Uống sữa nghệ lúc nào là tốt nhất năm 2024

Chuyên gia dinh dưỡng chức năng Mugdha Pradhan, Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập Trung tâm y tế iThrive [Ấn Độ], chia sẻ 10 điều tuyệt vời có thể xảy ra bên trong cơ thể khi bạn uống nước nghệ mật ong lúc bụng đói:

Nước nghệ mật ong cực kỳ tốt và thường được sử dụng trong điều trị và chăm sóc da nhờ đặc tính kháng khuẩn

SHUTTERSTOCK

Hỗ trợ tiêu hóa

Uống khi bụng đói, nước nghệ mật ong có thể giúp điều trị hiệu quả các vấn đề về tiêu hóa như loét và hội chứng ruột kích thích.

Nước nghệ còn chữa đầy bụng khó tiêu, kích thích sản xuất mật để tiêu hóa hiệu quả hơn.

Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim

Nghệ có tác dụng làm giảm mức cholesterol và cải thiện thành mạch máu. Nó cũng giúp điều hòa huyết áp và đông máu.

Hỗ trợ gan

Nước nghệ mật ong cũng tăng cường sức khỏe của gan bằng cách tạo ra các enzym quan trọng có khả năng giải độc máu đi đến gan, theo tờ Indian Express.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Nước nghệ xây dựng khả năng miễn dịch trong cơ thể và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Loại enzyme lipopolysacarit có trong nghệ có đặc tính chống vi khuẩn và chống virus mạnh mẽ. Nó cũng giúp giảm đau vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Chuyên gia Pradhan đề nghị uống 1 ly nước nghệ ấm mỗi ngày nếu đang bị nhiễm bệnh và để tăng khả năng miễn dịch sau khi bị bệnh, nên uống nước nghệ khi bụng đói trong vài ngày.

Uống một ly nước nghệ mật ong ấm khi bụng đói sẽ giúp giảm cảm lạnh và ho

SHUTTERSTOCK

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể làm giảm lượng đường trong máu và các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chất curcumin cũng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường, theo Healthline.

Giảm các triệu chứng viêm xoang

Uống một ly nước nghệ mật ong ấm khi bụng đói sẽ giúp giảm cảm lạnh và ho. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm đau đầu do viêm xoang.

Giúp giảm viêm

Uống nước nghệ vào buổi sáng cũng làm giảm đáng kể nguy cơ bị viêm nhiễm.

Thúc đẩy giảm cân

Để giúp cơ thể đốt cháy chất béo nhanh chóng, hãy thử uống một ly nước nghệ vào buổi sáng khi bụng đói.

Giữ cho tâm trí tươi trẻ và hạnh phúc

Nước nghệ cũng sẽ khá có lợi nếu bạn có vấn đề về hệ thần kinh hoặc buồn chán.

Giúp đẹp da

Nghệ có công dụng cải thiện sức khỏe làn da, làm trẻ hóa sâu các tế bào da và mang lại làn da sáng tự nhiên. Uống nước nghệ giúp làn da rạng rỡ và trông khỏe mạnh hơn, theo Indian Express.

Sữa nghệ hay còn có tên gọi khác là sữa vàng, là loại đồ uống có nguồn gốc từ Ấn độ và dần trở nên phổ biến, đặc biệt ở các nước châu Âu. Sữa nghệ có màu vàng tươi được làm từ sữa bò hoặc sữa thực vật pha trộn với bột nghệ và các loại gia vị khác như quế hoặc gừng. Sữa nghệ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.

1. Sữa nghệ có chứa các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể

Thành phần quan trọng trong sữa nghệ là bột nghệ. Từ lâu, bột nghệ là loại gia vị tạo màu phổ biến trong nền ẩm thực ở châu Á.

Curcumin là một hoạt chất có nhiều trong nghệ được sử dụng phổ biến ở nền y học Ayurveda trong nhiều thế kỉ trước. Curcumin có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể và chống lại các tổn thương tế bào do stress oxy hóa.

Các chất chống oxy hóa rất cần cho hoạt động của tế bào. Những nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và phòng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, hầu hết các công thức chế biến sữa nghệ đều chứa gừng và quế, cả hai thành phần này đều có đặc tính chống oxy hóa cao.

