Phó thủ tướng vũ đức đam là ai

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện, thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong Ban Liên lạc Giao Vận Quảng Đà, sáng 8/6 - Ảnh: VGP/Đình Nam

Ban Giao Vận Quảng Đà thành lập ngày 21/04/1968 đảm nhận nhiệm vụ xây dựng những hành lang trong lòng dân [Hành lang A1, A2, hành lang Hoà Bình v.v...], vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, cán bộ, chiến sỹ… trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Năm 1973, hưởng ứng công trình xây dựng Lăng Bác tại Hà Nội, Ban Giao vận Quảng Đà đã tổ chức các đội dân công hỏa tuyến đưa hàng trăm phiến đá Non Nước ra Hà Nội góp phần xây dựng Lăng Bác.

Suốt trong những năm kháng chiến chống Mỹ, các lực lượng Giao Vận Quảng Đà đã hy sinh hơn 300 liệt sỹ, hơn 800 thương binh, bệnh binh.

Tháng 12/2014, Đảng và Nhà nước đã phong tặng Ban Giao Vận Quảng Đà danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, đồng thời các tập thể, cá nhân được Đảng Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và các phần thưởng cao quý khác.

Cô Phan Thị Mười, nguyên Chính trị viên Tổng đội thanh niên xung phong Nguyễn Văn Trỗi, phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh: VGP/Đình Nam

Đến nay, Ban Liên lạc Giao Vận Quảng Đà tập hợp gần 1.000 thành viên là những cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong quả cảm, những Đảng viên gương mẫu tham gia, xây dựng địa phương ngày càng vững mạnh.  

Ban Liên lạc thường xuyên tổ chức sinh hoạt giữ gìn truyền thống, thăm hỏi động viên anh chị em phấn đấu vượt qua những khó khăn trong đời sống hằng ngày, dạy dỗ con cháu tích cực lao động xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tại cuộc gặp, các thành viên trong đoàn đã bày tỏ sự biết ơn đối với Đảng, Nhà nước, dù còn khó khăn, đã luôn dành sự quan tâm, nguồn lực để chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, gia đình chính sách.

Trong thời gian đoàn thăm Thủ đô Hà Nội, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương đón tiếp ân cần. Đây là sự cổ vũ, động viên to lớn và kịp thời đối với người có công, nhất là những thành viên cao tuổi, già yếu, lần đầu được ra thăm Thủ đô Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ cuộc sống còn vất vả, khó khăn của nhiều cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong - Ảnh: VGP/Đình Nam

Thăm hỏi đời sống, sức khoẻ các thành viên trong đoàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc đến công tác chăm lo thực hiện tốt chế độ, chính sách cho người có công, thể hiện truyền thống "Đền ơn, đáp nghĩa", "Uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc với những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước. 

"Mặc dù vậy, cuộc sống hàng ngày của nhiều cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn", Phó Thủ tướng xúc động chia sẻ.

Phó Thủ tướng cho biết nhiều năm qua, đất nước, nhân dân đã có những nỗ lực vượt bậc. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục thuộc nhóm cao nhất trên thế giới, được quốc tế đánh giá cao. Phần lớn thành quả phát triển được dành cho vùng sâu, vùng xa, người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Đảng, Nhà nước hết sức chú trọng đến phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Chúng ta cũng tiếp tục giữ vững chủ quyền, hoà bình, ổn định, tăng cường hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế; tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trong khu vực và trên thế giới, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn; đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục, phát triển con người; khoa học, công nghệ từ đó đưa đất nước vượt lên, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ, của hàng triệu các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, để đất nước được hùng cường, thực sự sánh vai với các quốc gia bè bạn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tặng quà các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong Ban Liên lạc Giao Vận Quảng Đà - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng mong muốn và tin tưởng các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong Ban Giao Vận Quảng Đà sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, luôn là tấm gương sáng, truyền lửa cách mạng, làm chỗ dựa niềm tin cho các thế hệ con cháu noi theo, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

- Ngày sinh:  03/02/1963              Nam/Nữ: Nam       Dân tộc: Kinh   

- Quê quán:  Xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

- Thành phần gia đình:  Công chức, viên chức

- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng:  Sinh viên

- Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 10/1989 

 - Ngày vào Đảng: 19/02/1993             Ngày chính thức: 19/02/1994

 - Trình độ được đào tạo:         

Giáo dục phổ thông: 10/10

Chuyên môn nghiệp vụ: Điện cơ, Luật, Kinh tế

Học hàm, học vị: Phó Tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế

Lý luận chính trị: Cao cấp

Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Pháp

- Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011

- Kỷ luật: Không

- Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa: X

- Uỷ viên Trung ương Đảng khóa: XI, XII, XIII

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

10/1988 - 10/1990:

Kỹ sư, Công ty XNK và Dịch vụ Kỹ thuật Bưu điện, Tổng cục Bưu điện.

