Trường vừa học văn hóa vừa học nghề tại tphcm năm 2024

Số học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM còn thấp, học sinh ở các nơi đến TP.HCM học nghề nhiều hơn học sinh tại đây.

Ông Nguyễn Văn Hiếu [thứ hai từ trái] và ông Lê Văn Thinh đại diện hai sở ký kết phối hợp phân luồng học sinh tại TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngày 22-6, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp định hướng, phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh THCS, THPT.

Một số đầu việc được hai bên thống nhất sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh, thực hiện định kỳ trao đổi thông tin, tăng cường giám sát, kiểm tra việc giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết hiện nay tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM vẫn còn thấp. Học sinh ở các tỉnh đến TP.HCM học nghề nhiều hơn học sinh thành phố.

Trong khi đó hiện tại, TP.HCM có 370 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hằng năm có khoảng 2.500 người tốt nghiệp ở các trình độ tham gia thị trường lao động.

Ông Hiếu cho rằng nút thắt nằm ở chỗ truyền thông được đến các phụ huynh, học sinh về những lợi ích của việc theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau THCS, để những em phù hợp có thể tham gia.

Ông thông tin theo quy định hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép dạy chương trình văn hóa dành cho các bạn học nghề ngay tại trường.

Điều này tạo thêm thuận lợi cho người học khi vừa được học nghề, vừa được học văn hóa để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, từ đó có thể liên thông lên các bậc học cao hơn.

Ông Lê Văn Thinh - giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM - đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS, THPT tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp.

Thực tế cho thấy nhiều trường cao đẳng, trung cấp khi tiếp cận với các trường phổ thông để ngỏ ý tư vấn, hướng nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn với các trường đại học.

Gia tăng tỉ lệ lao động qua học nghề

Ông Lê Văn Thinh cho biết từ năm học 2023-2024 tới đây, các ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sẽ được phối hợp với các quận, huyện tổ chức, với số lượng và quy mô lớn hơn, nhằm tác động phân luồng được nhiều hơn đến học sinh.

"Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra có thể tính toán đến đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp để gia tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo theo mục tiêu của TP.HCM là 87%", ông Thinh nói.

VOV.VN - Theo thống kê mới nhất của Sở GD-ĐT TPHCM, mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, hơn 16.000 học sinh lớp 9 không đăng ký thi mà có những định hướng và lựa chọn khác như du học, theo học tại các trường dân lập.

Tiếp cận thực tế từ sớm

Sau khi hoàn thành chương trình THCS, Hứa Nguyễn Trọng Tín [sinh năm 1995] đã quyết chọn học nghề Điện Công nghiệp và Dân dụng tại trường nghề với thời gian khoảng 2 năm, song song với việc học kiến thức phổ thông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên [Quận Thủ Đức cũ]. Đến nay, Trọng Tín đang học liên thông chương trình đại học tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM hệ vừa học vừa làm để nâng cao tay nghề. Tín chia sẻ, những kiến thức khi được học tại trường nghề trước đây đã giúp ích rất nhiều khi đi làm và cả việc học lên sau này.

Các học viên có nhiều buổi được thực hành trực tiếp trong chương trình đào tạo nghề.

“Ở tại trường học gần như đủ kiến thức để mình đi ra ngoài làm. Các thầy cũng tạo điều kiện, học rất thích. Hiện tại mình có thuận lợi hơn một số bạn học đại học chính quy, mình có kinh nghiệm thực tiễn vì mình đi học, các môn thực hành mình rất dễ tiếp thu kiến thức ở bậc cao hơn”- Tín cho biết.

Ông Phạm Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng và Công nghệ Thủ Đức cho biết, hiện nay việc theo học nghề sau khi hoàn thành cấp THCS đang có xu hướng gia tăng. Một phần do công tác hướng nghiệp đạt được hiệu quả, một phần do các em định hướng được mục tiêu phát triển sau này dựa trên những điều kiện, khả năng của bản thân và gia đình. Đặc biệt đối với nhóm chỉ mới hoàn thành chương trình học lớp 9, ngoài việc được miễn hoàn toàn học phí trong 2 năm, nhà trường cũng tạo điều kiện để các bạn có thể lựa chọn hình thức vừa học nghề, vừa có thể đi học tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên để sau này thi lấy bằng tốt nghiệp THPT bằng cách sắp xếp thời khóa biểu, học phần lý thuyết và thực hành tại trường phù hợp.

