Vạn lý độc hành là ai

Trong buổi giao lưu ra mắt sách chiều 14/1 tại TP HCM, tác giả - bút danh Vạn Lý Độc Hành - cho biết bà xã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tác phẩm. Lúc đầu Vạn Lý Độc Hành viết mạch truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Sau khi đọc bản thảo của chồng, Ngô Mai Trang góp ý đổi lại trình tự thời gian để dễ hiểu hơn.

Vạn Lý Độc Hành và vợ - ca sĩ Ngô Mai Trang - trong buổi giới thiệu tiểu thuyết "Gió thổi mùa trăng năm ấy". Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong suốt sáu tháng tránh dịch, vợ chồng họ về nhà vườn ở Long An sinh hoạt. Kiwi lo hết chuyện nhà cửa, vườn tược, con cái để chồng yên tâm viết. "Những ngày tôi ngồi trong phòng hí hoáy sáng tác, cô ấy để tôi được yên tĩnh, không làm phiền", Vạn Lý Độc Hành nói.

Ngô Mai Trang cho biết vui vì ông xã đạt được mong ước mà anh ấp ủ từ lâu. Trong đời sống vợ chồng, cả hai luôn ủng hộ quyết định của người kia và tìm cách hỗ trợ hết mình. Biết chồng đam mê du lịch một mình, ca sĩ không bao giờ ngăn cản hoặc đòi đi cùng. Ngược lại bạn đời để ca sĩ thỏa thích thực hiện đam mê âm nhạc, đầu tư sản xuất MV, giúp vợ biên tập ca khúc trong album.

Gió thổi mùa trăng năm ấy gồm 283 trang chia thành 25 chương, xoay quanh những câu chuyện về tình bạn, tình yêu của thanh thiếu niên ở vùng ngoại ô Hà Nội. Vạn Lý Độc Hành nói: "Phần lớn mỗi người chúng ta đều có tình yêu đầu đời không thành hay một tình bạn keo sơn đến mức đủ để viết thành truyện. Tuy nhiên, ít ai viết điều đó ra chỉ để trong lòng làm kỷ niệm. Thời dịch, tôi đã dành trọn ba tháng để viết nên cuốn sách".

Bối cảnh câu chuyện là Sơn Tây - nơi tác giả trải qua tuổi ấu thơ - đổi tên thành Sơn Tịnh. Vạn Lý Độc Hành viết: "Tương truyền cái tên Sơn Tịnh bắt nguồn từ đền cổ ở làng Mây ven thị xã. Ngôi đền nằm trên một ngọn đồi thấp được bao quanh bởi một rừng lim già cổ thụ xanh mát. Xung quanh đồi là cánh đồng lúa bát ngát, phía bên kia cánh đồng là thị xã Sơn Tịnh thấp thoáng xa xa. Bức tường bao quanh đền được xây bằng đá ong dày 2 m nay đã lô xô vì thời gian...".

Tác phẩm là những mảnh ký ức được kể lại bằng giọng văn dung dị, hài hước, khơi gợi trong lòng người đọc kỷ niệm về thời thanh xuân. "Các nhân vật đều là những người có thật xung quanh tôi nhưng được thay tên để không ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của họ", tác giả nói. Thông qua tiểu thuyết, Vạn Lý Độc Hành muốn gửi gắm thông điệp đến giới trẻ: "Muốn thành công phải dám va chạm" và "Tình yêu là sự hy sinh tự nguyện".

Tiểu thuyết "Gió thổi mùa trăng năm ấy" của Vạn Lý Độc Hành do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành, ra mắt ngày 14/1. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhà báo Trung Nghĩa, tác giả cuốn Từ Bàn Môn Điếm đến Chernobyl, nhận xét: "Gió thổi mùa trăng năm ấy là một tác phẩm hư cấu [fiction] nhưng có thể xem như cuốn tự truyện cuộc đời, gửi gắm nhiều ước mơ nên thơ, trong lành của tác giả. Nó mang giá trị chân thực, khiến người đọc bâng khuâng vì cảm động".

Vạn Lý Độc Hành tên thật Đỗ Hoàng Dương, sinh năm 1974, sống tại TP HCM. Tác giả kết hôn với ca sĩ Ngô Mai Trang năm 2007, có ba con trai - bé Gia Phúc [14 tuổi], Gia Minh [bảy tuổi], Gia Trí [năm tuổi]. Ngoài kinh doanh, viết lách, Vạn Lý Độc Hành nổi tiếng trong giới phượt thủ ở Việt Nam.

Hoàng Dung

Vạn lý độc hành

Xuân phong hờ hững

Ngập ngừng lững thững

Nửa đời mong manh.

Bầu trời trong xanh

Tay nào vươn tới?

Thênh thang chới với

Ước mộng tròng trành!