10/1990 - 02/1992:         

Chuyên viên, Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. 

02/1992 - 4/1993:

Chuyên viên, Văn phòng Tổng cục Bưu điện.

4/1993 - 10/1994:

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện.

10/1994 - 11/1995:

Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ.

11/1995 - 8/1996:

Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN, Văn phòng Chính phủ.

8/1996 - 3/2003:  

Thư ký rồi Trợ lý Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

3/2003 - 8/2005:  

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Đại biểu HĐND tỉnh [từ tháng 4/2004].

8/2005 - 11/2007:

Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông [Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X từ tháng 4/2006].

11/2007 - 5/2008:

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.

5/2008 - 3/2010:

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

3/2010 - 8/2010:

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

8/2010 - 8/2011:

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng [Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI từ tháng 01/2011], Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.

8/2011 - 11/2013:

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

11/2013   - 10/2019:

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

10/2019 - 12/2019:

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.

12/2019 - 7/2020:

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, điều hành công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Từ 7/2020 đến nay:  

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.


Vũ Đức Đam [sinh ngày 3 tháng 2 năm 1963] là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam [nhiệm kì 2016-2021] theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Giáo dục và đào tạo, Khoa học và công nghệ, Lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, Thông tin và truyền thông, Văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, Y tế, dân số, gia đình và trẻ em, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ Việt Nam.

Ông có bằng Tiến sĩ Kinh tế và là thành viên trẻ nhất trong Chính phủ mới năm 2011. Hai năm sau, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ trẻ nhất tại thời điểm bổ nhiệm trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông sinh ngày 3 tháng 2 năm 1963 tại làng Cụ Trì xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Ông có vợ và 2 con. Vợ ông là TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Giáo dục

Từ năm 1982 đến 1988: ông được nhà nước cử đi du học tại Université Libre de Bruxelles, Vương quốc Bỉ.

Năm 1994: ông bảo vệ Phó Tiến sĩ [nay tương đương Tiến sĩ] Kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Kinh Tế Thế giới. Tên luận văn là "Xu hướng, kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam", người hướng dẫn PGS.PTS. Bùi Huy Khoát.

Ông có bằng cao cấp lí luận chính trị.

Ông thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.

Sự nghiệp

Sau khi trở về nước, tháng 10 năm 1988, ông được phân công công tác với vai trò kĩ sư tại Công ty Xuất nhập khẩu và Dịch vụ kỹ thuật Bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện.

Đến tháng 10 năm 1990, ông trở thành Chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.

Tháng 3 năm 1992, ông là Chuyên viên Văn phòng Tổng cục Bưu điện

Ngày 19/2/1993, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên chính thức ngày 19/2/1994.

Tháng 4 năm 1993, ông được Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện, khi vừa mới 30 tuổi.

Tháng 10 năm 1994, ông là Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam.

Từ tháng 11 năm 1995 đến tháng 8 năm 1996, ông là Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam.

Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Tháng 8 năm 1996, ông được phân công làm Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt rút lui khỏi chính trường, từ tháng 8 năm 1998 đến tháng 3 năm 2003, ông là Trợ lý Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Võ Văn Kiệt.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Những năm sau đó, ông được chuyển sang công tác chính quyền. Từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 8 năm 2005, ông được phân công tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh, được bầu làm Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 4 năm 2004, ông là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007, ông được điều chuyển công tác, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông.

Từ tháng 4 năm 2006 [43 tuổi], ông là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 10 nhiệm kì 2006-2011.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh

Sau đó, từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008, ông được điều chuyển sang công tác tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.

Tại kỳ họp thứ 12 [kỳ họp bất thường] sáng 5 tháng 5 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa 11 đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thay cho người tiền nhiệm Vũ Nguyên Nhiệm nghỉ hưu. Ông đồng thời giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 17 tháng 3 năm 2010, tại Hội nghị lần thứ 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Vũ Đức Đam được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh với số phiếu tuyệt đối, thay thế ông Nguyễn Duy Hưng. Ông đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho đến tháng 8 năm 2010.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam

Ngày 19 tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11.

Ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh cho đến ngày 03 tháng 8 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa 13, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Ông giữ chức vụ Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho đến ngày 13 tháng 11 năm 2013 thì được Quốc hội Việt Nam khóa 13 phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ sáu với tỉ lệ tán thành 84,54%.

Tháng 2 năm 2015, Vũ Đức Đam được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2016-2021.

Ngày 28 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa 14, ông tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ với tỉ lệ tán thành 95,75%.

Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế

Ngày 14 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng NGUYỄN Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trao quyết định nêu trên cho Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và giao tân Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ này.