2. Sữa nghệ có thể giúp giảm đau và viêm khớp

Các thành phần trong sữa nghệ có đặc tính kháng viêm mạnh. Những quá trình viêm mãn tính đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các bệnh lý mãn tính như ung thư, hội chứng chuyển hóa, Alzheimer và tim mach. Vì vậy, chế độ ăn giàu các chất kháng viêm có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính này.

Nghiên cứu cho thấy gừng, quế và curcumin [những thành phần chính trong sữa nghệ] có đặc tính kháng viêm mạnh. Thậm chí, tác dụng chống viêm của curcumin tương đương với một số loại dược phẩm mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

Những tác dụng chống viêm này có thể làm giảm đau do viêm khớp hoặc do viêm khớp dạng thấp. Một nghiên cứu ở 45 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, cho thấy sử dụng 500 mg curcumin giúp giảm đau hiệu quả hơn so với sử dụng 50g thuốc kháng viêm thông thường. Tương tự, một nghiên cứu trong 6 tuần trên 247 đối tượng có viêm xương khớp, những người sử dụng tinh chất chiết xuất từ gừng có ít triệu chứng đau và giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau hơn so với những nhóm không sử dụng.

3. Sữa nghệ có thể cải thiện trí nhớ và chức năng của não bộ

Sữa nghệ là thực phẩm tốt cho não bộ, có khả năng cải thiện trí nhớ

Sữa nghệ là thực phẩm tốt cho não bộ. Các nghiên cứu cho thấy curcumin có thể làm tăng BDNF [Brain-derived neurotrophic factor] là một yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não. Hoạt chất này giúp não bộ hình thành những kết nối mới và thúc đẩy phát triển các tế bào não. Nồng độ BDNF thấp có thể liên quan đến những rối loạn ở não bộ như bệnh Alzheimer.

Các thành phần khác có trong sữa nghệ cũng có nhiều lợi ích cho hệ thần kinh. Một trong những đặc điểm nổi bật của bệnh Alzheimer là sự tích lũy một loại protein trong não có tên là protein Tau. Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy các hợp chất từ cây quế có thể giúp làm giảm sự tích tụ loại protein này. Ngoài ta, quế còn làm giảm triệu chứng của Parkinson và cải thiện chức năng của não bộ.

Gừng có trong sữa nghệ có thể tăng cường chức năng hệ thần kinh bằng cách cải thiện thời gian phản ứng của não bộ và trí nhớ. Các nghiên cứu trên động vật, gừng có tác dụng chống lại hiện tượng mất các tế bào não do lão hóa.

4. Curcumin có trong nghệ có thể giúp cải thiện trạng thái cảm xúc

Hoạt chất curcumin có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu trong vòng 6 tuần ở 60 bệnh nhân bị trầm cảm, sử dụng ngẫu nhiên curcumin, thuốc chống trầm cảm hoặc kết hợp cả hai. Những người sử dụng curcumin có cải thiện tâm trạng tương tự như nhóm sử dụng thuốc chống trầm cảm và ở nhóm sử dụng kết hợp cả hai cho hiệu quả cao nhất.

Trầm cảm cũng có liên quan đến BNDF. Khi sử dụng curcumin giúp làm tăng nồng độ BDNF, điều này giúp làm giảm các triệu chứng của trầm cảm.

5. Sữa nghệ cũng có tác dụng chống lại các bệnh lý tim mạch

Những thành phần có trong sữa nghệ như nghệ, gừng, quế là những chất giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một phần tích trên 10 nghiên cứu cho thấy 120mg mỗi ngày có thể giảm lượng cholesterol toàn phần, triglyceride và nồng độ LDL cholesterol và tăng nồng độ HDL cholesterol. Một nghiên cứu khác trên 41 bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 sử dụng 2g bộ gừng mỗi ngày. Khi đến tuần thứ 12, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch giảm 23 đến 27%.

