Chính sách dân số của các nước đang phát triển

Gần 60 năm dân số đã được kiểm soát

Năm 1961 Chính phủ ta đã ban hành Quyết định số 216-CP vào ngày 26 tháng 12 về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân, cho thấy Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sớm quan tâm đến vấn đề dân số, đến yếu tố dân số trong phát triển.Cả giai đoạn tập trung nhiều nhất vào mục tiêu giảm sinh, tuy nhiên trong vài thập kỷ mức sinh vẫn giảm chậm và bắt đầu có kết quả mạnh từ sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII [NQTƯ 4] năm 1993 về Chính sách DS-KHHGĐ.

Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong công tác Dân số là Việt Nam trong gần 60 năm qua là đã khống chế thành công được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, đạt và duy trì mức sinh thay thế trong hơn một thập kỷ qua. Tốc độ tăng dân số nước ta đã giảm từ hơn 2% năm 1993 xuống 1,14% giai đoạn 2009-2019. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ 3,74 con năm 1992 xuống 2,33 con năm 1999 và 2,09 con năm 2006, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 [khóa VII] đề ra và được duy trì cho đến nay. Quy mô dân số nước ta ổn định, dân số tăng chậm, hạn chế việc tăng thêm gần 20 triệu người đó là nhờ công tác kế hoạch hóa gia đình.Rõ ràng từ sinh sản bản năng, tự nhiên, đến nay người Việt Nam đã làm chủ trong lĩnh vực này, tức là “sinh đẻ có kế hoạch”, chủ động và có trách nhiệm, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Đây là bước chuyển có tính cách mạng trong lĩnh vực sinh sản.Thành tựu nói trên tác động to lớn và tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia đình hạnh phúc.Chính vì vậy, ngay từ năm 1999 Liên Hợp Quốc đã tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam.Đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về thành công của Chương trình DS-KHHGĐ ở nước ta.

Ảnh minh họa

Những thành tựu gắn với công tác giảm sinh

Cơ cấu dân số nước ta thay đổi tích cực: Từ năm 2007 chúng ta bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với nhóm dân số trong độ tuổi lao động lớn, tạo đà cho sự cất cánh bay lên của đất nước, giai đoạn dân số vàng sẽ kéo dài trong khoảng 30 đến 40 năm nếu chúng ta không tận dụng tốt sẽ rất lãng phí nguồn dân số trẻ trong giai đoạn này để phát triển kinh tế, xã hội.

 Chất lượng dân số từng bước được cải thiện: Chỉ số HDI tăng liên tục đạt mức trung bình cao, dân trí, chất lượng nhân lực cải thiện, chiều cao, thể lực con người tăng, có khoảng 54,4% bà mẹ mang thai và 38,5% trẻ sơ sinh được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị bệnh tật bẩm sinh, Tuổi thọ tăng 65,5 à 73,5 tuổi, nhu cầu về dịch vụ KHHGĐ của người dân cơ bản được đáp ứng, nhóm dân số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, được tạo điều kiện tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình, mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ ngày càng được củng cố và phát triển, năng lực hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình, Xã hội hóa cung ứng PTTT và dịch vụ KHHGĐ từng bước được đẩy mạnh.

Dân số đã có sự phân bố lại hợp lý hơn trên phạm vi cả nước, Đồng bằng sông Hồng  mật độ dân số đã giảm dần, Tây nguyên & Đông Nam Bộ mật độ dân số tăng khoảng 2 lần, cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền Hải đảo, người Việt Nam ra nước ngoài  và người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

Cùng lúc đối mặt với nhiều vấn đề

Thành công của giảm sinh vừa là thành tựu đồng thời cũng là thách thức đối với công tác dân số trong tình hình mới.

Mức sinh không đồng đều giữa các vùng: Khu vực khó khăn mức sinh cao,
có nơi rất cao tập trung chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, miền núi và trung du, các tỉnh Tây nguyên: 33 tỉnh mức sinh 2,2 con,M.núi và TD phía Bắc và Tây Nguyên mức sinh 2,43 conHà Tĩnh  2,83 con; Đô thị, vùng kinh tế - xã hội phát triển mức sinh đã xuống thấp, có nơi rất thấp tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: 21 tỉnh mức sinh 2,0 con, vùng Đông Nam bộ 1,56 con; Đ.b SCửu long 1,80 con, thành phố Hồ Chi Minh 1,39 con.

Hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh thừa nam thiếu nữ xuất hiện ở nước ta vào năm 2006 với tỷ số là 109/100 và năm 2019 là 111,5/100 vẫn đang ở mức cao, ngày càng lan rộng, cả thành thị và nông thôn.Theo dự báo năm 2050 Việt Nam sẽ dư khoảng 4,3 triệu nam giới, điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường có thể thấy trước đó là nạn nhập khẩu cô dâu, nhiều nam giới không có khả năng và điều kiện lấy vợ, cấu trúc gia đình bị phá vỡ, nạn mại dâm, nạn buôn bán phụ nữ,...

Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa năm 2011 và giai đoạn dân số già sau 2035, đặc biệt là giai đoạn dân số siêu già khoảng 2045-2050. Thời gian dịch chuyển sang giai đoạn dân số già của Việt Nam có thể sẽ sớm hơn 6 năm so với các nước trên thế giới. Trong khi đó chúng tachưachủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách phát huy các thời kỳ: Dân số trẻ - Dân số vàng - Già hóa dân số – Dân số già.

Mặc dù phân bố dân cư trên phạm vi cả nước đã có sự hợp lý hơn, tuy nhiênnăm 2019, nước ta có 96,2 triệu người, là nước đông dân thứ 15 trên thế giới, mật độ dân số nước ta lên tới 290 người/km [Thế giới khoảng 60 người/km2]. Nếu so sánh đồng thời cả quy mô và mật độ dân số thì Việt Nam chỉ đứng sau các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và Bangladesh.Như vậy, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn và mật độ dân số rất cao. Hơn nữa, tỷ lệ dân đô thị của nước ta còn rất thấp [34,5%] và phân bố dân số rất không đồng đều. Đồng bằng sông Hồng chiếm 6% diện tích đất đai lại là nơi cư trú của 23,4% dân số cả nước [hơn 22,5 triệu người]. Trong khi đó, Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm hơn 45% diện tích đất nước nhưng số dân chỉ chiếm 19,1 % dân số cả nước. Chênh lệch mật độ càng cao khi xét ở cấp tỉnh/thành phố và cấp huyện/quận. Hiện có 8 tỉnh mật độ lên tới trên 1.000 người/km2, riêng Thành phố Hồ Chí Minh trên 4.000 người/km2 nhưng cũng có 9 tỉnh mật độ dưới 100 người/km2. Nhiều quận của  Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mật độ lên đến trên 40.000 người/km2. Đặc biệt, số liệu lịch sử cho thấy chênh lệch mật độ giữa các vùng, các tỉnh/thành phố và quận/huyện ngày càng lớn.

Định hướng mới chương trình dân số Việt Nam

Nghị quyết Số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Công tác dân số trong tình hình mới” [Nghị quyết 21] của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII xác định “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển”. Để thực thi điều đó Nghị quyết Số 137-NQ/CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ Nghị quyết ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Số 21-NQ/CP và Chiến lược Dân số đến năm 2030, Chương trình truyền thông dân số và Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 đã thực sự đưa chính sách dân số sang một bước phát triển mới, nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số, phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển nhanh và bền vững đất nước.Chính sách dân số của Việt Nam luôn mang tính nhân văn, quan tâm đến quyền, lợi ích của mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội và cũng luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn.

Thanh Thủy

Ngày nay vấn đề dân số vẫn là vấn đề quan trọng của một quốc gia. Dường như không có quốc gia nào trên thế giới không có vấn đề về dân số. Vì vậy, các quốc gia đều đưa ra các chính sách về dân số. Vậy chính sách dân số có nghĩa như thế nào? Theo Bách khoa toàn thư về dân số năm 2003, “Chính sách dân số có thể được định nghĩa là sự sắp xếp về mặt thể chế/hoặc việc xây dựng các chương trình cụ thể thông qua đó nhà nước tác động trực tiếp hay gián tiếp tới quá trình thay đổi về mặt nhân khẩu học” của dân số nước mình.Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau, vấn đề dân số gặp phải cũng khác nhau, do vậy chính sách dân số cũng khác nhau.

