Ví dụ về sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội

*Vai trò của sản xuất của cải vật chất :

-Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của con người và loài người .

-Thông qua lao động sản xuất , con người được cải tạo , hoàn thiện và phát triển về thể chất và tinh thần.

-Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

* Ví dụ :

-Trồng trọt, chăn nuôi = > Cung cấp lương thực , thực phẩm cho con người.

Sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất tiếng Anh là gì? Vai trò của sản xuất vật chất? Ví dụ về vai trò của sản xuất vật chất?

Sản xuất vật chất là hoạt động có chủ đích của con người tác động vào tự nhiên. Thực hiện sản xuất các sản phẩm hàng hóa, nhằm sử dụng vào đời sống sinh hoạt. Hoạt động sản xuất giúp chuyển hóa các tư liệu sản xuất thành sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Qua đó có thể thấy các vai trò của sản xuất vật chất với con người và sự phát triển của xã hội. Thông qua các vận động của sản xuất được đảm bảo thực hiện trong vận động và phát triển của xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Sản xuất vật chất là gì?

1.1. Theo cách hiểu thông thường:

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Trong đó, sản xuất vật chất mang đến nguồn nguyên vật liệu, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nhu cầu của con người. Nhờ sản xuất vật chất, con người có thể tác động vào tự nhiên theo ý muốn, trong chủ đích. Để qua đó phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sản xuất xã hội bao chùm các hoạt động sản xuất được thực hiện. Bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Các hoạt động sản xuất tác động, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại. Trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Các hoạt động sản xuất vật chất cũng cho thấy ý thức tiến bộ của con người. Từ ứng dụng nhỏ lẻ đến thừa nhận vai trò, chức năng của sản phẩm vật chất. Qua đó mang đến công cụ, phương tiện cho nhu cầu kinh doanh, sản xuất, phát triển kinh tế.

– Hoạt động sản xuất xã hội bao gồm:

+ Sản xuất vật chất: Thực hiện sản xuất công cụ, phương tiện, sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Sự đa dạng của vật chất gắn với các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của con người trong xã hội. Như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà phòng,…

+ Sản xuất tinh thần: Mang đến các sản phẩm phục vụ cho đời sống giải trí, tinh thần. Ví dụ như sáng tác bài hát, tiểu thuyết, phim,…

+ Sản xuất ra bản thân con người: Đó là hoạt động duy trì nòi giống của con người. Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu lao động, trải nghiệm và tìm kiếm các sản phẩm sản xuất khác hiệu quả hơn. Con người là chủ thể chính tác động và dẫn đến các vận động trong sản xuất vật chất.

Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Sản xuất vật chất quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội. Có vật chất mới duy trì được đời sống tinh thần, phục vụ được nhiều nhu cầu khác nhau của con người.

1.2. Nghiên cứu trong nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lenin:

Theo cách hiểu giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lenin đưa ra. Sản xuất vật chất được hiểu như sau:

“Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người”.

Phân tích định nghĩa sản xuất vật chất:

Con người là động vật tiến hóa bậc cao nhất trong xã hội. Con người luôn tìm kiếm các lợi ích và nhu cầu để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của họ. Qua từng thời kỳ, sự tiến hóa, khai thác tự nhiên của con người ngày càng được thể hiện cao. Con người không ngừng lao động, sản xuất và tạo ra các tư liệu sinh hoạt thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của mình.

Việc sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt là yêu cầu khách quan của đời sống xã hội. Để thực hiện được hoạt động sản xuất, con người tác động và biến đổi các tư liệu sản xuất thành sản phẩm. Quá trình này có sự tham gia của công cụ lao động.

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người phải tác động vào tự nhiên. Không ngừng tác động làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất qua đó cũng không ngừng phát triển. Mang đến cơ sở, nền tảng cho nhu cầu tồn tại, đáp ứng chất lượng cuộc sống để tìm kiếm sự phát  triển của con người.

Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội. Khi nhu cầu sản xuất càng cao, ứng dụng để mang đến đa dạng của sản phẩm càng lớn. Từ đó quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Trong các thời kỳ khác nhau, sản xuất đều thúc đẩy chất lượng xã hội nên cao hơn.

Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

2. Sản xuất vật chất tiếng Anh là gì?

Sản xuất vật chất tiếng Anh là Material production.

3. Vai trò của sản xuất vật chất:

Thông qua lao động sản xuất, con người sáng tạo, biết vận dụng linh hoạt hơn tư liệu, công cụ để tìm kiếm lợi ích. Con người được cải tạo, hoàn thiện và phát triển về thể chất và tinh thần.

3.1. Sản xuất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội:

Sản xuất vật chất có ý nghĩa và vai trò quan trọng.

Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội. Thông qua sản xuất con người mới có cái ăn, cái mặc. Cũng như vận dụng vào kinh doanh, mua bán để tìm kiếm các lợi ích kinh tế lớn hơn.