Ngoài ra, curcumin giúp cải thiện chức năng của nội mạc mạch máu. Chức năng của lớp nội mạc rất quan trọng đối với các bệnh lý tim mạch. Một nghiên cứu ở những bệnh nhân phẫu thuật tim được sử dụng 4g curcumin trước và sau phẫu thuật cho thấy giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đến 65% trong thời gian nằm viện so với những bệnh nhân không sử dụng.

Những đặc tính chống viêm và oxy hóa cũng giúp bảo vệ hệ tim mạch. Tuy nhiên, kết quả hầu như dựa trên các nghiên cứu nhỏ lẻ và cần nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận có giá trị cao hơn.

Những thành phần có trong sữa nghệ như nghệ, gừng, quế là những chất giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

6. Sữa nghệ các tác dụng làm giảm đường huyết

Các thành phần trong sữa vàng, đặc biệt là gừng và quế, có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Sử dụng 6g quế mỗi ngày có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói đến 29%. Bên cạnh đó, quế có thể làm giảm tình trạng đề kháng insulin. Các tế bào kháng insulin ít có khả năng hấp thụ đường trong máu, do đó, việc giảm đề kháng insulin giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Quế giúp làm giảm lượng glucose được hấp thụ tại ruột sau ăn, điều này giúp cải thiện tốt hơn việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tương tự, thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ gừng trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm mức đường huyết lúc đói lên đến 12% và giảm nồng độ HbA1C.

Tuy nhiên, hầu hết các công thức sữa nghệ đều có thêm các chất tạo ngọt từ mật ong hoặc xi-rô. Không nên thêm đường vào sữa nghệ nếu bạn muốn sử dụng chúng với mục đích ổn định đường huyết.

7. Sữa nghệ có thể giảm nguy cơ ung thư

Nguyên nhân của ung thư là do sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát. Ngoài các phương pháp điều trị thông thường, các biện pháp chống ung thư thay thế ngày càng được phổ biến. Một số nghiên cứu cho thấy các thành phần trong sữa nghệ có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Một chất chống ung thư là 6-gingerol có rất nhiều trong gừng. Hợp chất trong quế cũng có thể giúp làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư. Curcumin, thành phần hoạt chất trong củ nghệ, cũng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới trong các khối u, hạn chế khả năng di căn của chúng. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa xác định được mỗi thành phần cần được tiêu thụ bao nhiêu để có thể đạt được những lợi ích này, vì vậy cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa.

8. Sữa nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm

Sữa nghệ có thể được sử dụng như một phương thuốc chống cảm lạnh tại nhà

Tại Ấn độ, sữa nghệ thường được sử dụng như một phương thuốc tại nhà chống cảm lạnh. Các nghiên cứu thấy chất curcumin có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm có thể giúp ngăn ngừa và chống nhiễm trùng.

Các hợp chất trong gừng tươi có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn. Chiết xuất gừng có thể chống lại virus hợp bào hô hấp của con người [HRSV], một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Các nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy cinnamaldehyde [hợp chất có trong quế] có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nó có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nấm gây ra. Các thành phần trong sữa nghệ cũng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

9. Gừng và nghệ giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Triệu chứng khó tiêu mãn tính [chướng bụng] gây đau và cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị. Tiêu hóa chậm ở dạ dày là một nguyên nhân triệu chứng này. Gừng có trong sữa nghệ có thể giúp làm giảm tình trạng này bằng cách tăng tốc độ tiêu hóa ở dạ dày.

Nghiên cứu còn cho thấy rằng nghệ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu. Củ nghệ cũng có thể cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo bằng cách tăng sản xuất dịch mật của lên tới 62%.

Ngoài ra, nghệ có thể giúp duy trì chức năng tiêu hóa ổn định và ngăn ngừa viêm loét đại tràng và một rối loạn tiêu hóa khác.

10. Canxi và Vitamin D trong sữa nghệ góp phần làm cho xương chắc khỏe

Cả bò sữa và sữa thực vật đều chứa nhiều canxi và vitamin D, đây là hai chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và duy trì xương chắc khỏe. Nếu chế độ ăn quá ít canxi, cơ thể bắt đầu phân hủy canxi ở xương để duy trì mức canxi bình thường trong máu. Theo thời gian, điều này làm cho xương yếu và dễ gãy, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, chẳng hạn như loãng xương.

