Chấp thuận đầu tư là gì

Chấp thuận chủ trương đầu tư

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì

      Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt [nếu có] để thực hiện dự án đầu tư.

Chấp thuận chủ trương đầu tư

Thủ tục chấp thuận đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014. Kể từ ngày 01/01/2021 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP mà thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Để thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì phần hồ sơ chung bao gồm:

-     Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

-     Giấy tờ xác nhận tư cách chủ thể, tư cách pháp nhân của nhà đầu tư;

-     Văn bản đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

-     Bản sao các tài liệu: Báo cáo tài chính hai năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, tổ chức tài chính; tài liệu thuyết minh và bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

-     Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điềm hoặc các tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

-     Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

-     Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

      Tuy nhiên, dựa vào nhu cầu và khả năng của nhà  đầu tư, tùy theo lĩnh vực và quy mô của dự án, nhà đầu tư nộp các hồ sơ tài liệu bổ sung tương ứng với từng cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư.

      Sau khi dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện việc ký quỹ  trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.  Mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.

      Vốn đầu tư của dự án không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng giai đoạn, mức ký quỹ được tính theo vốn đầu tư của dự án tương ứng với từng giai đoạn giao đất, cho thuê đất. Tiền ký quỹ được nộp vào tài khoản của Cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo lựa chọn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản ký quỹ và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ký quỹ.

      Tùy vào trường hợp cụ thể, thẩm quyền quyết định chủ trương sẽ thuộc Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân,…

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

  • Tờ trình của Chính phủ;
  • Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
  • Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  • Tài liệu khác có liên quan.
  • Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
    • Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
    • Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
    • Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt [nếu có];
    • Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
    • Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
    • Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng [nếu có].

Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

      Nhà đầu tư nước ngoài lập dự án đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và tủy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cụ thể pháp luật sẽ quy định thêm những điều kiện đủ.

      Tùy vào lĩnh vực đầu tư, chúng ta sẽ căn cứ vào điều ước quốc tế như: WTO, FTAs, AFAS,… cũng luật pháp luật quốc gia để có những điều kiện cụ thể cho nhà đầu tư để được phép đầu tư vào Việt Nam.

      Hiểu rõ được những vấn đề mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tiến hành đầu tư vào VN, chúng tôi - Công ty luật TNHH HNLAW & PARTNERS là công ty luật uy tín tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh đầu tư cung cấp các dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam về địa điểm, hình thức đầu tư, ngành nghề kinh doanh phù hợp, ưu đãi cho nhà đầu tư, thuế,…
  • Soạn thảo hồ sơ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các thủ tục liên quan phát sinh.

Trình tự, thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án [hình minh họa]

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là một trong những quyết định quan trọng để nhà đầu tư được phép tiến hành thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ về vấn đề này, dẫn đến xảy ra sai sót trong quá trình chuẩn bị và không được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Vậy nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những gì và trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đầu tư diễn ra thế nào? Công ty Luật Quốc tế DSP sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là gì?

1.1 Dự án đầu tư là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.

1.2 Nhà đầu tư là gì?

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.

Trong đó:

– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam [quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020].

– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông [quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020].

1.3 Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì: “Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt [nếu có] để thực hiện dự án đầu tư”.

Tuy nhiên, không phải dự án đầu tư nào cũng cần phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo đó, chỉ những dự án đầu tư thuộc các trường hợp tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư năm 2020 thì mới cần phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

Dự án đầu tư [hình minh họa]

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020 thì hồ sơ cần chuẩn bị để đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xảy ra 2 trường hợp như sau:

2.1 Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất [nếu có], nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường [nếu có] theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

– Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

– Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật [nếu có].

2.2 Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập

– Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất [nếu có]; đánh giá sơ bộ tác động môi trường [nếu có] theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư [nếu có]; cơ chế, chính sách đặc biệt [nếu có].

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì tài liệu, giấy tờ giải trình đề xuất hình thức lựa chọn nhà đầu tư gồm:

– Bản sao Danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; giấy tờ chứng minh đất đã được giải phóng mặt bằng [nếu có], tài liệu giải trình khác [nếu có] trong trường hợp đề xuất lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản sao Danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; giấy tờ chứng minh đất chưa được giải phóng mặt bằng [nếu có], tài liệu giải trình khác [nếu có] trong trường hợp đề xuất lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất. Trong trường hợp này, đề xuất dự án đầu tư xác định sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, pháp luật chuyên ngành, tài liệu giải trình căn cứ pháp lý và điều kiện áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, pháp luật chuyên ngành;

– Tài liệu chứng minh dự án không thuộc Danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; bản sao hợp lệ Quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 29 của Luật Đầu tư;

– Bản sao hợp lệ văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chấp thuận việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và bản sao hợp lệ các giấy tờ, văn bản khác thỏa thuận sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 29 của Luật Đầu tư năm 2020.

Ngoài ra, đối với dự án đầu tư xây dựng, đề xuất dự án đầu tư gồm:

– Nội dung quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020; thuyết minh việc đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở; dự kiến phân chia dự án thành phần [nếu có]; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án, trong đó đề xuất sơ bộ phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư giữ lại để đầu tư kinh doanh, phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư có trách nhiệm bàn giao hoặc đề xuất bàn giao cho địa phương đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

Đối với dự án khu đô thị, trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được nộp hoặc sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư, trong đó đề xuất sơ bộ phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư giữ lại để đầu tư kinh doanh, phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư có trách nhiệm bàn giao hoặc đề xuất bàn giao cho địa phương;

– Nội dung quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020, dự kiến phân chia dự án thành phần [nếu có] đối với các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

3. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

Thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án [hình minh họa]

Đối với những dự án đầu tư khác nhau thì thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cũng có sự khác nhau, bao gồm: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh.

3.1 Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

Theo quy định tại Điều 34 Luật Đầu tư năm 2020 thì trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như sau:

– Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ theo quy định tại mục II và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư để trình Chính phủ.

– Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

– Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đầu tư.

3.2 Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Theo quy định tại Điều 35 Luật Đầu tư năm 2020 được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ như sau:

– Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập và nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại phần trên và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đầu tư.

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.

3.3 Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư năm 2020 được hướng dẫn bởi Điều 33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

– Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập và nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại phần trên và gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thực hiện dự án và các cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó. 

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

– Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đầu tư như về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt [nếu có] để thực hiện dự án đầu tư.

Lưu ý: Đối với các dự án đầu đầu tư thực hiện tại khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Đầu tư năm 2020 thì thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện như sau:

– Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho Ban quản lý khu kinh tế gồm:

+ Văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư;

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật [nếu có].

– Ban quản lý khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tương ứng tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban quản lý khu kinh tế, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý khu kinh tế.

– Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Dịch vụ thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Công ty Luật Quốc tế DSP

Dịch vụ thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Công ty Luật Quốc tế DSP bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây:

– Tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email,…tất cả những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cho khách hàng.

– Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc có liên quan để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ như chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư,…

– Tư vấn và soạn thảo, chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cho khách hàng.

– Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Với đội ngũ Luật sư và Chuyên gia pháp lý hàng đầu cùng phương châm làm việc “Tận tâm, Chuyên nghiệp mang lại Thành công”, DSP luôn là chỗ dựa tin cậy, đồng hành cùng khách hàng phát triển bền vững.

5. Cơ sở pháp lý

– Luật Đầu tư năm 2020.

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Quốc tế DSP về trình tự, thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Quốc tế DSP để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:

Điện thoại: 0236 222 55 88

Hotline: 089 661 6767 hoặc 089 661 7728

Email: 

Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn

Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam 

Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA

Rất mong được hợp tác cùng Quý Khách!

Video liên quan

Chủ Đề