Quá trình chuyển tiếp xã hội và nhân khẩu học

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy loài người có sự phát triển liên tục theo hướng ngày càng hiện đại. Từ chỗ chỉ đi hái lượm săn bắt chuyển sang trồng trọt và chăn nuôi. Từ chỗ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, rồi ngày nay là “kỹ thuật” số. Quá trình thay đổi về phương thức “canh tác” làm cho tư duy của con người cũng thay đổi theo, từ đó giá trị đạo đức xã hội cũng thay đổi theo. Song, một quan niệm không hề thay đổi từ trước đến nay là “lao động là một giá trị đạo đức”. Nhưng về mặt xã hội nhiều quan niệm đã thay đổi theo sự thay đổi của các phương thức sản xuất. Nhà nhân khẩu học Caldwell đã tổng kết sự thay đổi này trong thuyết về nhân khẩu học. Ông cho rằng ở xã hội truyền thống, của cải từ con cái chảy sang bố mẹ, còn ở xã hội hiện đại của cải từ bố mẹ chảy sang con cái.  Lý do để đưa ra nhận xét này là ở xã hội truyền thống, nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo nên nhà càng đông người càng có thu nhập cao. Trẻ trên 10 tuổi đã có thể ra đồng phụ giúp bố mẹ. Trẻ 10 tuổi đã có thể trông em, làm việc vặt trong nhà. Vì vậy các gia đình sẽ sinh đẻ nhiều. Ở xã hội hiện đại việc nuôi dạy con cái từ lúc nó được sinh ra đến lúc nó tự kiếm được cơm ăn việc làm rất tốn kém, vì phải cho chúng ăn uống đầy đủ, học ở các trường tốt để sau này còn kiếm được việc làm và việc làm phải có thu nhập cao... Với các lý do đó các gia đình tự hạn chế việc sinh đẻ. Ở xã hội truyền thống, bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có thể lên tới 5-6 trẻ. Ở xã hội hiện đại chỉ tiêu này chỉ là từ hai đến 3 trẻ.

Trên giác độ nhân khẩu học, quá trình phát triển của dân số các nước trên thế giới được thể hiện qua mô hình quá độ nhân khẩu học/dân số [Demographic Transition Model]. Ở mô hình này, quá trình nhân khẩu học trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất được đặc trưng bởi tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ chết cũng cao. Giai đoạn quá độ này tương ứng với thời kỳ sản xuất nông nghiệp, thời gian mà sự phát triển của khoa học kỹ thuật còn yếu kém, con người chưa có khả năng khống chế sinh đẻ và cũng chưa có khả năng khống chế cái chết đặc biệt là chết của trẻ sơ sinh và trẻ em. Ở giai đoạn này, tốc độ tăng dân số ở mức thấp. Giai đoạn thứ hai được đặc trưng bởi tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ chết bắt đầu giảm và giảm mạnh. Giai đoạn quá độ này tương ứng với thời kỳ sản xuất công nghiệp đã phát triển và đã có sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực y tế: con người đã khống chế được một phần bệnh tật. Tuy nhiên, khả năng khống chế sinh đẻ vẫn còn bị hạn chế. Vì vậy, tốc độ tăng dân số tự nhiên bắt đầu tăng và tăng cao. Giai đoạn thứ ba, thành tựu về y tế và xã hội đã đạt mức bão hòa vì vậy tỷ lệ chết đã giảm tới ngưỡng và tỷ lệ sinh cũng bắt đầu giảm nhờ ra đời các biện pháp tránh thai cho con người. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tỷ lệ sinh không cao bằng tốc độ gim của tỷ lệ chết nên tốc độ tăng dân số vẫn tiếp tục tăng. Ở giai đoạn thứ tư tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết ở mức độ thấp và được duy trì theo thời gian. Lúc này tốc độ tăng dân số cũng chững lại, song duy trì ở mức độ cao.

          Nguồn: //en.wikipedia.org/wiki/Demographic_transition

Đối với từng thời kỳ quá độ của dân số chính phủ các nước luôn muốn đưa ra các giải pháp để điều khiển quá trình phát triển của dân số. Tức là đưa ra các chính sách khác nhau nhằm khống chế các mặt không mong muốn của sự phát triển dân số. Ở giai đoạn đầu, người ta đưa ra các chương trình nhằm giảm tỷ lệ chết của dân số, đặc biệt là tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và trẻ em. Ở giai đoạn thứ hai, các chính sách nhằm giảm tỷ lệ chết vẫn được tiếp tục duy trì, song các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sinh của dân số cũng được đưa ra. Các biện pháp tránh thai khác nhau như đặt vòng tránh thai, triệt sản, uống thuốc tránh thai, thậm chí là phương pháp nạo phá thai… được áp dụng trong thời kỳ này. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết trong thời kỳ này song hành giảm. Chính sách kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được duy trì trong giai đoạn thứ ba nên trong giai đoạn này tỷ lệ sinh giảm mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ chết cũng đã giảm tới ngưỡng và tốc độ tăng dân số đạt mức độ cao. 

