Uống thuốc say xe có tiêm vaccine được không

          Thực hiện kế hoạch số 123 ngày 04/8/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang về triển khai công tác an toàn chiến dịch tiêm chủng covid-19 trên địa bàn tỉnh. Huyện Lâm Bình đã thực hiện tiêm cho các đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao và nhân dân trên địa bàn huyện. Trước khi tiêm, các bác sỹ đã tiến hành khám sàng lọc kỹ càng và tư vấn các phản ứng có thể sảy ra khi tiêm và sau tiêm. Tuy nhiên sau khi tiêm, mỗi người có phản ứng khác nhau, vì vậy để những người được tiêm yên tâm về tình hình sức khỏe sau tiêm, bác sỹ đưa ra những lưu ý sức khỏe nếu gặp phải sau khi tiêm vacxin covid-19 như sau:

          Nếu có phản ứng sốt, khi sốt khoảng 38-39°C, cơ thể dễ mất nước, việc bổ sung nước là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước nên uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc, đồng thời bổ sung các loại nước uống như nước hoa quả, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối… Tăng cường nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

          Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, chú ý các món ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, protein [chất đạm], kẽm... Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

          Mặc trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh thức khuya và làm việc nặng cũng là cách giúp cơ thể nghỉ ngơi. Những giấc ngủ sâu, dài 7-8 tiếng về đêm sẽ giúp cơ thể mau hồi phục, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhớ nằm ở nơi thoáng mát, tránh nằm ở nơi gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.

          Nếu thân nhiệt từ 38,5°C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, giảm bớt tình trạng mất nước, mất điện giải, không ảnh hưởng đến quá trình sinh miễn dịch, không làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.

          Lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định của cán bộ y tế về liều lượng, khoảng cách giữa các liều.

          Nếu gặp diễn biến nặng lên gồm sốt cao trên 39°C, sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp... sau khi tiêm, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 được xem là một trong những giải pháp cơ bản để phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19. Tại nước ta việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đã và đang được triển khai trên nhiều địa phương với nhiều loại vaccine được đưa vào sử dụng.

Sau quá trình tiêm chủng, thường sẽ xuất hiện một số phản ứng từ nhẹ đến nặng. Điều này thường khiến không ít người dân băn khoăn. Một số phản ứng thường gặp như: Sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau ở vết tiêm… Để làm giảm các phản ứng thường gặp kể trên, người được tiêm thường sử dụng các loại thuốc khác nhau, có trường hợp là được khuyến cáo, tư vấn bởi các chuyên gia, nhưng cũng có nhiều trường hợp nghe theo các lời khuyên chưa được kiểm chứng và tiềm ẩn nhiều nguy hại.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những lưu ý dùng thuốc sau tiêm vaccine phòng COVID-19, Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ThS BS. Nguyễn Hiền Minh - Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM xung quanh vấn đề này.

Ths.BS Nguyễn Hiền Minh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân

Phóng viên: Thưa bác sĩ, nóng sốt, đau chỗ tiêm, nhức mỏi cơ toàn thân… là phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Nhiều người đã mua các loại thuốc giảm đau, hạ sốt trên thị trường từ nhiều thương hiệu, dạng bào chế, hàm lượng khác nhau để sử dụng. Xin bác sĩ chia sẻ về việc này?

ThS BS. Nguyễn Hiền Minh: Sau tiêm vaccine COVID-19, người được tiêm chủng có thể có những triệu chứng thường gặp như: Sốt trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Cụ thể, có thể dùng acetaminophen 500mg x 3 lần [uống] /ngày hay còn được biết đến với tên gọi thông thường là paracetamol với nhiều tên thương mại khác nhau và nhiều dạng bào chế từ viên nén, viên sủi, thuốc bột.

Phần lớn việc sử dụng acetaminophen để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường như trên sau tiêm vaccine COVID-19 là an toàn với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai; người có suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

Trường hợp người được tiêm chủng không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2-3 ngày dùng thuốc acetaminophen hoặc những người từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase [G6PD], có thể thay thế acetaminophen bằng ibuprofen.

Tuy nhiên, không nên sử dụng ibuprofen sau tiêm vaccine COVID-19 ở những người được tiêm chủng là phụ nữ đang mang thai; người đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được tư vấn của bác sĩ khi uống ibuprofen.

