Tục xông đất ở huế gọi là gì

Theo quan niệm dân gian, người xông nhà, xông đất hợp tuổi, hợp  mệnh với gia chủ sẽ mang lại nhiều sức khỏe, bình an, may mắn và tài lộc trong năm mới. Ảnh minh họa

Xông đất hay còn gọi là đạp đất là tục lệ có từ lâu đời. Theo phong tục dân gian của người Việt, sau thời khắc giao thừa, người khách bước đến nhà đầu tiên với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Bởi vậy, việc chọn người xông đất, xông nhà trong dịp đầu năm mới là một việc được rất nhiều các gia đình coi trọng.

Người được chọn xông đất có thể là thành viên trong gia đình hoặc là anh em, bạn bè, hàng xóm. Người được chọn thường là người có tình tính vui vẻ, hòa đồng, đạo đức tốt và có sự nghiệp thành công.

Đặc biệt, những người xung tuổi với chủ nhà, hay gia đình có chuyện buồn phiền, nhà có tang thì tuyệt đối kiêng kỵ đi xông đất vào những ngày đầu năm để tránh những điều xui xẻo.

Các chuyên gia phong thủy tại nội thất Hoàn Mỹ Decor , cho biết có rất nhiều phương thức để lựa chọn người xong nhà, xông đất đầu năm. Tuy nhiên, các nhà phong thủy thường tính theo Thiên Can, Địa Chi và Ngũ Hành là cách thức cơ bản và thông dụng nhất.

Các chuyên gia phong thủy cho hay, trong năm Nhâm Dần 2022, có 3 tuổi rất đẹp để xông nhà:

Giáp Tuất [1994]

Tuổi Tuất là những người nhân hậu, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Họ có thể vì người khác mà quên đi lợi ích của bản thân mình. Những người này coi trọng danh dự và chữ tín, một khi đã hứa, tuổi Tuất nhất định sẽ thực hiện.

Tuổi Tuất trong năm Nhâm Dần được xem là sẽ gặp được nhiều hỷ sự vì là năm Tam Hợp [Dần - Ngọ - Tuất], đặc biệt đối với những người sinh năm Giáp Tuất [1994] sẽ có vận may thăng hoa vượt trội. Nếu được tuổi này xông đất đầu năm thì hứa hẹn sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, gia đạo gặp được nhiều may mắn.

Đinh Mão [1987]

Trời sinh những người tuổi Mão hiền lành, sống lương thiện và luôn muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho mọi người xung quanh. Những người tuổi Mão cũng rất chăm chỉ, siêng năng và có chí cầu tiến, họ không bao giờ sợ đối mặt với thử thách khó khăn, mà thay vào đó là xông pha, biết nắm bắt cơ hội, dù vấp ngã cũng không sao, vì họ cho rằng đó là bài học để giúp bản thân đổi đời.

Bước vào năm 2022 này, những người tuổi Mão sẽ tìm được cơ hội để thay đổi cuộc sống lên tầm cao mới. Đặc biệt, đối với những người sinh vào năm Đinh Mão [1987], họ sẽ chính thức bước vào sao hạn Thủy Diệu của sao Cửu Diệu, một trong những sao cát tinh của năm 2022. Vì vậy, năm nay, Đinh Mão có thể làm nên chuyện, chỉ cần họ không ngừng cố gắng tiền về phía trước.

Ngoài ra, vào Tết Nhâm Dần 2022 này, nếu ai có bạn sinh vào năm Đinh Mão thì cứ mạnh dạn mời họ qua xông đất vào đầu năm mới. Vì năm nay sẽ là một năm đầy thăng hoa của những người sinh năm 1987, khổ tận cam lai là có thật, một cuộc sống viên mãn đủ đầy đang chờ Đinh Mão phía trước, nên nếu Đinh Mão xông đất thì sẽ giúp sự nghiệp của gia chủ thịnh vượng hơn, trong năm mới làm gì cũng suôn sẻ thuận lợi.

Canh Ngọ [1990]

Tuổi Ngọ là những người độc lập trong cuộc sống, không bao giờ dựa dẫm, ỷ lại vào bất kì ai. Bất kể là việc gì, dù đơn giản hay phức tạp, tuổi Ngọ đều là người đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ. Họ rất coi trọng danh dự, chữ tín của bản thân mình, bởi vậy khi được giao phó bất kì trọng trách nào, người này đều cố gắng hết mình để hoàn thành.

Theo tử vi, tuổi Ngọ được xem là tuổi Tam hợp đối với năm Nhâm Dần [Dần - Ngọ - Tuất]. Và đương nhiên trong năm Nhâm Dần này, chỉ cần gia chủ nào được Canh Ngọ xông đất thì xác định cả năm thành công và gặp được nhiều may mắn. Tiền bạc không hẳn là chất cao như núi, nhưng chắc chắn sẽ có của cải để dành, hay ít nhất cũng có số vốn để đầu tư trong những năm sau.

Cách tính tuổi xông đất năm Nhâm Dần 2022 dành cho gia chủ:

Gia chủ tuổi Hợi nên chọn người xông đất tuổi: Mão, Mùi, Dần.

Gia chủ tuổi Tuất nên chọn người xông đất tuổi: Ngọ, Mão, Dần.

Gia chủ tuổi Dậu nên chọn tuổi xông đất: Sửu, Tỵ, Thìn.

Gia chủ tuổi Thân nên chọn người xông đất: Tý, Thìn, Tỵ.

Gia chủ tuổi Mùi nên chọn người xông đất tuổi: Mão, Hợi, Ngọ.

Gia chủ tuổi Ngọ nên chọn người xông đất tuổi: Dần, Tuất, Mùi.

Gia chủ tuổi Tỵ nên chọn người xông đất tuổi: Sửu, Thân, Dậu.

Gia chủ tuổi Thìn nên chọn người xông đất tuổi: Tý, Thân, Dậu.

Gia chủ tuổi Mão nên chọn người xông đất tuổi: Mùi, Tuất, Hợi.

Gia chủ tuổi Dần nên chọn người xông đất tuổi: Ngọ, Tuất, Hợi.

Gia chủ tuổi Sửu nên chọn người xông đất tuổi: Tỵ, Dậu, Tý.

Gia chủ tuổi Tý nên chọn người xông đất tuổi: Thân, Thìn [tam hợp], Sửu [nhị hợp].

Là người Việt thì ai cũng biết Tết guyên Đán là lễ truyền thống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dòng dõi con rồng cháu tiên chúng ta từ xưa đến nay. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị của tình cảm người Việt và trải qua thời gian, Tết Nguyên Đán dần in đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, độc đáo.

Tết Nguyên Đán – hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản là Tết. Hai chữ “Nguyên Đán” có nguồn gốc từ chữ Hán: “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán thường được người Việt gọi với cái tên rất gần gũi, thân thương “Tết Ta”, tên này ra đời chỉ để phân biệt với “Tết Tây” [Tết Dương lịch].

1. Ý nghĩa sâu sắc ngày Tết

  • 1. Ý nghĩa sâu sắc ngày Tết
    • Giá trị tình cảm của người Việt
    • Nét đẹp tâm linh của người Việt
  • 2. Phong tục đón Tết thú vị ở đất Huế
    • Tài năng của những tay bếp đất Cố đô
    • Người đã khuất cũng cần có nhà sạch đẹp
    • Tiễn ông Táo – Tập tục khác với mọi vùng
    • Sự cầu kỳ mà thiêng liêng trong ngày cuối năm
    • Đạp đất – May mắn hay xui xẻo cả năm
    • Sinh hoạt bận rộn của người Huế trong 3 ngày Tết

Giá trị tình cảm của người Việt

Tết Nguyên Đán là lễ Tết quan trong nhất trong năm vì lễ này là lễ thể hiện rõ đạo lý hướng về cội nguồn. Trong khoảng thời gian này, đặc biệt là ba ngày Tết truyền thống, mọi người đều mong muốn gác công việc chính lại trở về nhà, nơi chôn nhau cắt rốn để sum họp cùng gia đình, để thắp cho tổ tiên ông bà nén hương hay thăm ngôi nhà nơi đã từng sống qua nhiều năm. Vẻ đẹp hướng về cội nguồn mang giá trị tâm linh, thẩm mỹ, đạo đức cũng là giá trị tình cảm của người Việt với Tết Nguyên đán. Giá trị này đã trở thành nếp sống truyền thống tốt đẹp, bền vững.

Nét đẹp tâm linh của người Việt

Ngoài ý nghĩa trên, đối với người Việt, Tết Nguyên Đán còn có một ý nghĩa đặc biệt khác thể hiện vẻ đẹp tâm linh người Việt vô cùng nhân văn và sâu sắc. Những ngày đầu năm này được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời và đất, giữa con người với thần linh. Do đó, vào những ngày này, người Việt có truyền thống lên chùa khấn Phật với ý nghĩ rằng những mong ước, hành động của mình sẽ được các vị thần linh nghe thấy, thấu hiểu và ban cho phước lành. Tết là đánh dấu khởi đầu cho năm mới, người Việt có quan niệm rằng năm cũ qua đi đồng thời mang đi những cái xấu, không hay trong năm cũ. Và năm mới đến mang theo những điều tốt, may mắn, tài lộc đến cho mọi nhà. Để chuẩn bị cho năm mới và đón những điều tốt đẹp, dân tộc Việt Nam đã hình thành những phong tục độc đáo và thú vị thể hiện đặc trưng của từng vùng.

2. Phong tục đón Tết thú vị ở đất Huế

Tết Nguyên Đán không phải chỉ riêng là lễ Tết của mỗi Huế nhưng Huế hay còn được gọi là Cố đô Huế, là nơi đặt chân của kinh đô xưa. Vì vậy mà Huế còn giữ nhiều cổ tục trong việc đón Tết, ăn Tết thú vị và độc đáo mà không phải vùng miền nào cũng có.

Tài năng của những tay bếp đất Cố đô

Đón năm mới là lễ quan trọng nhất đối với người Việt vì vậy từ khi còn trong năm cũ, người dân Việt Nam đã bắt tay vào chuẩn bị các công đoạn đón Tết. Sớm nhất là các bà, các chị, những tay bếp trong nhà, đây là dịp cho họ trổ tài nữ công gia chánh. Từ một tháng trước Tết hoặc có thể là hơn, những tay bếp trong nhà sẽ bắt đầu sắm các nguyên liệu chế biến những món ngon cần phải trải qua quá trình ủ, lên men một thời gian. Qua miệng các chị thì những món mời khách vào ngày Tết phải được chuẩn bị từ sớm vì có nhiều món cần phải thực hiện nhiều bước cần phải thực hiện trong một khoảng hời gian mới hoàn thành. Hay đến gần Tết mới bắt tay chuẩn bị các món đãi khách này thì còn nhiều việc khác cũng cần phải chuẩn bị thì sẽ không kịp. Cứ như vậy mà trong nhiều gia đình Huế, không khí Tết đã có từ rất sớm.

Người đã khuất cũng cần có nhà sạch đẹp

Trước Tết, người Huế có truyền thống đi thăm mộ phần ông bà tổ tiên. Sau khi quét dọn bàn thờ, thay cát mới cho bát nhang và đánh bóng những bộ tam sự, ngũ sự trên bàn thờ tổ tiên, thì tiếp đến là quét dọn phần mộ. Họ đến đó, dọn vệ sinh, chăm sóc những bụi cây mà họ trồng trên đó với mong muốn người thân đã mất cũng có một nơi ở sach sẽ đón năm mới. Sau khi đã dọn vệ sinh sạch sẽ, họ sẽ thắp cho ông bà nén nhan để mời người quá cố về ăn Tết cùng với gia đình. Với những người vẫn còn giữ liên hệ với quê thì đây chính là dịp họ trở về thăm quê, tặng nhau gói mứt, cặp bánh chưng, cùng ôn lại chuyên cũ.