Giống như các hiện tượng vật lý, các hiện tượng dân số cũng có sức ỳ và đặc biệt là quán tính. Các chương trình kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được người dân tự nguyện thực hiện theo đúng tinh thần của thuyết Caldwell. Lý do có thể giải thích như Caldwell đã đề cập là nuôi dạy một đứa trẻ trong thời kỳ hiện đại “tốn kém” rất nhiều, vì vậy các cặp vợ chồng sợ sinh con. Hơn thế nữa, trong thời đại mới quan niệm của con người cũng dần thay đổi nhiều theo hướng hưởng thụ hơn là sinh con đẻ cái. Ngay từ những năm cuối của năm 1960 ở thế kỷ trước khi một nữ bác sỹ người Ba Lan được hỏi tại sao người Ba Lan sinh ít con, bà nói rằng “Bây giờ người ta không có con có thể chịu đựng được, còn không có ô tô, không được vui chơi giải trí người ta không chịu đựng được”. Ở thời kỳ thứ tư, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết đều thấp, vì vậy tốc độ tăng dân số tự nhiên cũng thấp. Các nước rơi vào giai đoạn này đều có các chính sách khuyến sinh. Như trường hợp của Ba Lan, ngay từ những năm 1960 của thế kỷ trước, nước này đã đề ra chính sách đóng thuế độc thân: Đến một độ tuổi nhất định mà không lập gia đình thì phải đóng thuế độc thân.

Về hướng chính sách dân số của Việt Nam

Không ngoài quy luật của quá độ nhân khẩu học, Việt Nam cũng trải qua các thời kỳ như mô hình quá độ nhân khẩu học đưa ra. Năm 1979, tổng điều tra dân số trên phạm vi toàn quốc được tiến hành. Dựa trên kết quả của cuộc điều tra này, lần đầu tiên tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết của Việt Nam được ước lượng. Tỷ lệ sinh vào giai đoạn 1969-1970 của Việt Nam là 37,4%o và tỷ lệ chết ở mức 14,4%o. Như vậy, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 13%o. Kết quả ước lượng này cho thấy vào lúc đó Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá độ nhân khẩu học. Ứng với giai đoạn đầu của quá trình dân số, chính phủ các nước thường đưa ra hai chính sách/chương trình dân số. Thứ nhất, giảm tỷ lệ chết, đặc biệt là tỷ lệ chết của trẻ em, chú trọng tới giảm tỷ lệ trẻ em chết yểu. Thứ hai, giảm tỷ lệ sinh. Thực chất, giảm tỷ lệ trẻ em chết yểu cũng là một yếu tố giảm sinh. Lý do là ý thức đẻ đề phòng của người dân cũng giảm đi [đẻ nhiều để đề phòng đứa này bị chết thì có đứa khác thay thế]. Trên phạm vi của miền Bắc, ngay đầu những năm 1960, Chính phủ đã thấy được các vấn đề về dân số nên đã triển khai chương trình kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, do chiến tranh vẫn còn đang xảy ra, nên quyết tâm về kế hoạch hóa dân số chưa cao. Từ năm 1982, kế hoạch hóa gia đình thực sự được quan tâm. Ủy Ban Dân Số Quốc Gia được thành lập và do các nhà lãnh đạo cao cấp của Nhà Nước đứng đầu. Chính sách “Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con” được thực hiện. Mọi biện pháp giảm sinh đều được thực hiện: bao cao su, đặt vòng tránh thai, triệt sản, nạo phá thai...Hỗ trợ cho các biện pháp này là các chương trình y tế nhằm vào việc giảm mức độ chết nói chung và tỷ lệ chết của trẻ em, đặc biệt là giảm mức độ chết của trẻ sơ sinh [dưới 1 tuổi] nói riêng. Đơn cử, các chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em: chăm sóc thai sản, tiêm chủng mở rộng…được triển khai và thực hiện mạnh mẽ. Như vậy, ứng với giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ nhân khẩu học, chính sách dân số của Việt Nam là thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình và cải thiện môi trường y tế nhằm hạn chế tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết của dân số.