Sản xuất là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người. Mang đến sự hợp tác, yếu tố cạnh tranh thúc đẩy sản xuất nên một tầm cao mới. Nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Tác động lên nhận thức, điều chỉnh các hành vi và làm mới đời sống của con người, chất lượng của xã hội.

Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp độ tối thiểu đến cấp độ cao hơn. Từ đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu đến thưởng thức, chiêm ngưỡng, tận hưởng. Như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi du lịch,… Đó là ý thức được hình thành và phát triển, yêu cầu con người cũng phải cố gắng phấn đấu cho các nhu cầu sở hữu thực tế.

Tất yếu phải tiến hành sản xuất vật chất:

Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất. Sản xuất là tất yếu để có được sản phẩm tiêu dùng, có được lợi nhuận mới để tham gia các dịch vụ, tiếp cận các nhu cầu cao hơn. Bởi vì sản xuất là điều kiện của tiêu dùng.

Xem thêm: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng quan điểm toàn diện

Sản xuất càng phát triển thì hàng hóa càng nhiều, càng đa dạng. Đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của thị trường. Tiêu dùng càng phong phú và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, phát triển nếu không tiến hành sản xuất vật chất.

3.2. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội:

Suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người, sản xuất đã hinh thành và phát triển với các chuyển biến tích cực. Nền sản xuất của cải xã hội không ngừng phát triển từ thấp đến cao.

Trong thời kỳ đồ đá ở xã hội nguyên thủy:

Con người chỉ dùng công cụ lao động bằng đá, thực hiện săn bắt và hái lượm. Các hiệu quả lao động không cao. Con người chỉ tiếp cận tự nhiên trong nhu cầu được ăn no. Họ chưa có suy nghĩ tiếp cận hiệu quả khai thác tự nhiên tốt hơn. Như tìm kiếm một phương pháp, cách thức để tìm kiếm và có được nguồn thức ăn ổn định, lâu dài.

Thời kỳ đồ đồng ở xã hội cổ đại:

Con người dần dần chế tạo được công cụ bằng đồng để ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ.

Thời kỳ đồ sắt từ thời cổ đại đến trung đại:

Con người bắt đầu sử dụng, chế tạo đồ sắt. Phát triển với các nhu cầu cũng như khả năng cao hơn trong lao động. Có được các phương tiện và công cụ lao động hiệu quả, mang đến chất lượng sản xuất tốt hơn.

Xem thêm: Phát triển là gì? Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lênin?

Thời cận đại và hiện đại:

Sau đó, nhờ cuộc cách mạng công nghiệp mà các lĩnh vực hoạt động công nghiệp bùng nổ. Để phục vụ sản xuất, con người đã biết dùng máy móc động cơ hơi nước, các hệ thống cơ khí hóa, hiện đại hóa. Từ đó mà hiệu quả hoạt động, sản xuẩ công nghiệp có nhiều chuyển biến, lợi ích tìm kiếm hơn.

Công nghiệp và dịch vụ được thúc đẩy phát triển cũng khẳng định giá trị của sản xuất vật chất.

4. Ví dụ về vai trò của sản xuất vật chất?

Cuộc sống con người tiến hóa từ thời cổ đại đến hiện nay thông qua quá trình sản xuất vật chất. Các ứng dụng và thành tựu ngày càng lớn, giúp con người duy trì cuộc sống và tồn tại. Dần dần, ý nghĩa tồn tại chuyển qua sự thích ứng, làm chủ tự nhiên và xã hội. Các sản xuất vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển.

Con người phải sản xuất vật chất ở các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Từ duy trì cuộc sống khi tham gia vào các ngành như nông – lâm – ngư – công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi,… Từ đó giúp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và phát triển đi lên.

Đồng thời thực hiện phát triển sản xuất để tìm kiếm nhiều lợi ích hơn trong thị trường. Thông qua các ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh được thúc đẩy. Nếu không có sản xuất vật chất thì con người không có gì ăn, có có nước uống thì không thể sống được. Cũng như không thể hướng đến các phát triển và tìm kiếm nhiều nhu cầu trên thị trường như hiện tại.

Bên cạnh đó, con người có sự phấn đấu, có ý chí đi lên. Cũng sản xuất vật chất không ngừng để thay đổi bản thân và cả thế giới. Các nỗ lực được thực hiện phù hợp trong điều kiện sử dụng tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất. Mang đến cho con người thành tựu sản xuất vật chất như ngày nay.

Từ việc săn bắt, hái lượm bằng tay con người dần dần biết tạo vũ khí để sản xuất. Sau đó tiến bộ đến ngày nay là sản xuất vật chất quy mô công nghiệp lớn.

Xem thêm: Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường sức lao động Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề