Tiểu đêm là gì

Giấc ngủ của người bình thường sẽ kéo dài 6-8 giờ liên tục, nếu trong thời gian đêm đó bạn phải thức dậy đi tiểu thì gọi là tình trạng tiểu đêm. Vậy tiểu đêm thế nào là bình thường, thế nào là bệnh lý?

Chứng tiểu về đêm

Mục lục

  • 1. Tiểu đêm là gì?
  • 2. Khi nào tiểu đêm là bình thường, khi nào là bệnh lý?
  • 3. Tiểu đêm do bệnh lý thì như thế nào
  • 4. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh tiểu đêm
    • Nguyên nhân do bệnh lý
    • Nguyên nhân sinh lý
  • 5. Những ảnh hưởng của chứng tiểu đêm
  • 6. Chuẩn đoán tình trạng bệnh tiểu đêm
  • 7. Cách điều trị bệnh tiểu đêm
    • Phương pháp Tây y
    • Phương pháp Đông y
  • 8.Một số lưu ý trong sinh hoạt

1. Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là tình trạng khiến bạn thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.Tình trạng xảy ra ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở người già.

Hầu hết mọi người thường thức dậy một lần trong đêm để đi tiểu, nhưng đi tiểu thường xuyên và từ 3 lần/ đêm trở lên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Thông thường mỗi người đi tiểu 1 lần mỗi đêm, có thể đi tiểu trước lúc ngủ hoặc vào lúc gần sáng. Tiểu đêm nhiều lần bình thường là do bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là điều hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần uống ít nước buổi tối thì tình trạng tiểu đêm nhiều lần sẽ hết.

Tuy nhiên nếu tiểu đêm nhiều lần thường xuyên mà không phải là lý do trên thì đó có thể là tình trạng bệnh lý về đường tiết niệu, bàng quang, thận, tiền liệt tuyến hay một số bệnh cao huyết áp, tiểu đường, suy tim…

3. Tiểu đêm do bệnh lý thì như thế nào

Người bị tiểu đêm nhiều có thể xuất hiện kèm thêm một số biểu hiện dưới đây:

  • Khó tiểu
  • Thường xuyên buồn đi tiểu
  • Đi tiểu có cảm giác đau buốt
  • Nước tiểu có màu đục khi bị nhiễm khuẩn
  • Tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm kể cả khi không uống nước
  • Lẫn máu trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu hồng hay xuất hiện những cục máu đông
  • Đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng xương chậu, lưng, hông

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh tiểu đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm

Nguyên nhân do bệnh lý

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Bệnh tiểu đêm ở nam giới nhiều khả năng xuất từ việc tuyến tiền liệt bị sưng phồng, gia tăng kích thước bất thường. Điều này sẽ gây ra những áp lực cho khu vực xung quanh bàng quang, đường tiểu khiến nam giới liên tục buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày.

U xơ tử cung

Kích thước khối u xơ ở mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Ban đầu chúng chỉ bé bằng một hạt đậu nhưng sau một thời gian có thể phát triển và đạt đến kích thước của một quả dưa. Khối u lớn, sẽ gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu khiến nữ giới thường tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm…

Sỏi thận

Sỏi thận không hề cố định một chỗ mà có thể di chuyển liên tục từ thận đến bàng quang. Các viên sỏi trong thận sẽ làm kích thích bàng quang, làm bàng quang phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của sỏi thận cũng sẽ làm tắc đường nước tiểu, sỏi thận cọ xát vào đường nước tiểu gây tổn thương, đau rát. Vì vậy, người bệnh thường đi đái nhiều, đái buốt, đái rắt, đái ngắt quãng.

Viêm đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể có triệu chứng hoặc không. Bệnh gây ra những tổn thương cho bàng quang, niệu đạo nên dấu hiệu đầu tiên bệnh gây ra chính là cảm giác buồn đi vệ sinh liên tục, đi vệ sinh nhiều, tiểu đêm. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu khá ít và thường kèm theo tình trạng đau buốt, khó chịu.

Béo phì

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì có liên quan đáng kể tới tỷ lệ mắc bệnh tiểu đêm. Những người đàn ông có vòng eo càng lớn, tỉ lệ đi tiểu nhiều vào ban đêm càng tăng. Một thống kê cho thấy, 44% nam giới béo phì phải đi tiểu nhiều hơn hai lần vào ban đêm.

Bệnh tuyến tiền liệt khá phổ biến, nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 25% nam giới từ 55 tuổi gặp vấn đề về tuyến tiền liệt. Khi đến tuổi 70, tỉ lệ mắc bệnh về tuyến tiền liệt tăng tới 50%

Nguyên nhân sinh lý

Do tâm lý: căng thẳng, lo lắng, áp lực trong cuộc sống khiến bạn ngủ không ngon,tạo ra nhiều nước tiểu hơn khiến bạn thường xuyên buồn đi vệ sinh trong đêm.

Do mang thai: kích thước thai nhi càng lớn, khả năng chèn ép vào bàng quang càng cao. Điều này khiến những người cuối thai kỳ đi tiểu đêm nhiều.

Do tuổi tác: tuổi càng cao, chứng năng nội tiết và bài tiết của thận ngày càng suy giảm, người già dễ mắc các chứng tiểu đêm.

Chế độ dinh dưỡng: Bia, rượu, cà phê… là những loại thức uống thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Uống quá nhiều các loại đồ uống này trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến việc thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.

5. Những ảnh hưởng của chứng tiểu đêm

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ và tai biến, ở người già có khả năng té ngã, gãy xương.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: tiểu đêm nhiều khiến cho bạn không ngủ đủ giấc, làm gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng kéo dài sẽ gây bào mòn sức khỏe, những bệnh lý về tim mạch, suy giảm nhận thức và trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: không có hứng thú và năng lượng để làm việc vào ngày hôm sau, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Tiểu đêm nhiều lần gây mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe 

6. Chuẩn đoán tình trạng bệnh tiểu đêm

Việc chuẩn đoán nguyên nhân gây tiểu đêm có thể gặp khó khăn. Bạn cần ghi chép trong vài ngày những gì bạn uống và số lượng bao nhiêu, cùng với mức đi tiểu thường xuyên. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bằng cách đánh giá các triệu chứng của bạn và thực hiện kiểm tra thể chất

7. Cách điều trị bệnh tiểu đêm

Có rất nhiều phương pháp điều trị tiểu đêm mà người bệnh có thể tham khảo. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà ta có nhiều cách chữa khác nhau.

Phương pháp Tây y

Những người mắc bệnh này thường dùng đến thuốc tây y là phổ biến nhất, vừa là phương pháp hữu hiện, nhanh chóng lại hiểu quả tốt. Một số loại thuốc hay dùng như: Thuốc kháng cholinergic, acetylcholin; nhóm thuốc antimuscarinic [Darifenacin, Solifenacinvà Oxybutynin…];Thuốc chẹn alpha-1…

Thuốc khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng.

➤ Xem chi tiết hơn: Thuốc Tây y điều trị tiểu đêm nhiều lần

Phương pháp Đông y

Sử dụng các bài thuốc chữa tiểu đêm bằng dân gian được xem là giải pháp hữu hiệu vừa an toàn, hiệu quả tốt lại tiết kiệm chi phí. Trong đông y, các vị thuốc được sử dụng nhiều trong chữa trị chứng tiểu đêm nhiều lần như: Ích Trí Nhân, Phá cố chỉ, Náng hoa trắng, Hải Trung Kim, Tàu Bày, Sài Hồ Nam,…

Đối với nam giới trung niên gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần hầu hết là do phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Sử dụng Vương Bảo là giải pháp an toàn, hiệu quả cho các trường hợp này. Vương Bảo được ghi nhận tác dụng cải thiện về chứng tiểu tiện sau 1-3 tuần, cụ thể: giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít thây rắt hơn. Sau khoảng 1,5 tháng thì kích thước khối phì đại bắt đầu giảm.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

8.Một số lưu ý trong sinh hoạt

  • Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Hình thành chế độ ăn uống hợp lý trong sinh hoạt như: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn thịt, tránh các thức ăn có nhiều tính axit.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn phù hợp để tăng cường sức khỏe.
  • Tránh làm việc quá sức, giảm căng thẳng trong cuộc sống.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
  • Sử dụng các sản phẩm có tác dụng bổ thận, ấm bàng quang, tăng cường khả năng lọc và tái hấp thu nước của thận.

Trên đây là những thông tin về chứng tiểu đêm. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vương Bảo, hoặc mong muốn được giải đáp thắc mắc quý độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1800.1258 [miễn cước gọi] để được các chuyên gia tư vấn..

Tiểu về đêm là gì?

Tiểu đêm hay đa niệu về đêm, một thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng đi tiểu quá mức vào ban đêm. Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể sẽ tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn. Do đó, hầu hết mọi người không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh và có thể ngủ liên tục trong vòng 6–8 giờ.

Hay tiểu đêm là dấu hiệu bệnh gì?

Tiểu đêm do rối loạn đường tiểu dưới Ngoài ra, bệnh phì đại tuyến tiền liệt và các vấn đề tiết niệu cũng có thể gây viêm nhiễm, khiến bàng quang suy yếu, giữ nước tiểu kém, từ đó gia tăng tình trạng tiểu đêm. Những nguyên nhân cụ thể gồm: Bệnh niệu đạo gây tắc nghẽn dòng chảy từ bàng quang.

Tiểu đêm có bị làm sao không?

Tình trạng tiểu đêm nếu trì hoãn điều trị thể dẫn tới các biến chứng như: Ảnh hưởng thần kinh: Thức giấc 2 – 3 lần trong đêm để đi tiểu sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Theo thời gian, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy vào buổi sáng.

Đi tiểu đêm nhiều lần uống thuộc gì?

2.1 Nhóm thuốc Desmopressin..
2.2 Nhóm thuốc kháng Cholinergic..
2.3 Thuốc lợi tiểu Furosemide..
2.4 Thuốc chẹn Alpha 1..
2.5 Nhóm thuốc kháng Androgen..
2.6 Thuốc an thần..
2.7 Nhóm thuốc Antimuscarinic..

Chủ Đề