Trong một số trường hợp có thể sử dụng Ibuprofen để thay thế paracetamol

Phóng viên: Ngoài các thuốc chứa hoạt chất acetaminophen hay iuprofen được dùng trong trường hợp nóng sốt, đau đầu, đau chỗ tiêm… kể trên thì đâu là những loại thuốc người dân có thể sử dụng cho một số phản ứng thường gặp khác sau tiêm vaccine thưa bác sĩ?

ThS BS. Nguyễn Hiền Minh: Một số người có triệu chứng dị ứng ở da như: Ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vaccine COVID-19, sau khi loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc uống nhóm kháng histamin. Người được tiêm chủng cần tiếp tục tự theo dõi sức khỏe để báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng trở nặng khác kèm theo.

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn sau tiêm vaccine, bạn có thể uống bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải uống 1 viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc sau ăn trưa.

Phóng viên: Xin bác sĩ chia sẻ thêm một số lưu ý đối với việc dùng thuốc của người dân sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19?

ThS BS. Nguyễn Hiền Minh: Sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19 có thể gặp phải những phải ứng thông thường sau tiêm như sưng đau tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.

Đối với người được tiêm chủng vaccine COVID-19 đang dùng toa thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính, không được tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng người bệnh.

Không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vaccine COVID-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vaccine. Đồng thời, các Uỷ ban về tiêm chủng trên thế giới và WHO cũng đang xem xét về việc khuyến cáo những nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch có thể tiêm thêm mũi thứ 3 của vaccine COVID-19 để tăng cường hiệu lực bảo vệ.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp bảo vệ chủ động.

Đối với lịch tiêm của một số loại vaccine khác, nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa vaccine COVID-19 và các vaccine cần thiết khác. Vì hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc phối hợp vaccine COVID-19 và các vaccine khác, do vậy Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo: Nếu không thể thay đổi lịch tiêm thì nên tiêm vaccine ở một vị trí khác vị trí đã tiêm vaccine COVID-19 [cánh tay khác hoặc đùi].

Mời độc giả xem thêm video:

Tiêm chủng an toàn ở TP.HCM


Giữa tình hình đại dịch Covid-19 đang hoành hành, rất nhiều nội dung liên quan được đăng tải nhằm cập nhật thông tin cho mọi người nắm bắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi về vấn đề tiêm vắc xin, chẳng hạn như “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đến những thông tin nhằm giúp giải đáp thắc mắc trên.

1. Tại sao vắc xin Covid-19 lại có thể phòng được bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra?

Đầu tiên chúng ta nói đến hệ miễn dịch của cơ thể trước, khi một người bị nhiễm bệnh, virus SARS-CoV-2 sẽ đi vào bên trong của cơ thể, sinh sôi và ảnh hưởng đến các cơ quan. Nhờ vào hệ thống miễn dịch, cơ thể sử dụng một vài công cụ để chống lại tác nhân lây nhiễm này:

  • Đại thực bào: có nhiệm vụ bắt nuốt [vi khuẩn, virus,…], tiêu hóa các mầm bệnh và để lại một phần của tác nhân gây bệnh được gọi là kháng nguyên. Sau đó đại thực bào sẽ trình diện kháng nguyên này cho các tế bào lympho T hoặc B.

  • Tế bào tua gai: lúc đầu các tế bào tua gai chỉ có nhiệm vụ thực bào nhưng sau đó chúng cũng có thể tham gia vào chức năng trình diện kháng nguyên.

  • Tế bào lympho B: ban đầu chúng ngủ yên trong các mô bạch huyết, sau khi được đại thực bào hay tế bào tua gai giới thiệu kháng nguyên. Các Tế bào lympho B được hoạt hóa và bắt đầu quá trình phân chia và sản xuất kháng thể để tấn công và giết chết tác nhân gây bệnh.

  • Tế bào lympho T: không giống như Tế bào B, các tế bào trình diện kháng nguyên cho tế bào T qua MHC [phức hợp hòa hợp mô chính] thì tế bào lympho T mới hoạt hóa và giết chết mầm bệnh.