Tiễn ông Táo – Tập tục khác với mọi vùng

Lễ cúng ông Công, ông Táo không còn xa lạ gì với tập tục người Việt Nam. Nhưng đối với một số vùng coi trọng lễ cũng này thì ở Huế lễ cúng ông Công, ông Táo được tổ chức có phần đơn giản. Ở đây, người Huế gọi đây là lễ tiễn ông Táo. Vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình tại Huế thức dậy sớm quét dọn bàn thờ và tiễn ông Táo cũ bằng đất nung thờ trên trang bếp ra chân tường ngôi miếu hay gốc cổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới. Và sau ngày này, cái không khí rộn ràng của Tết cũng dễ dàng nhận thấy khi bước chân ra nhà. Mỗi nơi trong xóm, ngõ hẻm đều có thể đễ dàng thấy các chậu mai, cúc,… hay các bản nhạc xuân rộn ràng bên tai.

Sự cầu kỳ mà thiêng liêng trong ngày cuối năm

Cúng Tất Niên hay còn được gọi là lễ Tất Niên, lễ được tổ chức ngày cuối cùng của năm nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là ngày các thành viên trong gia đình dù là con cháu nội ngoại, dù xa hay gần  thì vào ngày này cũng tranh thủ thời gian sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Cũng vào ngày này, người dân ở Huế còn phải tổ chức cúng rước ông bà về ăn Tết, cúng giao thừa. Do các phong tục được truyền giữ từ thời nhà Nguyễn nên sự cũng kiếng trong ngày Tết ở Huế thật sự cầu kỳ, độc đáo nhưng lại không kém phần thiêng liêng.

Đạp đất – May mắn hay xui xẻo cả năm

Một phong tục không thể thiếu với mọi người dân Việt trong lễ Tết chính là đạp đất hay ở một số nơi còn gọi là xông đất. Với tư tưởng ngừơi đầu tiên bước chân vào nhà cũng chính là người đạp đất sẽ mang theo may mắn hay xui xẻo của chính bản thân họ đến gia đình trong năm mới. Vì vậy nhiều gia đình ở Huế đã tìm trước trong năm cũ những người có học vấn, công danh, hay số mạng hạp với gia đình làm người đạp đất gia đình họ với hy vọng những may măn, tài lộc sẽ đên với họ suốt cả năm mới đó.

Sinh hoạt bận rộn của người Huế trong 3 ngày Tết

Sáng sớm Mồng 1, nghi lễ đầu tiên là lễ Nguyên Đán, vào lễ này, người Huế thường cúng các món chay trên bàn thờ tổ tiên ông bà, lễ vật là trà nước, mứt bánh,… Và cũng vào sáng ngày này, người Huế có truyền thống đi chùa lễ Phật, xin câu chữ, xin an lành, may mắn trong năm mới. Việc thăm viếng mộ, hay người thân, bạn bè, thầy cô,… thường là việc của ngày Mồng 2, Mồng 3. Trong ba ngày này, một ngày phải cúng ba lần trên bàn thờ tổ tiên. Đến ngày Mồng 3 Tết, phải làm mâm cơm cúng đưa ông bà về lại trời.

Sau ba ngày Tết, người Huế còn có nhiều lễ cúng kiếng khác như: lễ hạ nêu, lễ cúng đầu năm, lễ dâng sao, lễ cúng rằm Nguyên tiêu…

Huế đã từng có hơn 200 năm là Thủ phủ của Đàng Trong thời Chúa Nguyễn và hơn 150 năm là kinh đô của hai triều đại nhà Nguyễn. Chính cái hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy mà Huế là nơi hội tụ những tinh hoa, nơi tiếp nhận di sản văn hóa của tổ tiên. Điều này thể hiện rõ phần nào trong phong tục đón năm mới của người Huế

Tâm Anh

Chủ Đề