Phụ trách Bộ Y tế

Ngày 5 tháng 11 năm 2019, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.Tháng 1 năm 2020, ông được phân công chỉ đạo phòng, chống dịch COVID- 19 theo chỉ đạo của Thủ tướng NGUYỄN Xuân Phúc. Ngày 7 tháng 7 năm 2020, ông thôi giữ chức vụ này và trao quyền lại cho NGUYỄN Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.

Page 2

Nguyễn Xuân Phúc [sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954] hiện là Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

Thân thế

Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954, tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông được gọi theo thông lệ miền Nam là Bảy do là người con thứ sáu và là con út trong gia đình.

Cha ông là Nguyễn Hiền, sinh năm 1918, hoạt động cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1954, tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève. Ông cùng mẹ và các anh chị ở lại quê nhà, thuở nhỏ theo học ở trường làng. Mẹ và các anh chị của ông hoạt động bí mật cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một người chị của ông bị quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa giết sau một trận đánh vào năm 1965. Năm 1966, mẹ ông cũng bị giết. Ông sống cùng người chị gái tại quê nhà một thời gian, sau đó được những người đồng chí của cha mẹ ông bí mật đưa ra Bắc học theo chế độ của học sinh miền Nam [năm 1967].

Ông hiện cư trú ở Nhà công vụ số 11 Chùa Một Cột, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Giáo dục

·        Giáo dục phổ thông: 10/10;

·        Chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội [năm 1978];

·        Ngoại ngữ: Anh văn B, Nga văn B.

Sự nghiệp

Công tác tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
Từ năm 1973, ông theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tham gia hoạt động trong phong trào Đoàn thanh niên, từng làm Bí thư Chi đoàn.

Sau khi tốt nghiệp năm 1978, ông trở về và được nhận vào làm việc tại tỉnh nhà [bấy giờ là Quảng Nam - Đà Nẵng]. Từ năm 1980 đến 1993, ông thăng dần từ các chức vụ Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1982, chính thức là ngày 12 tháng 11 năm 1983; lên đến chức vụ Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Dân Chính Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng khóa I, II. Thời gian này, ông có theo học ngành Quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia.

Từ năm 1993 đến 1996, ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa XV, XVI tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông được cử theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Công tác tại tỉnh Quảng Nam

Từ năm 1997 đến 2001, sau khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII, XVIII; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI.

Năm 2001, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ông cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khóa XI.

2004 – 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá XIX; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách Quốc hội khoá XI.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam 

Tháng 3 năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6 năm 2006, ông được điều động sang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ. Tháng 8 năm 2007, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 Quảng Nam

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 tại đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Quảng Nam gồm huyện Duy Xuyên, huyện Quế Sơn, huyện Nông Sơn, huyện Thăng Bình, huyện Hiệp Ðức và thành phố Hội An với tỉ lệ 94,59% số phiếu hợp lệ.

Phó Thủ tướng Việt Nam

Ngày 3 tháng 8 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, ông được đề cử là một trong các ứng viên cho chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 Hải Phòng

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tại đơn vị bầu cử số 3 thành phố Hải Phòng gồm các quận Kiến An, Đồ Sơn, huyện An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo với tỉ lệ 99,48% phiếu bầu tán thành.

Hoạt động

Sáng ngày 18 tháng 6 năm 2018, Nguyễn Xuân Phúc có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng sau kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14. Ông lắng nghe ý kiến của các cử tri Vũ Minh Đức, Ngô Ngọc Khánh [Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng], Lưu Quang Yên [nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lãng], Ngô Thị Bích Huyền.

Ngày 21 tháng 6 năm 2020, Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng để báo cáo kết quả kì họp thứ 9 Quốc hội khóa 14.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, tái đắc cử Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngày 7 tháng 4 năm 2016, với số phiếu tán thành là 446 phiếu, chiếm 90% đại biểu, ông Nguyễn Xuân Phúc trúng cử chức vụ Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành Chính phủ.

Ngày 13 tháng 6 năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, kế nhiệm ông là Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ba trợ lý là Đỗ Ngọc Huỳnh [Vụ trưởng Vụ Thư ký - Biên tập, Văn phòng Chính phủ, bổ nhiệm tháng 12 năm 2018], Bùi Huy Hùng, Cao Xuân Thành và hai thư ký là các ông Cấn Đình Tài và Nguyễn Hoàng Anh.

Đại dịch bệnh COVID-19

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên phạm vi toàn cầu và số ca nhiễm gia tăng từng ngày tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị 16 về việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc.

Đại dịch bệnh Covid - 19 đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đời sống người dân gặp khó khăn; nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất làm gia tăng thất nghiệp, mất việc làm trong ngắn hạn và tình hình phức tạp hơn. Ngày 09/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 để nhằm chia sẻ những khó khăn, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần ổn định xã hội.