Sau quá trình chiến đấu thì cả tế bào lympho T và B sẽ chết, để lại một vài tế bào và chúng được gọi là “tế bào nhớ”. Nếu có yếu tố gây bệnh tương tự xâm nhập vào cơ thể, ngay lập tức các tế bào này sẽ nhận diện ra yếu tố gây bệnh và bắt đầu quá trình nhân lên tế bào và tiêu diệt mầm bệnh nhanh hơn lúc ban đầu. Và vẫn còn nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình này. Vì thế, đây chỉ là ví dụ minh họa để mọi người hiểu vắc xin Covid-19 khi tiêm vào thì hệ miễn dịch của cơ thể có cách thức hoạt động cơ bản tương tự như trên.

Hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể

2. Vắc xin Covid-19 được sản xuất như thế nào?

Hiện vắc xin Covid-19 được nghiên cứu sản xuất dựa trên 3 nền tảng sau:

Vắc xin bất hoạt [giảm độc lực]:

Công nghệ này dùng những con virus đã bất hoạt hoặc giảm độc lực bằng hóa chất để sản xuất vắc xin. Khi tiêm loại vắc xin này vào cơ thể, lượng kháng nguyên không có khả năng nhân lên, nên nó chỉ có thể tạo ra kháng thể dịch thể chứ không thể sinh ra kháng thể nội tế bào. Đây là cách sản xuất ra vắc xin truyền thống và không mang lại hiệu quả cao.

Về mặt huấn luyện, nó dùng chính virus đó nên hình thái sẽ chính xác hơn, cơ thể cũng sẽ có quá trình tập luyện bất hoạt chính xác hơn so với vắc xin vecto hoặc vắc xin protein tái tổ hợp.

Vắc xin mRNA [ARN thông tin]:

Dùng nhân của virus ARN để sản xuất ra vắc xin. Sau khi đi vào trong tế bào, một ribosome sẽ đọc mã mARN và dịch mã tạo thành “protein gai” của virus SARS-CoV-2. Các protein gai này sau khi được sinh ra sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch và ra các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Vắc xin véc tơ hoặc tái tổ hợp:

Sử dụng protein gai của virus SARS-CoV-2 gắn lên thân của virus cúm Adeno. Virus Adeno có hoạt lực yếu hơn SARS-CoV-2 nên không gây nguy hiểm. Nhưng khi được gắn gai của virus SARS-CoV-2 thì hình thái bên ngoài lại giống với virus gây ra Covid-19 nên chúng được sử dụng để cơ thể làm quen và tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm là không thể gắn đầy đủ hay chính xác số protein gai lên virus Adeno, mà chỉ có thể gắn ở một số gai nhất định và cũng chỉ giống virus SARS-CoV-2 ở một mức độ nào đó. Vì thế sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ trong việc tập luyện giúp cơ thể nhận diện và vô hiệu hóa virus.

Hình dạng của virus Adeno khi chưa gắn gai của SARS-CoV-2

3. Sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không?

Hiện nay, Bộ Y Tế đã đưa ra những khuyến cáo và chỉ dẫn cụ thể những điều nên làm và không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để mọi người biết và thực hiện theo. Tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không vẫn là câu hỏi được nhiều người đề cập đến.

Trong chỉ định của tiêm vắc xin Covid-19 chưa có đề cập tới những ảnh hưởng liên quan làm giảm khả năng sinh miễn dịch của cơ thể, hay gây bất cứ những rủi ro nào sau khi tiêm. Vì vậy, mọi người có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó hoặc vẫn tiếp tục dùng kháng sinh nếu đang trong quá trình điều trị, nhưng phải tuân theo những chỉ định và hướng dẫn được kê trong đơn của bác sĩ.

Khi đi tiêm vắc xin điều bắt buộc là phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, toàn bộ tiền sử bệnh, loại thuốc đã và đang dùng để nhân viên y tế hoặc cán bộ y tế biết và đưa ra những tư vấn phù hợp. Nếu đang mắc những bệnh mạn tính hoặc cấp tính mà đang diễn biến nặng thì hãy hoãn việc tiêm vắc xin Covid-19. Tập trung điều trị bệnh lý hiện tại đang mắc phải cho đến khi nào tình hình sức khỏe ổn định thì có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19.

Thực hiện tốt quy định 5K phòng chống dịch do Nhà nước đề ra

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ có thể đã giải đáp được một phần cho câu hỏi: “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Sau khi tiêm bạn hoàn toàn có thể uống thuốc kháng sinh nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Dù đã hoàn thành hết cả 2 mũi tiêm nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch mà Nhà nước đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề