Mức trung bình lương các tháng tính lương hưu năm 2024

Trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Thùy Trang, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe cho biết, hiện nay, cách tính lương hưu hàng tháng của quân đội được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định về công thức tính lương hưu hàng tháng đối với quân nhân như sau: Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tỷ lệ phần trăm lương hưu hằng tháng

Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP thì tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng đối với quân nhân, công an nhân dân được tính như sau:

Quân nhân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong khoảng thời gian từ 1/1/2016 đến trước 1/1/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Với nữ quân nhân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Với nam quân nhân bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng từ thời điểm này, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi quy định, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm để tính lương hưu

Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với quân nhân như sau:

Quân nhân có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc được thực hiện như sau:

Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối;

Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối;

Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến 31/12/2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối;

Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối;

Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối;

Người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Quân nhân vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

Việc tính lương hưu bình quân cả quá trình đóng BHXH: Chỉ tác động đến người lao động nghỉ hưu từ 1-1-2045

Ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh

Theo Luật BHXH [sửa đổi], quy định lộ trình áp dụng cách tính lương bình quân theo 5 bước để tiến tới thực hiện tính bình quân chung của cả quá trình đóng BHXH, bảo đảm bình đẳng giữa khu vực đóng BHXH theo lương của Nhà nước và lương do doanh nghiệp quyết định. Phóng viên Báo BR-VT đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh về sự thay đổi này.

* PV: Thưa ông, nhiều người lao động làm việc ở khu vực Nhà nước quan tâm về cách tính lương hưu mới, đặc biệt là những người sẽ đến tuổi nghỉ hưu trong năm 2018. Vậy xin ông cho biết rõ hơn về cách tính lương hưu theo Luật BHXH [sửa đổi]. Bao giờ thì người lao động bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh này?

- Ông Đặng Hồng Tuấn: Cách tính lương hưu mới theo Luật BHXH [sửa đổi] vừa được Quốc hội thông qua sẽ xử lý bất cập của cách tính lương hưu từ trước đến nay, nhất là để bảo đảm công bằng trong cách tính lương hưu giữa khu vực trong và ngoài Nhà nước.

Cụ thể đối với người lao động đóng BHXH theo mức lương do Nhà nước quy định: Tính bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu đối với người lao động tham gia BHXH trước năm 1995; bình quân 6 năm cuối đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2000; bình quân 8 năm cuối đối với người lao động tham gia BHXH từ 1-1-2001 đến 31-12-2006; tính bình quân của 10 năm cuối đối với người tham gia BHXH trong thời gian từ 1-1-2007 đến 31-12-2015; tính bình quân 15 năm cuối từ 1-7-2015 đến 31-12-2019; từ 1-1-2020 đến 31-12-2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1-1-2025 trở đi tính bình quân của cả quá trình đóng BHXH.

Như vậy, quy định tính bình quân cả quá trình của người lao động có thời gian làm việc đóng BHXH ở khu vực Nhà nước chỉ ảnh hưởng đến những lao động bắt đầu đủ điều kiện nghỉ hưu từ 1-1-2045.

Còn đối với người lao động theo khu vực ngoài Nhà nước đóng BHXH theo tiền lương do doanh nghiệp quyết định, Luật BHXH mới và cũ đều đã quy định tính bình quân cả quá trình. Nhưng theo quy định mới mức đóng BHXH sẽ tăng lên từ 1-1-2016 và đặc biệt là từ 1-1-2018 nên mức lương bình quân để tính lương hưu cũng sẽ tăng lên rất nhiều, nhất là các đối tượng được nghỉ hưu từ 1-1-2036.

* Thưa ông, với cách tính lương hưu mới, lương của NLĐ sẽ thấp hơn so với hiện nay nhiều không?

- Đúng là sẽ thấp hơn nhưng đó là xét theo công thức tính toán và nếu mức đóng BHXH như cũ: nhiều chủ sử dụng lao động chỉ đóng theo tiền ghi trên hợp đồng, trong khi mức tiền lương này thấp hơn thực tế. Hay họ “chẻ” thu nhập của người lao động ra thành nhiều khoản mà các loại phụ cấp lớn hơn lương, để đóng bảo hiểm xã hội với mức sàn, gây thiệt thòi cho người lao động. Còn theo quy định của Luật BHXH từ 1-1-2016 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương. Từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Với cách tính trên, quyền lợi của người lao động sẽ tăng, bởi mức hưởng sau này dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Đóng BHXH càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều.

Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện tỉnh. Ảnh: MINH TÂM

* Luật BHXH sửa đổi vừa qua còn có quy định từ ngày 1-1-2018, lao động nam và nữ sẽ có cách tính tỷ lệ % để lương hưu khác nhau. Ông có thể nói rõ hơn về quy định này?

- Theo quy định của Luật, sẽ tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%, tiến tới người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% [hiện tại nữ đóng đủ 25 năm, nam đóng đủ 30 năm là được hưởng 75%].

Cụ thể, kể từ ngày 1-1-2018 trở đi, khi lao động nữ nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Còn đối với lao động nam mốc đầu tiên để xác định tỷ lệ 45% sẽ tăng dần: năm 2018 sẽ là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Như vậy trong năm 2016 và 2017, người lao động nghỉ hưu nếu nữ đóng đủ 25 năm, nam đóng đủ 30 năm vẫn được tính mức hưởng tối đa là 75%.

Mức hưởng lương hưu là bao nhiêu?

- Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%. - Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. - Mức hưởng tối đa là 75%. - Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.nullTính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu như thế nào theo quy định mới nhất?thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › tinh-ty-le-phan-tram-huong-lu...null

Lương hưu tính trung bình bao nhiêu năm?

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.13 thg 9, 2023nullCách tính lương hưu khi đóng cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự ...vneconomy.vn › cach-tinh-luong-huu-khi-dong-ca-bao-hiem-xa-hoi-bat-b...null

Lương 5 triệu thì lương hưu bao nhiêu?

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động đóng với mức 5 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức hưởng lương hưu của lao động nam là: 53% x 5 triệu đồng = 2,650 triệu đồng/tháng.nullLương hưu bao nhiêu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 5 triệu đồng ...dantri.com.vn › an-sinh › luong-huu-bao-nhieu-khi-dong-bao-hiem-xa-ho...null

Rút lương hưu 1 lần được bao nhiêu?

- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.nullCách tính hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưubaochinhphu.vn › cach-tinh-huong-tro-cap-mot-lan-khi-nghi-huu-102240...null

Chủ Đề