Ngày 24/04/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội.

Chương trình hành động

Chính phủ kiến tạo

Ông là người đề ra khái niệm "chính phủ kiến tạo" mới so với "chính phủ điều hành" trước đó. Chính phủ này có 4 đặc điểm chính là:

1] Chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế tốt để nuôi dưỡng phát triển kinh tế chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn;

2] Nhà nước không làm thay thị trường;

3] Kiến thiết môi trường kinh doanh thuận lợi;

4] Siết chặt kỉ luật cán bộ, xây dựng chính quyền điện tử.

Gia đình

Vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu. Ông có hai con, con gái là Nguyễn Thị Xuân Trang [sinh năm 1986, kết hôn với Vũ Chí Hùng năm 2009], con trai là Nguyễn Xuân Hiếu. Vũ Chí Hùng hiện là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính Việt Nam.

Ông có anh trai tên Nguyễn Quốc Dũng, sinh năm 1947, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông có chị gái tên Nguyễn Thị Thuyền [em kế ông Nguyễn Quốc Dũng sinh năm 1952] và một chị gái đầu đi du kích bị địch bắn chết.

Page 3

Nguyễn Mạnh Hùng khai sinh ngày 14 tháng 7 năm 1962. Ông hiện là một doanh nhân và là một chính trị gia, hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyễn Mạnh Hùng đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Ông cũng từng giữ ghê Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội [Viettel]. Trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện đang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Bí thư Ban cán sự Đảng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, đồng thời là Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tiểu sử và học vấn

Nguyễn Mạnh Hùng sinh ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1962 tại quê nhà thuộc tỉnh Phú Thọ, nguyên quán của ông ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1979, Nguyễn Mạnh Hùng thi đỗ vào trường Học viện Kỹ thuật Quân sự, khóa 14. Sau một năm học tập đạt kết quả xuất sắc tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, Nguyễn Mạnh Hùng được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi học ngành kỹ sư quân sự bên Liên Xô.

Từ năm 1980 đến năm 1986, Nguyễn Mạnh Hùng là học viên quân sự ngành vô tuyến điện tại Trường Đại học Thông tin Quân sự Ulianop - thuộc Liên Xô cũ.

Từ năm 1993 đến hết năm 1995, Nguyễn Mạnh Hùng là sinh viên thạc sĩ chuyên ngành viễn thông thuộc Trường Đại học Tổng hợp Sydney, Úc.

Từ cuỗi năm 1995 đến năm 1998, ông học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam.

Sự nghiệp

Năm 1995, Nguyễn Mạnh Hùng lần lượt giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, đến chức vụ Phó trưởng phòng rồi đến Trưởng phòng Đầu tư Phát triển.

Năm 2000, Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc của Công ty Viễn thông Quân đội.

Năm 2010, Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Ngày 1 tháng 3 năm 2014, ông chính thức được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Đến tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng Cộng sản, Nguyễn Mạnh Hùng đã xuất sắc trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

Nguyễn Mạnh Hùng thụ phong quân hàm Thiếu tướng vào năm 2012.

Ngoài ra ông còn là một Ủy viên Quân ủy Trung ương Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

Tháng 6 năm 2018, ông được Thủ tướng bổ nhiệm ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất Việt Nam - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel.

Nguyễn Mạnh Hùng nằm trong top 10 nhân vật ICT tiêu biểu nhất Việt Nam do giới truyền thông bình chọn, và đã tham gia buổi đàm thoại với Chủ tịch Vingroup - tỷ phú Phạm Nhật Vượng vào năm 2016.

Vào ngày 23 tháng 7 năm 2018, ông được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 chỉ định nắm giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kì từ 2016 đến 2021 thay thế cho ông Trương Minh Tuấn vừa bị kỉ luật thôi chức vụ này.

Ngày 25 tháng 7 năm 2018, quyết định số 900/QĐ-TTg đã nêu rõ, Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là ông Nguyễn Xuân Phúc giao cho Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Vào ngày 27 tháng 7 năm 2018, Phạm Minh Chính, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII quyết định trao cho Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức vụ là Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kì năm 2016-2021, cùng đó nắm giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vào buổi họp sáng ngày 24 tháng 10 năm 2018, 461 đại biểu trong tổng số 469 Đại biểu Quốc hội khóa XIV đã có mặt tại nghị trường [tổng số là 485 đại biểu] đã nhất loạt tán thành nghị quyết phê chuẩn ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông [tỉ lệ là 95.05%] thay cho ông Trương Minh Tuấn, đã bị tạm đình chỉ công tác do vi phạm sai trái trong dự án MobiFone mua AVG.

Page 4

Video liên quan

Chủ Đề