Vitamin D góp phần giúp xương chắc khỏe bằng cách cải thiện khả năng hấp thụ canxi từ thức ăn. Do đó, lượng vitamin D thấp trong cơ thể có thể dẫn đến xương yếu và dễ gãy, ngay cả khi chế độ ăn uống của bạn giàu canxi.

Mặc dù sữa bò tự nhiên chứa canxi và thường được bổ sung thêm vitamin D, nhưng không phải tất cả các loại sữa đều chứa nhiều các chất dinh dưỡng này. Nếu bạn thích làm sữa nghệ bằng sữa có nguồn gốc từ thực vật, bạn nên chọn những loại sữa giàu cả canxi và vitamin D để có thêm lợi ích cho xương.

11. Cách chế biến sữa nghệ

Sữa vàng [sữa nghệ] rất dễ làm tại nhà

Sữa vàng [sữa nghệ] rất dễ làm tại nhà. Đối với một khẩu phần sữa vàng hoặc khoảng một cốc, bạn chỉ cần làm theo công thức sau.

Thành phần:

  • 1/2 cốc [120ml] sữa không đường
  • 1 muỗng cà phê bột nghệ
  • 1 miếng gừng tươi nghiền nhỏ hoặc 1/2 thìa bột gừng
  • 1/2 muỗng cà phê bột quế
  • 1 nhúm hạt tiêu đen
  • 1 muỗng mật ong hoặc xi-rô cây thích [tùy chọn]

Để làm sữa nghệ, chỉ cần trộn tất cả các thành phần trong một nồi nhỏ và đun sôi. Sau đó giảm nhiệt độ và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút hoặc cho đến khi có mùi thơm. Lọc đồ uống qua một cái rây mịn vào cốc và rắc thêm trên cùng một ít quế. Sữa vàng có thể được lưu trữ trong tủ lạnh trong tối đa năm ngày, mỗi lần sử dụng chỉ cần hâm nóng lại trước khi uống.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xem thêm:

  • Nghệ có giúp bạn giảm cân?
  • Mơ, nghệ, mật ong... có tác dụng điều trị vi khuẩn H.Pylori không?
  • Vì sao bạn nên bắt đầu buổi sáng với 1 lát gừng tươi

XEM THÊM:

  • Trị mụn thâm bằng nghệ tươi có tốt không?
  • Ăn nghệ có tốt không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?
  • Người thiếu máu có nên ăn nghệ không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Ngày nào cũng uống tinh bột nghệ có tốt không?

Uống tinh bột nghệ mỗi ngày có tốt không? Uống tinh bột nghệ rất tốt nhưng nếu uống nhiều lại gây nóng bụng, khó tiêu. Bạn có thể uống tinh bột nghệ hàng ngày nhưng chỉ nên uống từ 2 - 4g chia 2 lần trong ngày. Thời điểm uống thích hợp là trước bữa ăn 15 - 20 phút vào buổi sáng và tối.

Uống sữa tươi không đường với tinh bột nghệ có tác dụng gì?

Sử dụng tinh bột nghệ uống với sữa tươi hàng ngày giúp giảm tới 65% nguy cơ đau tim ở những người mới trải qua phẫu thuật tim. Không chỉ vậy, phương pháp này còn có hiệu quả với cả những bệnh nhân thường xuyên thiếu máu, đau cơ tim để hỗ trợ chống viêm, giảm cơn đau co thắt hiệu quả.

Uống sữa nghệ trước khi ngủ có tác dụng gì?

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nghệ có thể hỗ trợ giảm chứng mất ngủ. Uống một ly sữa nghệ ấm trước khi đi ngủ giúp thư giãn, cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm cũng như mức độ lo lắng của bạn nhờ chứa tryptophan - chất có khả năng thúc đẩy quá trình ngủ, khiến bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu gam tinh bột nghệ?

Khuyến cáo chỉ nên dùng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ, chia nhỏ uống 2 lần/ngày, mỗi lần pha ½ muỗng cà phê tinh bột nghệ với khoảng 250ml nước ấm. Không nên sử dụng quá liều lượng liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể.

Chủ Đề