Kết quả của các chương trình kế hoạch hóa dân số và chăm sóc bà mẹ và trẻ em là tỷ lệ sinh và chết của Việt Nam đều giảm và gim ngày càng mạnh. Tỷ lệ sinh thô giảm từ mức 45%o vào cuối thập kỷ 1950 giảm xuống mức 37,6%o vào cuối những năm 1980 rồi xuống mức 32%o vào cuối những năm 1990 [30%o vào năm 1989], 19,9%o vào năm 1999 và 17,6%o vào năm 2009. Tỷ lệ chết, đặc biệt là tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi [IMR], giảm rất nhanh: từ 42,3%o vào năm 1989 giảm xuống mức 36,7%o vào năm 1999 và giảm tiếp xuống mức 16,0%o vào năm 2009. Tuổi thọ trung bình lúc sinh [tuổi trung bình một đứa trẻ khi mới được sinh ra sẽ sống được bao nhiêu năm] của Việt Nam tăng rất nhanh. Theo Tổng điều tra dân số 1979, tuổi thọ trung bình lúc sinh của Việt Nam là 56 tuổi đối với nữ giới và 54 tuổi đối với nam giới. Các chỉ tiêu tương ứng của Tổng điều tra dân số 1989 là 67,5 và 63 tuổi; Tổng điều tra dân số 1999 là 71,8 và  66,6 tuổi [tuổi thọ chung là;  69,1 tuổi]; Tổng điều tra dân số 2009 là 75,6 và 70,2 tuổi [tuổi thọ chung là 72,8 tuổi]. Như vậy, tuổi thọ trung bình lúc sinh của Việt Nam đã gần tương đương nhiều nước phát triển.

Đề xuất chính sách dân số của Việt Nam trong thời gian tới

Các số liệu trên cho thấy, hiện nay dân số Việt Nam đã bước sang giai đoạn thứ ba và thứ tư của mô hình quá độ dân số. Tỷ lệ sinh đã đạt mức sinh thay thế, một mức sinh mà theo các nhà dân số học nếu nó được duy trì lâu dài dân số sẽ dần trở thành dân số ổn định, có cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi không thay đổi, tức là có thể nói dưới góc độ nhân khẩu học đạt trạng thái tối ưu. Trên bình diện xã hội, Việt Nam cũng đang chuyển mạnh từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Với đặc điểm nhân khẩu học và xã hội như vậy, cần có một chính sách dân số tương thích. Tuy nhiên, dù triển khai bất kỳ một chính sách/chương trình dân số nào đều nên song song hướng tới hai mục tiêu: 1] Đạt được một dân số tối ưu và 2] Có một dân số có chất lượng

Đạt được một dân số tối ưu có nghĩa là: có quy mô dân số, trong điều kiện tổ chức xã hội cụ thể, cho phép khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn quốc gia để tạo ra khối lượng hàng hóa tiêu dùng bình quân một đầu người cao nhất.  Để đạt được một dân số tối ưu như vậy, phải có chính sách dân số, kinh tế và xã hội uyển chuyển theo thời gian.

Để có một dân số có chất lượng, trong giai đoạn trước mắt và lâu dài Việt Nam cần đề ra chính sách hướng vào chất lượng dân số. Do dân số là tập hợp của các cá nhân, nên chiến lược đề ra làm sao để các cá nhân trong cộng đồng là các cá nhân có chất lượng. Một cá nhân trong cộng đồng được coi là “Có chất lượng” khi đạt được các tiêu chuẩn sau:

a. Về mặt thể chất: Có thể hình cao lớn; Có thể lực tốt; không thường xuyên bị ốm đau bệnh tật; không khiếm khuyết về mặt sinh học.

b. Về tinh thần và trí tuệ: Có cuộc sống tinh thần vui vẻ; có học vấn cao; có khả năng sáng tạo; có tinh thần thương yêu đồng loại.

Các cá nhân trong cộng đồng có chất lượng chưa thể tạo ra một dân số có chất lượng. Để có một dân số có chất lượng ngoài việc dân số phải được tập hợp từ các cá nhân có chất lượng, còn phải đạt được các yêu cầu sau: Nó phải tồn tại lâu dài; phải đảm bảo tạo đủ nguồn lực để duy trì mức sống cao cho cộng đồng; các công dân trong cộng đồng phải có sự gắn kết.

