gồm: điện hạ thế 1 pha, 2 pha và 3 pha. Các loại điện áp này thường để cung cấp nguồn vào 1 số loại ổn áp đặc biệt, trong đó thì điện áp 3 pha [ 380 VAC ] sử dụng trong điện công nghiệp.

Cấp điện áp này thường sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB có tất cả 4 sợi bện vào nhau; trong đó có sử dụng 4 dây rời gắn lên trên cột điện bằng kẹp treo hoặc thiết bị kẹp bằng sứ.

Tất cả các thiết bị điện tại Việt Nam sẽ hoạt động trong khoảng điện áp 220-240 V. Nếu mức điện áp thấp hơn hoặc cao hơn so với phạm vi này thì phải điều chỉnh và khắc phục.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định là do hiện tượng sụt áp trên đường dây truyền tải đến các hộ gia đình. Thực tế thì các nhà máy điện ở rất xa nên dòng điện truyền đi sẽ bị tiêu hao dẫn đến tình trạng sụt áp. Đối với khu dân cư ở cạnh các khu công nghiệp thì trình này liên tục xảy ra.

Các thiết bị điện có thể bị hư hại, giảm tuổi thọ hoặc bị cháy hỏng nếu không sử dụng đúng với mức điện áp 220V hoặc thậm chí cao hơn định mức này.

Để chủ động khắc phục tình trạng điện áp không ổn định này thì người dân có thể dùng máy ổn áp để có thể ổn định dòng điện gia đình.

Thiết bị này sẽ hỗ trợ ổn định dòng điện đầu ra với điện áp đầu vào, đồng thời có thể ngắt điện để bảo vệ thiết bị điện trong nhà khi điện áp cao hơn do chập điện hoặc sét…

>>> Đọc thêm:

Thông qua những thông tin về điện áp là gì cách ổn điện áp sinh hoạt hy vọng giúp bạn đọc có thêm kiến thức về kỹ thuật để khắc phục sự cố điện không an toàn.

Tin tức Mecsu

Không phải ai cũng hiểu về điện áp Vcore và chúng mang đến những ưu điểm gì, kể cả những tín đồ về công nghệ máy tính. Nếu bạn đang tìm hiểu về điện áp Vcore thì hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé.

Điện áp Vcore là gì?

Điện áp Vcore là điện áp mà bo mạch chủ cung cấp cho bộ xử lý gắn trên chúng, giúp bộ xử lý của máy tính được hoạt động hiệu quả hơn. Điện áp Vcore còn có tên gọi khác trong tiếng anh là Core Voltage. Đây là lượng điện áp được sử dụng để cung cấp trong dòng điện cho CPU được hoạt động. Lượng điện năng mà CPU này sử dụng, tỏa nhiệt ra bên ngoài được tạo thành từ lượng điện áp Vcore này.

Điện áp Vcore được hoạt động ra sao?

Điện áp Vcore ở mỗi model bộ xử lý rất khác nhau. Không phải CPU nào cũng ổn định được cùng một tốc độ với cùng một điện áp Vcore, lý do là vì chất lượng của bán dẫn trong CPU rất khác nhau. Để chỉnh điện áp Vcore, trước tiên người dùng cần khởi động máy tính vào BIOS, tùy loại main để người dùng truy cập theo những cách khác nhau, từ đó bắt đầu chỉnh Vcore. 

Trước khi người dùng ra quyết định chỉnh điện áp Vcore, người dùng nên tham khảo mức xung và điện áp Vcore. Thông thường nhất, điện áp Vcore sẽ được tối ưu cho mỗi CPU hoạt động với số vol là 1.25 -1.3. Tùy vào CPU loại nào mà người dùng có thể tăng hoặc giảm điện áp đầu vào. Ngoài ra, điện áp Vcore còn có các thông số: CPU Ring Voltage đây là lượng điện áp được đưa vào bộ nhớ đệm hay điện áp bù đầu vào. 

Làm sao để cài đặt được điện áp Vcore?

Để cài đặt điện áp Vcore, người dùng cần đảm bảo rằng các bộ xử lý đều phải được nằm trong một chuỗi. Điển hình như Core i7 8700K sẽ được hoạt động chính xác ở tần số xuất xưởng. Có một thực tế rằng các chip không thể có cùng một chất lượng như nhau, vì vậy một số bộ xử lý cần ít điện áp, một số khác cần nhiều hơn để hoạt động. Điều này lý giải tại sao điện áp Vcore cần phải đảm bảo được hoạt động một cách chính xác. Điểm lưu ý tiếp theo là người dùng có thể nhập BIOS, điều chỉnh giá trị của điện áp Vcore theo cách thức thủ công, điều này sẽ giúp các bộ xử lý ổn định trong các tình huống tải tối đa.

Video liên quan

Chủ Đề