Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 58

1. Viết lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ. Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Ước mơ trang 58 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt 4 tập 1 – Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Ước mơ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU – MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ

1. Viết lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ……

2. Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:

Bắt đầu bằng tiếng ước ………………………..

Bắt đầu bằng tiếng mơ …………………………

3. Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá. [Từ ngữ để chọn : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng.]

–  Đánh giá cao:

M: ước mơ cao đẹp         

–  Đánh giá không cao

M : ước mơ bình thường,

–  Đánh giá thấp:

M: ước mơ tầm thường,

4. Viết một ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ nói trên :

5. Nối thành ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B :

A

B

a] Cầu được ước thấy

1] Muốn những điều trái lẽ thường.

b] Ước sao được vậy

2] Không bằng lòng với công việc hoặc hoàn cảnh của mình mà mơ tưởng công việc khác, hoàn cành khác.

c] Ước của trái mùa

3] Gặp được, đạt được đúng điều mình mong muốn.

d] Đứng núi này trông núi nọ

Quảng cáo

4] Giống như “cầu được ước thấy”.

TRẢ LỜI:

1. Viết lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ : mơ tưởng, mong ước.

2. Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:

Bắt đầu bằng tiếng ước: ước muốn, ước mong, ước ao, ước vọng…

Bắt đầu bằng tiếng mơ : mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng…

3. Ghép thêm những từ cùng nghĩa vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá, [Từ ngữ để chọn : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng]

–  Đánh giá cao: 

M : ước mơ cao đẹp, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng…

–  Đánh giá không cao

M : ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ…

–  Đánh giá thấp

M : ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông, ước mơ dại dột…

4. Viết một ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên.

+ Ước mơ được đánh giá cao :

–  Ước mơ về một tương lai tươi sáng và rạng ngời hạnh phúc.

–  Ước mơ về một ngày mai lớn lên chinh phục được vũ trụ.

+ Ước mơ được đánh giá không cao :

–  Ước mơ muốn có được chiếc cặp mới.

5. Nối thành ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B:

a – 3; b – 4; c – 1; d – 2

II. Luyện tập

1. Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy :

-  Hoạt động ở nhà

M : quét nhà,.....

- Hoạt động ở trường

M : làm bài,

2. Gạch dưới động từ trong các đoạn văn sau :

a]  Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua : - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu : - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua : - Để làm gì ?

Yết Kiêu : - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

b] Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quà táo, quà táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !

3. Trò chơi Xem kịch câm:

Để hiểu yêu cầu của bài, em hãy xem tranh minh họa, viết đúng tên các hoạt động, trạng thái được các bạn học sinh thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.

Phương pháp giải:

1] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

2] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

3] Em quan sát tranh và phán đoán hành động của các bạn.

Trả lời:

1] Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới đây từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy :

- Hoạt động ở nhà

M : quét nhà, nấu cơm, vo gạo, lau nhà, rửa chén, đánh răng, rửa mặt, đọc truyện, tập thể dục,..

- Hoạt động ở trường:

M : làm bài, hoc bài, nghe giảng, đọc sách, chào cờ, trực nhật lớp, lau bảng, tưới cây,...

2] 

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua : - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu : - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua : - Để làm gì ?

Yết Kiêu : - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

b]  Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quà táo, quà táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !

3] 

- Tranh 1: Hành động cúi xuống

- Tranh 2: Hành động ngủ

Viết họ và tên 3 bạn Nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?

Họ và tên 3 bạn nữ là:

1. Hoàng Thu Thuỷ

2. Nguyễn Khánh Hoà

3. Lâm Nhật Vy

Họ và tên 3 bạn nam là:

1. Trịnh Thanh Tùng

2. Trần Chí Bách

3. Phạm Bảo Minh

Họ và tên của các bạn là danh từ riêng, vì đó là tên riêng của từng người nên chúng ta phải viết hoa.

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /.

Danh từ chung: núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước.

Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn/ Trác / Đại Huệ / Bác / Hồ.

Chọn 1 trong 2 bài tập: Điền vào chỗ trống l hoặc n,

Chọn 1 trong 2 bài tập

1. Điền vào chỗ trống l hoặc n :

....ăm gian nhà cỏ thấp ....e te

Ngõ tối đêm sâu đóm…ập ... oè

....ưng giậu phất phơ màu khói nhạt

...àn ao ....óng ..ánh bóng trăng ... oe.

2. Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông :

- ... nước, nhớ ng..........

- Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau m...................... nhớ cà dầm tương.

-  Đố ai lặn X................ vực sâu

Mà đo miệng cá... câu cho vừa.

-  Người thanh tiếng nói cũng thanh

Ch....... kêu khê đánh bên thành cũng kêu.

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống l hoặc n

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

2. Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông

- Uống nước, nhớ nguồn

- Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

- Đố ai lặn xuống vực sâu

Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

-  Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Chính tả - Tuần 9 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1

Video liên quan

Chủ Đề