Một dân số không thể được coi là có chất lượng nếu nó gồm toàn những người ốm yếu. Hơn thế nữa ngay cả khi các cá nhân trong cộng đồng có thân hình có vẻ to khỏe nhưng thể lực lại yếu thì cũng không thể coi là có chất lượng. Mặt khác, một dân số bao gồm toàn những người khỏe mạnh, nhưng tỷ lệ sinh lại quá thấp, không đủ khả năng duy trì dân số/dân tộc đó thì cũng không thể coi là có chất lượng được vì sự sinh tồn là nhu cầu khách quan của mọi sinh vật. Trên giác độ này cũng không thể coi các quốc gia có tỷ lệ sinh dưới mức sinh thay thế là các dân số có chất lượng cao. Vì khi tình trạng này kéo dài, dân số đó sẽ biến mất. Với một dân số bao gồm những con người khỏe mạnh, các hộ gia đình có thu nhập cao, mức sinh luôn được duy trì ở mức sinh thay thế, song các cá nhân trong cộng đồng không có sự gắn kết tốt cũng không thể được coi là dân số có chất lượng cao. Với một dân số như vậy khi có sự cố mang tính chất cộng đồng [chiến tranh, thiên tai…] không thể hợp lực cùng nhau giải quyết các sự cố đó.

Trên cơ sở phân tích trên, trước mắt cũng như lâu dài Việt Nam nên theo đuổi chính sách nâng cao chất lượng dân số. Để thực hiện được chính sách này cần phải thực hiện một cách uyển chuyển các chương trình mục tiêu sau:

Tiếp tục thực hiện chương trình SKSS/kế hoạch hóa gia đình nhằm mục đích duy trì tỷ lệ sinh ở mức độ sinh thay thế, đồng thời cải thiện đời sống cho các vùng kinh tế xã hội có mức độ sinh cao. Khẩu hiệu nên đưa ra là “Mỗi cặp vợ chồng nên chỉ có từ 3 con trở xuống”. Lý do đưa ra khẩu hiệu này nhằm tránh tác động xấu của quá trình hiện đại hóa tới hành vi sinh đẻ của con người như thuyết của Caldwel đưa ra. Hiện nay nhiều nước trên thế giới [Đức, Nhật, Ba Lan, Thụy Điển…] đã rơi vào tình trạng nhiều cặp vợ chồng không muốn sinh con và nhà nước đã phải áp dụng chính sách khuyến sinh [từ ngày 1-1-2007, nước Đức áp dụng chính sách trẻ em sinh ra được nhà nước cấp dưỡng; Thụy Điển áp dụng chính sách đàn ông được quyền nghỉ để trông nom con cái…].

Thực hiện các chương trình/phong trào nâng cao thể lực cũng như trí lực cho người dân nói chung và cho các thế hệ trẻ nói riêng như chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh; chương trình sữa học đường; chính sách quản lý giá sữa nhằm tránh tư thương lũng đoạn giá sữa; phong trào nuôi  con bằng sữa mẹ; phong trào toàn dân tập thể dục,…

Thực hiện các chương trình nhằm thúc đẩy sự đoàn kết toàn dân; duy trì các chuyên mục trên TV “Việc tử tế”, “Là lành đùm lá rách”…Khuyến khích thành lập các hội gắn kết con người với con người như Hội ái hữu, Hội đồng niên…

Duy trì tỷ lệ trẻ em đi học ở mức cao; nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường; khuyến khích các dòng họ thành lập các quỹ khuyến học,…

Chính sách dân số chung nhằm vào các mục tiêu nêu trên, song việc áp dụng nên có sự uyển chuyển. Cụ thể, ở những vùng có tỷ lệ sinh cao, mức sống của dân cư thấp vẫn cần áp dụng chính sách kế hoạch hóa gia đình, song song với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đối với những vùng có tỷ lệ sinh thấp, kế hoạch hóa gia đình không cần được ưu tiên, song chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cần được ưu tiên. Các chương trình nhằm thúc đẩy sự đoàn kết toàn dân, nâng cao chất lượng giáo dục… cần được thực hiện chung trên phạm vi toàn quốc.

Tài liệu tham khảo

  1. Ban Chỉ Đạo Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989; Phân tích kết quả điều tra mẫu; NXB TK, 1991.
  2. Tổng Cục Thống kê; Tổng điều tra dân số và nhà ở việt nam năm 2009 mức sinh và mức chết ở việt nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt; NXB TK 2011.
  3. Tổng Cục Dân số- KHHGĐ [2007]: Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề Tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng dân số của Việt Nam.
  4. www.Un.org/esa/Population/Techcoop/...Stablepop/Chapter1.pdf.

Video liên quan

Chủ Đề