Ngoài ra, sự liên kết giữa các trường nghề và doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho sinh viên được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Những học viên sau khi hoàn thành các chương trình học hầu hết đều tìm được việc làm, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, có thể kể đến các ngành nghề như: bán hàng siêu thị, quản lý, vận hành kho bãi, bảo trì, sửa chữa ô tô,…

"Trước khi kết thúc khóa học, các em sẽ có thời gian đi thực tập ở doanh nghiệp, đây là thực tập tốt nghiệp với mục tiêu các em phải thực hiện được những công việc được giao, ứng dụng những kiến thức kỹ năng mà đã học ở trường vào những công việc thực tế tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu cụ thể những công việc theo đúng chương trình đã đào tạo tại nhà trường. Kỳ thực tập này đều có giám sát và đánh giá của cả hai bên”- ông Tuấn cho hay.

Học kết hợp, tiết kiệm thời gian

Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng [quận Tân Bình, TPHCM] năm nay dành hơn 3.000 chỉ tiêu cho học sinh đã hoàn thành xong chương trình lớp 9. Hiện tại, có khoảng 1.000 hồ sơ đã nộp theo hình thức học 4 năm có bằng cao đẳng. Đặc điểm của hệ đào tạo này là trong 3 năm đầu học viên vừa học trung cấp nghề, vừa học văn hóa ngay tại trường. Sau khi hoàn thành 3 năm miễn học phí và có chứng nhận trung cấp nghề cũng như hoàn thành các môn văn hóa cấp THPT, học viên sẽ học chuyển tiếp 1 năm nữa và nhận bằng tốt nghiệp chính quy hệ cao đẳng. Mô hình này đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Theo ông Hồ Văn Sĩ, Trưởng phòng Tuyển sinh - Đào tạo của trường, thuận lợi của việc học tập theo hình thức này là sinh viên có thể học đồng thời cả văn hóa lẫn học nghề, Trong đó 70% thời gian dành cho việc thực hành nghề, thời gian còn lại sẽ dành cho việc bổ sung kiến thức. Khi hoàn thành xong chương trình, các em vừa có bằng tốt nghiệp cao đẳng đúng quy định, vừa được bổ sung kiến thức phổ thông ngay tại trường. Để giảm tải áp lực học song song, số lượng môn văn hóa cũng được nhà trường lựa chọn hợp lý, tạo điều kiện để học sinh có thể hoàn thành tốt chương trình.

Sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức trong một buổi học thực hành.

"Đối với các em đã phân luồng hướng học nghề nếu mình chọn chương trình phổ thông theo 13 môn hay 7 môn sẽ nặng nề với các em. Nhà trường chọn mô hình 4 môn theo mô hình của Bộ Giáo dục Đào tạo. Chương trình này vừa sức với các em, nhưng cũng đủ kiến thức văn hóa để hỗ trợ cho các em hoạt động trong lĩnh vực của mình. Các em cũng được nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp văn hóa theo đúng quy định"- ông Hồ Văn Sĩ cho biết.

Có thể thấy, các trường nghề tại TPHCM hiện đã có rất nhiều cải tiến, từ phương pháp giảng dạy, chương trình học đến đầu tư cơ sở vật chất để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học hiện nay. Đồng thời, việc hỗ trợ 100% học phí học nghề cũng chính là cách tạo điều kiện cho những học sinh hoàn thành cấp THCS có thêm lựa chọn và cơ hội theo học, nâng cao tay nghề để khi ra trường, các em có được việc làm và thu nhập ổn định./.

Tp.hcm có bao nhiêu trường nghề?

TP HCM hiện có 376 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng 9 so với năm 2021. Các loại hình gồm trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trường nghề cấp 3 có những nghề gì?

10+ ngành nghề có triển vọng hiện nay.

Học nghề Mạng máy tính..

Học nghề Quản trị Bếp và Ẩm thực..

Học nghề Kế toán doanh nghiệp..

Học nghề Quản lý nhà hàng..

Học nghề Làm bánh..

Học nghề Hướng dẫn du lịch..

Học nghề Pha chế rượu [Bartender].

Học nghề Quản trị khách sạn & Resort..

Chưa học hết cấp 2 thì làm nghề gì?

Không có bằng cấp 2 thì học nghề gì?.

Nghề lập trình thu nhập hấp dẫn..

Nghề pha chế dễ học, dễ làm..

Học sửa chữa cơ khí mang lại thu nhập tốt..

Nghề làm tóc có cơ hội việc làm cao..

Nghề trang điểm..

Nghề lái xe..

Nghề đầu bếp không yêu cầu bằng cấp..

Trường Cao đẳng nghề có những nghề gì?

I/Trình độ Cao đẳng.

Chủ Đề