Vai trò của trẻ em trong trường lớp gia đình cộng đồng

Skip to content

Trang chủ Tin tức Vai trò của Nhà trường trong việc bảo vệ, hướng dẫn trẻ em khỏi BLGĐ

  •  Thành viên
  •  RSS

 

 

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚCĐịa chỉ: Đường Trường Chinh, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Email: Khóa công khai [GPG PublicKey Tải về]

Điện thoại: 02713.879.251 - 02713.883.238Trưởng ban Biên tập website: ThS. Nguyễn Thanh Thuyên, Hiệu trưởng© 2018 - Bản quyền thuộc về trường Chính trị tỉnh Bình Phước.Ghi rõ nguồn "Trường Chính trị tỉnh Bình Phước" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này.

Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật [Quyền riêng tư] Design by tichtac.net

Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội.

Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục giữa nhà trường và gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại.


Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ.

Lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.

Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ.


Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

GD&TĐ - Để đảm bảo mục tiêu trẻ em được phát triển toàn diện, rất cần sự chung tay vào cuộc của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể... Trong đó, sự quan tâm, chăm sóc và vun đắp từ gia đình, nhà trường… sẽ tạo hành trang để trẻ vững bước vào đời.

Cùng vào cuộc

Theo chia sẻ của các thầy, cô giáo, sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục trẻ [gia đình, nhà trường, đoàn thể, hội…] đóng vai trò quan trọng. Nếu phát huy tốt, trẻ từ khi sinh ra, lớn lên được chăm sóc, dạy bảo; sống trong môi trường an toàn; có điều kiện phát triển toàn diện.

“Uốn nắn” từ nhà đến trường là một trong những giải pháp được Trường THCS thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai [TP Cần Thơ] triển khai có hiệu quả. Trong đó, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh luôn có sự đồng hành của gia đình, nhà trường và xã hội. Theo thầy Phạm Văn Lục, nguyên Hiệu trưởng nhà trường, để hoàn thành mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục:

Nhà trường - gia đình - xã hội; trong đó, nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo. Trong thực tế, môi trường xã hội bên cạnh tác động, ảnh hưởng tích cực, do thiếu từng trải, ít vốn sống lại hiếu động, trẻ dễ bắt chước theo mặt trái dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội, tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách.

Xác định vai trò của “3 nhà”, Ban giám hiệu Trường THCS thị trấn Thới Lai có kết hoạch phối hợp cụ thể. Trước tiên, nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục học sinh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, thể chất, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, đuối nước, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường… Phối hợp với gia đình quản lý, giám sát việc học tập, rèn luyện; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh chậm tiến bộ.

Trường chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; Huy động nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường; Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

“Phụ huynh thấy việc giáo dục học sinh của trường hiệu quả, phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương như tổ chức phổ biến, chuyển giao các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… đặc biệt là kiến thức, biện pháp giáo dục trẻ. Từ đó, cha mẹ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay, góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”, anh Nguyễn Minh Xuân, phụ huynh học sinh Trường THCS thị trấn Thới Lai, chia sẻ.

Học sinh quận Bình Thủy [TP Cần Thơ] tham quan, trải nghiệm Khu di tích Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Phát huy giáo dục ngoài trường lớp

Các trường học ở TP Cần Thơ còn thực hiện lồng ghép công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong và ngoài trường học. Hiện, 100% trường học ở thành phố thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa; có Tổ tư vấn tâm lý học đường. Ngành Giáo dục thành phố còn chú trọng các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống để tạo sự đoàn kết, gắn bó trong học sinh. Mỗi cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động trải nghiệm, văn nghệ, thể thao nhằm tạo môi trường thân thiện, gắn kết giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Phần lớn các trường đều phối hợp với tổ chức Ðoàn, Ðội để tổ chức chuyến về nguồn, phong trào “Ðền ơn đáp nghĩa”, “Em yêu lịch sử Việt Nam”; xây dựng các mô hình cột mốc Trường Sa, Hoàng Sa…

Nhiều mô hình giảng dạy tích hợp và hoạt động giáo dục trải nghiệm tiêu biểu tại Cần Thơ được thầy, cô giáo, phụ huynh hưởng ứng tích cực như: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua mô hình “Sinh hoạt các câu lạc bộ trong trường học” của Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua mô hình “Phòng tư liệu Hồ Chí Minh” của Trường THPT Thuận Hưng; Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng “Văn hóa ứng xử” trong trường học của Trường THPT Trung An; Xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn của Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh; Tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo hay giáo dục phòng chống tội phạm, ma túy trong trường học…

Theo đại diện Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, ngành Giáo dục thành phố thường xuyên phối hợp với sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên như: Khai thác và sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả; kiến thức, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội cho Bí thư Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội; thuyết minh di tích, lịch sử, văn hóa tại địa phương; tuyên truyền, giáo dục đảm bảo an ninh, trật tự… Các trường tích cực, chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh và chính quyền, đoàn thể trong việc xây dựng, tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục học sinh trong trường học và tại địa phương. Nội dung và hình thức rất phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế.

Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng [Sở GD&ĐT TP Cần Thơ], cho biết: Nhờ phối hợp chặt chẽ nên học sinh có ý thức học tập tốt, động cơ học tập đúng đắn, lý tưởng cao đẹp, tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, địa phương. Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, cố gắng trong rèn luyện đạo đức và lối sống, không có trường hợp học sinh vi phạm đạo đức, lối sống nghiêm trọng. Thành phố không có tình trạng bạo lực học đường nghiêm trọng, hạnh kiểm khá tốt của học sinh chiếm tỷ lệ khá cao, đạt gần 90%.

Ðoàn viên thanh niên, học sinh là lực lượng quan trọng thúc đẩy phong trào, hoạt động tại các đơn vị; lực lượng then chốt trong xây dựng và phát triển thành phố. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên, học sinh luôn là nhiệm vụ cốt lõi được tổ chức Ðoàn, Hội trên địa bàn thành phố quan tâm, thực hiện, được đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh tham gia. Các cấp Ðoàn, Hội đã cụ thể hóa công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên, học sinh bằng nhiều mô hình, hoạt động thiết thực và ý nghĩa. - Chị Lư Thị Ngọc Anh, Bí thư Thành đoàn TP Cần Thơ

Video liên quan

Chủ Đề