Bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17 năm 2024

Câu hỏi lịch sử 11 trắc nghiệm theo từng bài, từng chương, từng chuyên đề đủ học kì 1, 2 có đáp án và lời giải chi tiết cho ngân hàng câu hỏi

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Chương I. Các nước châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh [thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX]

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình lớp 11, thường xuất hiện trong các đề thi, chương này sẽ giải quyết các vấn đề: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phong trào vận động giải phóng dân tộc trước Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914]; Phong trào dân tộc trong những năm 1914-1918.

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai [1939-1945] có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 17.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai [1939-1945]

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1. Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, được gọi là

  1. phe Hiệp ước.
  1. phe Liên minh.
  1. trục Beclin - Rôma - Tôkiô.
  1. phe Đồng minh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, được gọi là trục Beclin - Rôma - Tôkiô.

Câu 2. Năm 1937 diễn ra sự kiện lịch sử gì có liên quan đến Đức, Italia và Nhật Bản?

  1. Trục Beclin - Rôma - Tôkiô được thành lập.
  1. Nhật Bản mở rộng chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.
  1. Đức mở rộng chiến tranh ở châu Âu.
  1. Đức, Italia và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Trục Beclin - Rôma - Tôkiô được thành lập vào năm 1937.

Câu 3. Sau khi Đức đánh Ba Lan, những nước nào tuyên chiến với Đức?

  1. Anh và Pháp.
  1. Anh, Pháp và Mĩ.
  1. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ.
  1. Anh, Pháp, Ba Lan, Mĩ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Sau khi Đức đánh Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.

Câu 4. Hội nghị Muy-ních được triệu tập vào thời gian nào?

  1. Ngày 29/9/1938.
  1. Ngày 28/9/1938.
  1. Ngày 20/9/1938.
  1. Ngày 30/9/1938.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Hội nghị Muy-ních được triệu tập vào ngày 29/9/1938.

Câu 5. Nước nào dưới đây không tham gia Hội nghị Muy-ních?

  1. Anh.
  1. Pháp.
  1. Liên Xô.
  1. Đức.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Hội nghị Muy-ních không có sự tham gia của Liên Xô.

Câu 6. Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính nước nào?

  1. Ba Lan.
  1. Tiệp Khắc.
  1. Italia .
  1. U-crai-na.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính nước Tiệp Khắc

Câu 7. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

  1. Đức, Liên Xô, Anh.
  1. Đức, Italia, Nhật Bản.
  1. Italia, Hunggari, Áo.
  1. Mĩ, Liên Xô, Anh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước Đức, Italia, Nhật Bản.

Câu 8. Ngày 15/8/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào trong tiến trình cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
  1. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật.
  1. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  1. Quân Đồng minh truy kích phát xít Nhật.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 9. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945], những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

  1. Anh, Pháp, Mĩ.
  1. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.
  1. Anh, Pháp, Trung Quốc.
  1. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945], những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 10. Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản?

  1. Na-gôi-a, Tô-ki-ô.
  1. Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki.
  1. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
  1. Hi-rô-si-ma, Na-gôi-a.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.

Câu 11. Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của

  1. Phe Liên minh.
  1. Phe Hiệp ước.
  1. Phe phát xít.
  1. Phe Đồng minh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.

Câu 12. Ngày 1/9/1939, diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

  1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan.
  1. Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời.
  1. Các nước Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
  1. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan.

II. Thông hiểu

Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

  1. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
  1. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  1. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
  1. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Sự kiện Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện đã đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu

Câu 14. Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ gắn với sự kiện nào?

  1. Đức đánh chiếm Pháp.

B Đức đánh chiếm Tiệp Khắc.

  1. Đức đánh chiếm Ba Lan.
  1. Đức đánh chiếm Anh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ gắn với sự kiện Đức đánh chiếm Ba Lan.

Câu 15. Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị thất bại bởi chiến thắng nào của Liên Xô?

  1. Xta-lin-grat.
  1. Mát -xcơ-va.
  1. Lê-nin-grat.
  1. Cuốc-xcơ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị thất bại bởi chiến thắng Mát -xcơ-va của Liên Xô

Câu 16. Lý do khách quan làm cho nước Đức không thể thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào Anh năm 1940 là

  1. quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu.
  1. Anh có ưu thế về không quân và hải quân.
  1. Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía đông.
  1. Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Lý do khách quan làm cho nước Đức không thể thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào Anh năm 1940 là Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.

Câu 17. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là

  1. trận Mát-xcơ-va .
  1. trận Cuốc-xcơ.
  1. trận X-ta-lin-grát.
  1. trận công phá Béc-lin.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là trận X-ta-lin-grát.

Câu 18. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ [tháng 9/1939], các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

  1. Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
  1. Chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.
  1. Ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.
  1. Khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ [tháng 9/1939], các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

Câu 19. Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. phát xít Đức tấn công Liên Xô.
  1. liên quân Anh - Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen.
  1. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát.
  1. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Câu 20. Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?

  1. Phe Trục.
  1. Phe Đồng minh.
  1. Phe Liên minh.
  1. Phe Hiệp ước.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là phe Đồng minh.

Câu 21. Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là

  1. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  1. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
  1. Tuyên ngôn Hòa bình.
  1. Tuyên ngôn Liên hợp quốc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là Tuyên ngôn Liên hợp quốc.

Câu 22. Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

  1. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn.
  1. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu.
  1. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.
  1. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa: Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu

Câu 23. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945] là gì?

  1. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.
  1. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
  1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới [1929 - 1933].
  1. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945] là: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

Câu 24. Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

  1. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
  1. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
  1. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.
  1. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.

III. Vận dụng

Câu 25. Chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động đến Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. cứu được tình thế hòa bình ở châu Âu.
  1. đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít.
  1. hạn chế quá trình dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
  1. khuyến khích các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động đến Chiến tranh thế giới thứ hai là khuyến khích các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Câu 26. Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là gì?

  1. Coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
  1. Thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ Liên Xô.
  1. Thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.
  1. Có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.

Câu 27. Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?

  1. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước Mĩ, Anh, Pháp.
  1. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
  1. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc, thực dân.
  1. Lực lượng phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở một số nước Âu - Mĩ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945]?

  1. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
  1. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
  1. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.
  1. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Chiến tranh thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.

Câu 29: Sau khi xé bỏ Hoà ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

  1. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
  1. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
  1. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
  1. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 30: Đạo luật trung lập [8-1935] của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách

  1. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít
  1. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu
  1. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
  1. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 31: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?

  1. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
  1. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
  1. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
  1. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Chủ Đề