Vạn lý độc hành

Mịt mù nhân ảnh

Trăng vàng một khoảnh

Vệt bóng cô liêu

Chân trời liêu xiêu

Ai người mong đợi?

Chân tình diệu vợi

Thổn thức tiêu điều…

Ngày màu thiên thanh

Đêm màu u tịch

Từng bước nặng trịch

Vạn lý độc hành…

Mộc Hân

1:39

8/4/2012

Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của cố nhà văn Kim Dung, với nhiều thành công về nội dung, cốt truyện. Tiếu ngạo giang hồ đã có một hệ thống nhân vật phong phú với nhiều nhân vật điển hình như Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh, Đông Phương Bất Bại…

Điền Bá Quang là đại dâm tặc trong Tiếu ngạo giang hồ.

Ngoài những nhân vật chính được yêu mến thì nhân vật phụ Điền Bá Quang dù xuất hiện chỉ qua mấy hồi ở đầu tác phẩm và tác giả chỉ miêu tả hời hợt mà không khai thác sâu vào tâm lý cũng như bản năng con người, nhưng Điền Bá Quang cũng để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, nếu nói về võ công thì Điền Bá Quang dù không phải hàng cao thủ võ lâm, nhưng cũng có thể nói là giỏi, lúc mới gặp Lệnh Hồ Xung, Điền Bá Quang vẫn còn trên cơ tay lãng tử này.

Sở trường của Điền Bá Quang thứ nhất là khinh công cực giỏi nên được gọi là Vạn lý Độc hành [vì ít người theo kịp], thứ hai là phép khoái đao rất lợi hại, thứ ba y là một tên dâm tặc, chuyên đi hãm hiếp phụ nữ, giết người cướp của, không việc gì không làm. Vì thế nên Điền Bá Quang có ngoại hiệu khá dài là “Giang dương đại đạo hái hoa dâm tặc vạn lý độc hành khoái đao Điền Bá Quang”.

Điền Bá Quang bình sinh thích nhất là chuyện luyến ái, chuyên dùng sức mạnh để cưỡng tình nên dưới con mắt hầu hết các nhân sĩ võ lâm thì Điền Bá Quang chỉ thuần túy là một tên “dâm tặc” chuyên “vùi hoa dập liễu” con gái nhà lành.

Bi kịch của Tiếu ngạo giang hồ một phần do Điền Bá Quang góp phần tạo ra khi y có ý định hãm hiếp ni cô Nghi Lâm nhưng bị Lệnh Hồ Xung xả thân cứu. Lệnh Hồ Xung võ công không bằng Điền Bá Quang, nhưng đảm lược thì hơn hẳn. Đứng đánh không lại, Lệnh Hồ Xung khích Điền Bá Quang ngồi để đánh, ai rời khỏi ghế trước sẽ thua. Điền Bá Quang chém Lệnh Hồ Xung 13 đao, máu me khắp người. Thế nhưng Lệnh Hồ Xung không phải là người rời ghế trước. Điền Bá Quang nhận bại, nhưng cũng qua đó cả hai nhận ra nhau là những người rất có hào khí.

Điền Bá Quang bị Bất Giới hòa thượng - cha của ni cô Nghi Lâm bắt lên núi tìm Lệnh Hồ Xung mang về cho Nghi Lâm, qua đó tạo ra việc Phong Thanh Dương dạy Độc cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung, đồng thời bộc lộ là con người sống rất tín nghĩa. Điền Bá Quang rất khâm phục Lệnh Hồ Xung và sau đó tìm cách kết bạn với Lệnh Hồ Xung.

Sau này Điền Bá Quang đã từ bỏ tính xấu hoàn lương, [thực chất là bị Bất Giới ép đi tu, và một lý do nữa là y đánh cuộc với Lệnh Hồ Xung thua, bị buộc phải nhận Nghi Lâm làm sư phụ]. Bất Giới đặt cho Điền Bá Quang pháp danh là Bất Khả Bất Giới, trở thành một hòa thượng theo phái Hằng Sơn. Đớn đau thay cho số phận của một hái hoa dâm tặc ngày nào.

Điền Bá Quang và Lệnh Hồ Xung.

Kể ra cái giá để hoàn lương của Điền Bá Quang là quá lớn nhưng rồi y cũng “ngộ” ra rằng cái ham muốn của con người luôn có giới hạn của nó cũng như một đời người.

Sau này Điền Bá Quang đã hy sinh thân mình để cứu mạng ni cô Nghi Lâm, khép lại cuộc đời của một tên dâm tặc nhưng biết giữ chữ tín và trọng tình nghĩa. Dù không quang minh chính đại như Lệnh Hồ Xung nhưng Điền Bá Quang cũng là một người khẳng khái, đường đường chính chính, tuy đã từng làm nhiều việc xấu nhưng lại biết quay đầu kể ra còn tốt hơn Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần nhiều lần.

Theo Quốc Tiệp/Người Đưa Tin

Video liên quan

Chủ Đề